Ngày soạn: 13/8/.                                                            Ngày dạy: 21 /8/.

Tuần 1. Tiết 1                                                                                                                         

                                                   BÀI 1

 TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ.

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Qua bài, học sinh cần:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể để phát triển tốt.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

- Nêu được cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân.

2. Kỹ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Biết đặt ra kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.

3. Thái độ: Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, giữ sức khoẻ cho bản thân.

4. Năng lực - phẩm chất.

- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.

- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên:

+ Phương tiện:

- GV: Bài tập trắc nghiệm, truyện kể về các tấm gương người thật việc thật, bài tập tình huống, ca dao, tục ngữ…. phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ.

- Tranh ảnh bài 1 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, SGK, SGV, giáo án.

2. Học sinh: Đọc truyện đọc, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.

- SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.          

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: DH nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Hoạt động khởi động :

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS về sách vở, đồ dùng học tập.

* Vào bài mới: - Cho HS q.s ảnh chơi TDTT để rèn luyện sức khỏe... GV dẫn vào bài

   Cha ông ta thường nói: " Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng...." Vậy sức khoẻ là gì? Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện việc đó bằng cách nào? Cô và các em vào bài học hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.

                                                   1

 


Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

* HĐ 1: Truyện đọc.

- PP: Đọc diễn cảm, vấn đáp.

- KT: Đặt câu hỏi.

- Gọi HS đọc truyện SGK.

? So với các bạn trong lớp Minh là cậu bé có đặc điểm gì?

? Minh có mong muốn nào ?

? Để đạt được điều đó, Minh làm gì ?

? Khi tập luyện, Minh gặp khó khăn gì?

 

? Em đã khắc phục ra sao?

? Kết quả Minh đạt được là gì ?

 

? Em có nhận xét gì về bạn Minh trong câu chuyện?

? Qua câu chuyện, em rút ra bài học nào cho bản thân mình ?

* HĐ 2: Nội dung bài học.

- PP: Đặt câu hỏi, TL, kể chuyện.

- KT: Đặt câu hỏi, T/C TL

? Theo em, sức khỏe có ý nghĩa ntn với mỗi chúng ta?

* TL nhóm: cặp đôi (2 phút)

? Chỉ ra những những biểu hiện cụ thể về vai trò của sức khỏe đối với mỗi người ?

- HS TL - HS khác NX, bổ sung.

- GV NX, chốt KT.

* GV: “ Sức khoẻ là vàng”, sức khoẻ là thứ chúng ta không thể bỏ tiền ra mua được mà nó là kết quả của quá trình tự rèn luyện, chăm sóc bản thân .

? Qua truyện đọc, em hiểu thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

 

 

 

- GV chốt NDBH 1.

? Em hãy kể những câu chuyện về tấm gương chăm sóc rèn luyện thân thể tốt mà em biết?

 

? Vì sao cần phải rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe ?

1. Truyện đọc:

                    Mùa hè kì diệu.

 

 

- Minh học sinh thấp bé nhất trong lớp.

 

- Muốn thân hình cao hơn.

- Minh đi tập bơi .

- Nhà xa bể bơi, nước vào mũi, mồm, tai.

- Người đau ê ẩm.

- Minh kiên trì luyện tập.

- KQ: Minh có thân thể rắn chắc, dáng đi nhanh nhẹn, cao hẳn lên.

-> Minh tích cực chăm sóc, rèn luyện thân thể để có sức khỏe tốt.

- Cần chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 

2. Nội dung bài học.

 

a. Khái niệm.

- Sức khỏe là vốn quý của con người.

 

 

- Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động học tập, lao động…

 

 

 

 

 

 

 

- Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể :

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ.

+ Thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để có sức khỏe tốt.

+ Tích cực phòng và chữa bệnh

* NDBH 1(sgk/4)

- VD: Bác Hồ sau thời gian tù đày khổ cực. Ra tù Bác đã tập thể dục, leo núi… để rèn luyện sức khỏe…

b. Ý nghĩa:

- Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả.

                                                   1

 


 

? Tìm ca dao, tục ngữ... đề cao việc chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể?

* TL nhóm: 6 nhóm (4 phút)

? Em đã làm gì để tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể ở nhà cũng như ở trường?

- Đại diện nhóm TL – HS khác NX.

- GV NX, chốt KT.

 

 

 

? Những việc em chưa làm được để tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể là gì ? Cách khắc phục của em?

 

- Có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc

VD: Bàn tay ta làm nên tất cả.

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

c. Cách rèn luyện.

- Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng (chú ý an toàn thực phẩm).

- Tập TDTT vào mỗi buổi sáng.

- Phòng bệnh: rửa tay trước khi ăn, nhà cửa sạch sẽ…

- Khi mắc bệnh tích cực chữa triệt để.

- Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác….

- Ăn uống chưa chú ý đến an toàn thực phẩm: ăn ở quán trên vỉa hè…

- Chưa tập thể dục…

-> Cần chú ý rèn luyện thân thể.

3. Hoạt động luyện tập.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

- PP: Vấn đáp, sắm vai, LTTH.

- KT: Đặt câu hỏi, đóng vai.

? Chọn nh÷ng biÓu hiÖn biÕt tù ch¨m sãc søc kháe ?

 

? Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, uống rượu bia?.

* Chơi trò chơi sắm vai.

- Tình huống: Mai bị chó cắn.

? Nếu là Mai, em cần phải làm gì trong tình huống này?

- HS sắm vai , lên diễn – HS khác NX.

- GV NX, tuyên dương nhóm tốt.

 

* Bài tập a.

- §¸p ¸n: a, b, c, e.

 

* Bài tập c.

- Gây ung thư phổi, các bệnh lí khác

- Ô nhiễm không khí

- Gây mất trật tự an ninh xã hội...

* Bài tập tình huống.

 

 

- Tiêm phòng.

- Theo dõi và chữa trị.

4. Hoạt động vận dụng.

? Em sẽ làm gì để chăm sóc sức khỏe cho mình và các thành viên trong gia đình?

? Nếu thấy một ai đó trong gia đình không chịu rèn luyện sức khỏe, em sẽ làm gì?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

* Tìm đọc những thông tin, chuyên mục... khuyên ta chăm sóc rèn luyện thân thể.

* Học nội dung bài học. Làm các bài tập sgk.

* Chuẩn bị bài 2: Siêng năng, kiên trì .

- Đọc và trả lời các câu hỏi trong truyện “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ”

- Tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì .

- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì .

- Lựa chọn một tình huống trong bài tập a/sgk- 6 để sắm vai diễn.

 

                                                   1

 


 

Ngày soạn:  22/8/                                                                 Ngày dạy: 30/9/                                                                                                              

Tuần 2. Tiết 2                                                                                                                        

BÀI 2:    SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

- Qua bài, học sinh cần:

 1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì, những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- Hiểu được ý nghĩa của siêng năng kiên trì.

 2. Kỹ năng:

- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.

                                                   1

 

nguon VI OLET