TUẦN: 1-2-3-4
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ: 2
HẬU GIANG TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X
Môn học/Hoạt động giáo dục: GDĐP; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Hiểu biết về quá trình hình thành vùng đất Hậu Giang; dấu vết cư trú của cộng đồng cư dân Hậu Giang thời tiền sử; dấu vết cư trú và đời sống cư dân Hậu Giang thời kì Vương quốc Phù Nam.
2.Về năng lực:
-Trình bày được quá trình hình thành vùng đất Hậu Giang;
- Trình bày được dấu vết cư trú và đời sống cư dân Hậu Giang thời kì Vương quốc Phù Nam. Nêu được dấu vết cư trú của cộng đồng cư dân Hậu Giang thời tiền sử;
- Vận dụng kiến thức lịch sử vùng đất Hậu Giang thời nguyên Thủy vào cuộc sống hiện tại và định hướng xây dựng tương lai
3.Về phẩm chất: Có hành vi thái độ sống đúng đắn, có niềm tin, tự hào về quê hương đất nước,…
II. Thiết bị dạy học và học liệu
-GV: KHBD, Bài giảng Powerpoint, Laptop,…
- HS: Sưu tầm về Lịch sử vùng đất Hậu Giang, đọc tư liệu …
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động(45 phút)
a) Mục tiêu: Định hướng nội dung chủ đề Hậu Giang thời nguyên thủy
b) Nội dung: Hậu Giang từ thời nguyên thủy đến thế kĩ X
c) Sản phẩm:Nêu bật được nội dung vấn đề- định hướng nội dung chủ đề: Hậu Giangtwf thời nguyên thủy đến thế kỉ X
d) Tổ chứcthực hiện:Đàm thoại, vấn đáp,
?Vùng đất Nam Bộ thời cổ đại, trong đó có tỉnh Hậu Giang, là địa bàn hình thành và phát triển của một vương quốc cổ mà đến nay không còn tồn tại nữa. Em có biết tên của vương quốc cổ đó không?
?Những cư dân thời cổ đại ở vùng đất Hậu Giang sinh sống như thế nào?Hiện nay, trên vùng đất Hậu Giang còn dấu tích gì về cộng đồng cư dân này hay không?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1- Vùng đất Hậu Giang thời tiền sử(45 phút)
a) Mục tiêu: Giúp HS nắm bắt được những điểm nổi bật về lịch sử vùng đất HG thời tiền sử
b)Nội dung: Trong thời kì băng hà, vùng đồng bằng Nam Bộ là một lòng chảo lớn đang trong quá trình tích tụ phù sa của sông Mê Công. Cách đây khoảng từ 2.800 đến 2.150 năm, quá trình biển thoái diễn ra mạnh mẽ, đường bờ biển đã lùi ra đến tận Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cà Mau cùng với quá trình bồi đắp mạnh của phù sa sông Mê Công, vùng đồng bằng Nam Bộ, trong đó có vùng đất Hậu Giang được hình thành. Ở miền Tây Nam Bộ, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy những dấu vết cư trú của người tiền sử ở các giồng đất cao thuộc các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và thành phố Cần Thơ ngày nay
c) Sản phẩm:Nêu bật những đặc điểm lịch sử của vùng đất HG thời tiền sử
d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh- Trực quan, thảo luận nhóm:Những điểm nổi bật về lịch sử vùng đất HG thời tiền sử
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh- thực hiện yêu cầu được giao: Xác định thời gian, địa điểm, đời sống, tinh thần của cư dân Hậu Giang thời tiền sử?
/
/

/

/
/


- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên: Thảo luận nhóm
- Báo cáo, thảo luận: sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải phápcủa giáo viên).
Trình bày- nhận xét:
Trong thời kì băng hà, vùng đồng bằng Nam Bộ là một lòng chảo lớn đang trong quá trình tích tụ phù sa của sông Mê Công. Cách đây khoảng từ 2 800 đến 2 150 năm, quá trình biển thoái diễn ra mạnh mẽ, đường bờ biển đã lùi ra đến tận Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cà Mau cùng với quá trình bồi đắp mạnh của phù sa sông Mê Công, vùng đồng bằng Nam Bộ, trong đó có vùng đất Hậu Giang được hình thành. Ở miền Tây Nam Bộ, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy những dấu vết cư trú của người tiền sử ở các giồng đất cao thuộc các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và thành
nguon VI OLET