Giáo dục quốc phòng – an ninh  Trường THPT Bà Điểm                            

BÀI: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

(PHẦN THỰC HÀNH)

 

PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hiểu được ý nghĩa của điểu lệnh đội ngũ góp phần xây dựng ý thức tổ chức kỉ luật trong học tập và rèn luyện của mỗi học sinh và lớp học.

- Nắm vững thứ tự các bước tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội, trung đội và động tác đội ngũ từng người không có súng.

2. Kỹ năng:

- Làm được động tác tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và động tác đội ngũ từng người không có súng.

- Biết vận dụng vào trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường.

3. Thái độ

Xây dựng ý thức tổ chức kỉ luật, tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường.

II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM

1. Nội dung:

- Đội hình tiểu đội

- Đội hình trung đội

2. Trọng tâm: Đội hình tiểu đội

III. THỜI GIAN

-          Tổng số tiết: 2 tiết (Tiết PPCT:1 – 2)

+ Tiết 1: Đội hình tiểu đội

+ Tiết 2: + Đội hình trung đội

     + Hội thao đánh giá kết quả

IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức:

- Lên lớp: Lấy lớp học tập để lên lớp, lấy tổ học tập để ôn luyện các động tác

           - Luyện tập: Luyện tập xoay vòng ở các tổ và rút kinh nghiệm

- Hội thao: Kiểm tra và đánh giá thi đua theo từng tổ

2. Phương pháp:

 - Giáo viên:

 Sử dụng đội mẫu đã bồi dưỡng trước

Làm mẫu động tác theo 3 bước

  + Làm nhanh khái quát động tác

  + Làm chậm có phân tích

  + Làm tổng hợp

 - Học sinh: Nghe, quan sát và nắm được các kỹ thuật của động tác

V. ĐỊA ĐIỂM

 Sân trường

VI. VẬT CHẤT

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

 

I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI 5 PHÚT

1. Chuẩn bị:

 - Giáo viên:

  + Nắm chắc các nội dung, cách thức tổ chức

  + Sơ đồ về đội hình cơ bản của tiệu đội và đội hình trung đội

 - Học sinh: Trang phục

2. Nhận lớp: Tập hợp lớp ở sân trường, lớp trưởng báo cáo sỹ số của lớp

3. Phổ biến các qui định

 - Học tập và luyện tập nghiêm túc tránh ảnh hưởng tới các lớp xung quanh

 - Quy ước luyện tập: Triển khai tập luyện theo hiệu lệnh còi

4. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện động tác quay tại chỗ

5. Phổ biến ý định giảng bài

 

II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 80 PHÚT

1. Lên lớp 20 phút

 

Nội dung

Phương pháp

Vật chất

I. ĐỘI NGŨ TIỂU ĐỘI :

1. Đội hình tiểu đội hàng ngang

* Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội hàng ngang thường dùng trong học tập, hạ mệnh lệnh khi sinh hoạt, kiểm tra…

 

- Đội hình tiểu đội hàng ngang gồm có: đội hình tiểu đội một hàng ngang, đội hình tiểu đội hai hàng ngang. Trình tự các bước tập hợp hội hình tiểu đội hàng ngang gồm các bước: tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ và giải tán (đội hình tiểu đội 2 hàng ngang không điểm số)

Bước 1: Tập hợp đội hình:

Khẩu lệnh: Tiểu đội x thành 1 (2) hàng ngang – tập hợp

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

Bước 2: Điểm số

Khẩu lệnh: Điểm số

(Khẩu lệnh không có dự lệnh chỉ có động lệnh)

Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ

Khẩu lệnh: Nhìn bên phải (trái) – thẳng

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

Bước 4: Giải tán

Khẩu lệnh: Giải tán

(Khẩu lệnh không có dự lệnh chỉ có động lệnh)

 

2. Đội hình tiểu đội hàng dọc

* Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội hàng dọc thường dùng trong hành tiến, trong đội hình tập hợp cả trung đội, đại đội khi tập trung sinh hoạt, học tập

- Đội hình tiểu đội hàng dọc gồm có: Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc, đội hình tiểu đội 2 hàng dọc

- Trình tự các bước tập hợp đội hình tiểu đội hàng dọc như sau: Tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ và giải tán (đội hình tiểu đội 2 hàng dọc không điểm số)

Bước 1: Tập hợp đội hình

Khẩu lệnh: Tiểu đội x thành 1 (2) hàng dọc – tập hợp

(khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

Bước 2: Điểm số

Khẩu lệnh: Điểm số

(Khẩu lệnh không co dự lệnh chỉ có động lệnh)

Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ

Khẩu lệnh: “Nhìn trước – thẳng”

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

Bước 4: Giải tán

Khẩu lệnh: “giải tán”

(Khẩu lệnh không có dự lệnh chỉ có động lệnh)

 

3. Tiến, lùi, qua phải, qua trái

* Ý nghĩa: Để di chuyển vị trí ở cự ly ngắn từ 5 bước trở lại và điều chỉnh đội hình được trật tự, thống nhất

a. Động tác tiến

Khẩu lệnh:”Tiến x bước – bước”

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

b. Động tác lùi

Khẩu lệnh: “Lùi x bước – bước

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

c. Động tác qua phải, qua trái

Khẩu lệnh “Qua phải (trái) x bước – bước

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

 

 

 

4. Thu đội hình, giãn đội hình

Trước khi giãn đội hình phải điểm số:

- Nếu giãn đội hình sang bên trái thì điểm số từ phải sang trái, khẩu lệnh hô “Từ phải sang trái – Điểm số”

- Nếu giãn đội hình sang bên phải thì điểm số từ trái sang phải, khẩu lệnh hô “Từ trái sang phải – Điểm số”

a. Giãn đội hình hàng ngang

Khẩu lệnh: “Giãn cách X bước, nhìn bên phải (Trái) – Thẳng”

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

b. Thu đội hình hàng ngang

Khẩu lệnh: “Về vị trí nhìn bên phải (Trái) – Thẳng”

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

c. Giãn đội hình hàng dọc

Khẩu lệnh: “Cự ly X bước nhìn trước – Thẳng”

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

d. Thu đội hình hàng dọc

Khẩu lệnh: “Về vị trí nhìn trước – Thẳng”

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

II. ĐỘI NGŨ TRUNG ĐỘI

1. Đội hình trung đội hàng ngang

* Ý nghĩa: Đội hình trung đội hang ngang dùng trong hạ mệnh lệnh, kiểm tra, huấn luyện, nói chuyện…

- Các bước tập hợp đội hình trung đội hàng ngang: Tập hợp; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán

- Khẩu lệnh: “Trung đội x thành 1 (2,3) hàng ngang – Tập hợp”

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

2. Đội hình trung đội hàng dọc

* Ý nghĩa: Đội hình  trung đội hàng dọc thường dùng để hành quân, di chuyển ở ngoài bãi tập được nhanh chóng, thuận tiện

- Các bước tập hợp đội hình trung đội hàng dọc tương tự như tập hợp đội hình trung đội hàng ngang

- Khẩu lệnh: “Trung đội x thành 1 (2,3) hàng dọc – Tập hợp”

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

 

 

GV: Nêu ý nghĩa của đội hình tiểu đội hàng ngang

- Giáo viên tóm lượt đội hình tiểu đội hàng ngang và các bước tập hợp

 

- Giáo viên:

+ Hô khẩu lệnh làm nhanh để khái quát

+ Hô khẩu lệnh, phân tích khẩu lệnh và trình tự cách thức tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán

+ Làm tổng hợp

- Học sinh: Nghe và nắm thứ tự các bước tập hợp

 

- GV: Nêu ý nghĩa của đội hình tiểu đội hàng dọc

- Giáo viên tóm lượt đội hình tiểu đội hàng dọc và các bước tập hợp

 

-Giáo viên:

+ Hô khẩu lệnh làm nhanh để khái quát

+ Hô khẩu lệnh, phân tích khẩu lệnh và trình tự cách thức tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán

+ Làm tổng hợp

- Học sinh: Nghe và nắm thứ tự các bước tập hợp

 

- GV: Nêu ý nghĩa của động tác

- GV: Giảng dạy theo 3 bước:

+ Hô khẩu lệnh làm nhanh khái quát động tác

+ Hô khẩu lệnh phân tích khẩu lệnh, phân tích các cử động của động tác

+ Làm tổng hợp

- HS: Nghe quan sát và nắm các động tác

 

- GV: Sử dụng đội hình mẫu để phân tích

- Giãn theo 3 bước:

+ Làm nhanh khái quát động tác

+ Làm chậm có phân tích

+ Làm tổng hợp

- HS: Nghe hiểu và nắm được các bước.

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Nêu ý nghĩa, sử dụng đội mẫu để phân tích

- HS: Nghe nắm được các bước tập hợp

 

Còi, đồng hồ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Còi, đồng hồ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kế hoạch luyện tập 55 phút

- Nội dung và thời gian:

 + Đội hình tiểu đội hàng, hàng dọc, tiến, lùi, qua phải, qua trái (25 phút)

 + Đội hình trung đội (20 phút)

 + Hội thao (15 phút)

- Tổ chức và phương pháp

Chia lớp học theo các tổ học tập để ôn luyện

 + Cá nhân tự nghiên cứu

 + Luyện tập theo tổ học

- Vị trí và hướng tập

Tập luyện ở sân trường, vị trí do giáo viên chọn

- Ký, tín hiệu luyện tập

 + 1 tiếng còi về vị trí tập luyện

 + 2 tiếng còi tập luyện

 + 3 tiếng còi về vị trí tập hợp 

- Người phụ trách: Giáo viên

III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG 5 PHÚT

- Giải đáp thắc mắc

- Hệ thống nội dung:

  + Đội hình tiểu đội

  + Đội hình trung đội

- Nhận xét buổi học

________________________________________________________________ 

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

 

- Kiểm tra sỹ số, vật chất, vũ khí:_____________________________________________

 

               Ngày   tháng   năm  

           Phê duyệt

 

        

 

Rút kinh nghiệm bổ sung

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

________________________________________________________________

 

BÀI: LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

(PHẦN LÝ THUYẾT)

 

PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Nắm chắc những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự. Xác định rõ trách nhiệm đối với bảo vệ Tổ Quốc, hoàn thành chương trình GDQP với kết quả tốt

2. Thái độ

- Chấp hành đầy đủ về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động giáo dục quốc phòng ở nhà trường, ở địa phương và xây dựng quân đội.

- Xây dựng niềm tự hào và truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng phục vụ trong ngạch dự bị động viên.

II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM

1. Nội dung:

- Sự cần thiết ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự

- Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự

- Trách nhiệm của học sinh

2. Trọng tâm:

- Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự

- Trách nhiệm của HS

III. THỜI GIAN

-          Tổng số tiết: 4 (Tiết PPCT: 3 – 6)

-          Tiết 3: Sự cần thiết ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự

-          Tiết 4: Những quy định chung, chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ

-          Tiết 5: Phục vụ tại ngũ trong thời bình, xử lý các vi phạm LNVQS

-          Tiết 6: Trách nhiệm của HS

IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức:

-Lên lớp: Lấy lớp học tập để lên lớp, lấy tổ học tập để thảo luận.

2. Phương pháp:

 - Giáo viên:

  + Thuyết trình

  + Phân tích nội dung

  + Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời

 - Học sinh: Nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi của giáo viên

V. ĐỊA ĐIỂM

 - Phòng học

VI. VẬT CHẤT

 - Giáo án, sách giáo khoa.

PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

 

I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI 10 PHÚT

1. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tham khảo các tài liệu có liên quan, nắm chắc các nội dung.

 - Học sinh: Đọc trước các nội dung, tìm hiểu thêm thông tin có liên quan.

2. Nhận lớp:

 - Lớp tập trung trong phòng học.

 - HS mặc đồng phúc thể thao, mang giầy.

3. Phổ biến các qui định

 Học tập: Tích cực tham gia xây dựng bài, trả lời câu hỏi của giáo viên.

 Kỷ luật: Học tập nghiêm túc, trật tự tránh làm ảnh hướng tới các lớp.

4. Kiểm tra bài cũ:

 Nêu ý nghĩa của đội hình tiểu đội hàng dọc, hàng ngang?

 Nêu ý nghĩa của trung đội hàng dọc, hàng ngang?

5. Phổ biến ý định giảng bài

 - Tên bài

 - Nội dung tiêu đề từ nội dung I đến nội dung IV của ý định giảng bài

II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 160 PHÚT

Nội dung

Phương pháp

Vật chất

I. Sự cần thiết ban hành LuậtNghĩa vụ quân sự

1. Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân

2. Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và tạo điều kiện cho nhân dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

3. Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

 

 

 

 

 

II. Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự

1. Giới thiệu khái quát về luật

Cấu trúc của luật gồm: Lời nói đầu, 11 chương, 71 điều

 

2. Nội dung cơ bản của Luật NVQS năm 2005

a. Những quy định chung

- Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị có nghĩa vụ:

+ Tuyết đối trung thành với tổ quốc, ND và nhà nước CHXHCNVN, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu hi sinh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN và hoàn thành mọi nhiện vụ được giao.

+ Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng, tài sản của ND

+ Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, điều lệnh, điều lệ của QĐ

+ Ra sức học tập chính trị, quân sư, văn hóa, kỹ thuật, rèn luyện tính tổ chức, kỉ lụât và thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu

- Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện có quyền và nghĩa vụ của công dân được qui định trong hiến pháp và pháp luật

- Công dân nam giới không phân biệt thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nơi cư trú, có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong QĐNDVN.

- Đối với những công dân trong thời kỳ bị pháp luật hoặc tòa án tước quyền phục vụ trong các LLVT, công dân đang bị giam giữ thì không được làm NVQS.

- Đối với công dân nữ có chuyên môn kỹ thuật cần cho quân đội nếu tự nguyện đăng kí NVQS sẽ được gọi tập trung huấn luyện để phục tại ngũ trong thời bình. Trong thời chiến công dân nữ có thể gọi nhập ngũ và đảm nhiệm với các công tác thích hợp như: quân y, hậu cần…

b. Chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ

- Huấn luyện quân sự phổ thông

- Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thụât cho quân đội

- Đăng ký NVQS và kiểm tra sức khỏe đối với công dân nam đủ 17 tuổi

c. Phục vụ tại ngũ trong thời bình

* Độ tuổi gọi nhập ngũ:

Công dân nam từ đủ 18 – hết 25 tuổi (tính theo ngày tháng năm sinh)

- Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình

+ Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ là 18 tháng

+ Đối với hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là 24 tháng

* Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

+ Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của LNVQS hiện hành, hoặc đang học tập tại các trường quân đội và các trường ngoài quân đội theo kế hoạch của bộ quốc phòng.

+ Học sinh, sinh viên đang học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định.

+ Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo 12 tháng trở lên.

+ Học sinh, sinh viên thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ nêu trên chỉ được miễn gọi nhập ngũ trong một khóa đào tạo tập trung đầu tiên, nếu tiếp tục học tập ở các khóa khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

*Những học sinh, sinh viên sau đây không thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình

- Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài các quy định nêu trên

- Đang học nhưng do vi phạm kỉ luật đã bị đuổi học, buộc thôi học

- Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 12 tháng trở lên

- Hết thời hạn học tập tại trường một khóa học

*Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

+ Con của liệt sĩ, con của thương binh, bệnh binh hạng một

+ Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ

+ Một con trai của thương binh hạng hai.

+ Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đã phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên do chính phủ quy định.

* Chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ:

+ Được đảm bảo cung cấp kịp thời về lương thực, thực phẩm, quân trang thuốc phòng, chữa bệnh, chỗ ở, phụ cấp hàng tháng và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội theo tiêu chuẩn, định lượng do chính phủ quy định.

+ Từ năm thứ 2 trở đi mỗi năm được nghỉ phép. Từ tháng 19 trở đi được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng; từ tháng 25 trở đi được hưởng thêm 350% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng. Được tính nhân khẩu ở gia đình khi gia đình được cấp, hoặc điều chỉnh nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác. Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác.

+ Hạ sĩ quan và binh sĩ khi xuất ngũ được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, được hưởng trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm do chính phủ quy định.

+ Hạ sĩ quan và binh sĩ trước khi nhập ngũ làm việc ở các cơ quan, cơ sở kinh tế nào thì cơ quan, cơ sở kinh tế đó có trách nhiệm tiếp nhận lại.

+ Hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ tại ngũ đủ thời hạn hoặc trên hạn định, khi xuất ngũ về địa phương được chính quyền các cấp giải quyết ưu tiên trong tuyển sinh, tuyển dụng hoặc sắp xếp việc làm.

+ Hạ sĩ quan và binh sĩ trước lúc gọi nhập ngũ có giấy gọi nhập học ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì khi xuất ngũ được vào học ở các trường đó.

+ Hạ sĩ quan và binh sĩ, dự bị nếu bị thương, bị bệnh hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của nhà nước.

*Quyền lợi của gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ

- Bố, mẹ, vợ và con được hưởng chế độ phụ cấp khó khăn đột xuất theo chính sách chung của nhà nước.

- Thân nhân của hạ sĩ quan và binh sĩ được khám bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc

- Con gửi nhà trẻ, học tại các trường mẫu giáo, trường phổ thông của Nhà nước được miễn học phí và tiền đóng góp xây dựng trường.

d. Xử lý các vi phạm luật NVQS

 Bất kể ai vi phạm luật NVQS đều bị xử lí theo pháp luật tùy theo mức độ vi phạm nhẹ hay nặng mà xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự

III. Trách nhiệm học sinh trong việc chấp hành Luật NVQS:

1. Học tập quân sự chính trị, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức

-  Có thái độ nghiêm túc trách nhiệm đầy đủ trong học tập rèn luyện phấn đấu đạt kết  quả theo yêu cầu đề ra

- Vận dụng kết quả học tập đưa vào việc xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể có kỉ luật, văn minh trong nhà trường và ngoài XH, chấp hành đầy đủ những quy định của luật nghĩa vụ quân sự trong thời gian học tập tại nhà trường như đăng kí nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khỏe khám tuyển, nhập ngũ.

2. Chấp hành những qui định về đăng ký NVQS

- Đăng kí nghĩa vụ quân sự được tiến hành tại nơi cư trú của công dân do ban chỉ huy quân sự cấp xã (phường) và ban chỉ huy quân sự cấp huyện (quận) chịu trách nhiệm.

- Khi đăng kí nghĩa vụ quân sự phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định.

3. Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe

- Việc kiểm tra sức khỏe cho những người đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu (tuổi 17) do cơ quan quân sự Quận, Huyện phụ trách

- Việc khám sức khỏe cho những người trong diện được gọi nhập ngũ do hội đồng khám sức khỏe Quận, Huyện phụ trách

- Trách nhiệm của HS

+ Đi kiểm tra và khám sức khỏe theo giấy gọi của ban chỉ huy quân sự Quận, Huyện, nơi cư trú

+ Kiểm tra sức khỏe khi 17 tuổi để kiểm tra thể lực, phát hiện những bệnh tật và hướng dẫn công dân phòng bệnh, chữa bệnh để giữ vững và nâng cao sức khỏe chuẩn bị cho việc nhập ngũ.

+ Đi kiểm tra và khám sức khỏe đúng thời gian, địa điểm theo qui định trong giấy gọi, trong lúc kiểm tra, khám sức khỏe, phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thủ tục ở phòng khám

4. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ

Phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ, nếu có lí do chính đáng không thể đến đúng thời gian địa điểm thì phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) nơi cư trú

 

- Giáo viên:

+ Thuyết trình

+ Diễn giải

+ Nêu câu hỏi

+ Gọi HS trả lời

+ Diễn giải dẫn chứng các nội dung

- Học sinh:

+Nghe, ghi chép

+ Trả lời câu hỏi của giáo viên

 

-GV giới thiệu sơ lượt cho HS nắm

- HS nghe, hiểu

 

- Giáo viên:

+ Thuyết trình

+ Diễn giải

+ Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời

- Học sinh:

+ Nghe, ghi chép

+ Trả lời câu hỏi của giáo viên

+ Phát biểu ý kiến xây dựng bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Thuyết trình, dẫn chứng, nêu câu hỏi gọi HS trả lời

- HS: Ghi chép, trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV nêu, dẫn chứng các hình thức vi phạm và hình thức xử lý

- HS: Nghe, ghi chép, phát biểu ý kiến

 

 

- Giáo viên:

+ Thuyết trình

+ Diễn giải

+ Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời

- Học sinh:

+ Nghe, ghi chép

+ Trả lời câu hỏi của giáo viên

+ Phát biểu ý kiến xây dựng bài

 

 

 

- Giáo án, sách giáo khoa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo án, sách giáo khoa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo án, sách giáo khoa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo án, sách giáo khoa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG 10 PHÚT

- Giải đáp thắc mắc

- Hệ thống nội dung

 + Sự cần thiết ban hành LNVQSNội dung cơ bản của LNVQS – Phục vụ tại ngũ trong thời bìnhTrách nhiệm của HS

- Cho câu hỏi để học sinh ôn tập:

1. Độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng kí NVQS?

2. Những trường hợp nào được miễn gọi nhập ngũ và hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình?

3. Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ?

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện LNVQS nói chung và đăng kí NVQS nói riêng.

- Nhận xét buổi học:

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

- Kiểm tra sỹ số, vật chất:___________________________________________________

            Ngày    tháng   năm                                                                                                                                          Phê duyệt

 

                  

BÀI: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

 

PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm, sự hình thành, các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia

- Biết được cách xác định đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất

- Quán triệt các quan điểm của Đảng, nhà nước về xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia

2. Thái độ

Xác định đúng thái độ, trách nhiệm của công dân và bản thân trong xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia

II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM

1. Nội dung:

- Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia

- Biên giới quốc gia

- Bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCNVN

2. Trọng tâm:

- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

- Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam

- Nội dung cơ bản về bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCNVN; Trách nhiệm của mỗi công dân trong quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.

III. THỜI GIAN

- Tổng số tiết: 4 (Tiết PPCT: 7 - 10)

- Tiết 7: Lãnh thổ quốc gia, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nội dung chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia

- Tiết 8: Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam

- Tiết 9: Một số quan điểm của Đảng và nhà nước CHXHCNVN về bảo vệ biên giới quốc gia. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia

- Tiết 10: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí

IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức:

-Lên lớp: Lấy lớp học để lên lớp, lấy tổ học tập để thảo luận

2. Phương pháp:

- Giáo viên:

 + Thuyết trình

 + Diễn giải

 + Nêu câu hỏi gọi HS trả lời

 + Nêu vấn đề để thảo luận

- Học sinh:

 + Nghe, hiểu và ghi chép các nội dung

 + Trả lời câu hỏi của giáo viên

 + Tham gia thảo luận tích cực 

V. ĐỊA ĐIỂM

 - Phòng học

VI. VẬT CHẤT

 - Giáo án, sách giáo khoa.

 

 

 

 

PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

 

I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI 10 PHÚT

1. Chuẩn bị:

- Giáo viên:

 + Nắm chắc các nội dung trong quá trình giảng, định hướng, hướng dẫn HS tiếp cận nắm vững nội dung bài học

 + Tham khảo thêm các tài liệu khác có liên quan đến bài giảng

- Học sinh:

 + Ôn tập kiến thức bài trước

 + Tham khảo trước nội dung bài học

2. Nhận lớp:

- Lớp tập trung trong phòng học

- HS mặc đồ đồng phục, mang giầy thể thao

3. Phổ biến các qui định

Học tập: Tích cực tham gia xây dựng bài, trả lời câu hỏi của giáo viên

 Kỷ luật: Học tập nghiêm túc, trật tự tránh làm ảnh hướng tới các lớp

4. Kiểm tra bài cũ:

- Những đối tượng nào được miễn gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình?

- Những công dân nào được gọi nhập ngũ trong thời bình?

- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì?

- Xác định biên giới quốc gia trên đất liền?

5. Phổ biến ý định giảng bài

 - Tên bài

 - Nội dung tiêu đề từ nội dung I đến nội dung IV của ý định giảng bài

II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 180 PHÚT

 

Nội dung

Phương pháp

Vật chất

I. Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia

1. Lãnh thổ quốc gia

a. Khái niệm:

 Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc gia nhất định.

b. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.

- Vùng đất: Vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (Kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ)

- Vùng nước: Là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia.

* Dựa vào vị trí, tính chất riêng của từng vùng người ta thường chia các vùng nước thành các thành phần.

 + Vùng nước nội địa

 + Vùng nước biên giới

 + Vùng nội thủy

 + Vùng nước lãnh hải

- Vùng lòng đất: Là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia.

- Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia

- Vùng lãnh thổ đặc biệt: Ngoài các vùng lãnh thổ nói trên, các tàu thuyền, các phương tiện bay mang cờ hoặc mang dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia, các công trình nhân tạo, các thiết bị, hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm,…hoạt động nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của các quốc gia như vùng biển quốc tế, vùng nam cực, khoảng không vũ trụ,….cũng được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia.

2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

a. Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

 Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình

b. Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

- Quốc gia có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, XH phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp, áp đặt dười bất kì hình thức nào từ bên ngoài.

- Quốc gia có quyền tự do trong việc lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế, XH phù hợp với đặc điểm quốc gia. Các quốc gia khác và các tổ chức khác có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn đó.

- Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia.

- Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình.

- Quốc gia thực hiện quyền tài phán (quyền xét xử) đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (trừ những trường hợp quốc gia, hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên có quy định khác)

- Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp, có quyền điều chỉnh, kiểm soát các hoạt động của công ty đa quốc gia, sở hữu cả người nước ngoài cũng như hoạt động của các tổ chức tương tự, kể cả trường hợp quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu tài sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài có bồi thường hoặc không bồi thường.

- Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh thổ quốc gia theo những nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế; có quyền định sử dụng thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó.

II. Biên giới quốc gia

1. Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam

 Cùng với việc hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần cũng hoàn thiện về biên giới đất liền và biên giới đường biển.

2. Khái niệm biên giới quốc gia

a. Khái niệm.

 Các nước trên thế giới có khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung điều thể hiện 2 dấu hiệu đặc trưng:

- Biên giới quốc gia là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia.

- Biên giới quốc gia xác định chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ (vùng đất, vùng nước, vùng trời, lòng đất)

 Biên giới quốc gia CHXHCNVN được quy định như sau: “Biên giới quốc gia nước CHXHCNVN là đường và mặt phẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo hoàng sa và trường sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước CHXHCNVN”

b. Các bộ phận của biên giới quốc gia

 Có 4 bộ phận của biên giới quốc gia:

- Biên giới quốc gia trên đất liền

- Biên giới quốc gia trên biển: Có 2 phần

 + Một phần là đường phân định nội thủy, lãnh hải giữa các nước có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau. Đường này được xác định bởi các điều ước giữa các nước hữu quan.

 + Một phần là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải để phân cách với các vùng biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển; đường này do luật của quốc gia ven biển quy định.

- Biên giới  lòng đất của quốc  gia

- Biên giới  trên không:  Có 2 phần

 + Phần thứ nhất, là biên giới bên sườn được xác định bằng mặt phẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển của quốc gia lên không trung.

 + Phần thứ 2 là phần biên giới trên cao để phân định ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia và khoảng không gian vũ trụ phía trên.

3. Xác định biên giới quốc gia Việt Nam

a. Nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia.

- Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết, hoặc gia nhập, hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.

- Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều tiến hành xác định biên giới bằng hai cách cơ bản:

 + Thứ nhất: Đàm phán trực tiếp để đi đến ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới hoặc sử dụng một cơ quan tài phán hay trọng tài quốc tế để phán quyết việc giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ

 + Thứ hai: Đối với biên giới giáp với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, nhà nước tự quy định biên giới trên biển phù hợp với các quy định công ước của liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

b. Cách xác định biên giới quốc gia

- Xác định biên giới quốc gia trên đất liền: Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc giới.

* Nguyên tắc chung hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền bao gồm:

 +Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm (tọa độ, điểm cao), đường (đường thẳng, đường sống núi, đường cái, đường mòn), vật chuẩn (cù lao, bãi bồi)

 +Biên giới quốc gia trên sông, suối được xác định

 Trên sông mà tàu thuyền đi lại được biên giới được xác định theo giữa lạch của sông hoặc lạch chính giữa của sông.

 Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì biên giới theo giữa sông, suối đó. Trường hợp sông, suối đổi dòng thì biên giới vẫn giữ nguyên.

 Biên giới trên cầu bắc qua sông, suối được xác định chính giữa cầu, không kể biên giới dưới sông, suối thế nào.

* Khi biên giới đã được xác định, cần có các biện pháp và phương pháp cố định biên giới đó, nghĩa là giữ cho biên giới luôn ở vị trí đã xác định, làm cho tất cả mọi người có thể nhận biết rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ, duy trì kiểm soát biệc chấp hành các luật lệ và quy định về biên giới. Trên thế giới sử dụng 3 phương pháp để cố định đường biên giới.

 + Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới

 + Đặt mốc quốc giới

 + Dùng đường phát quang

Việt Nam hiện nay mới dùng 2 phương pháp đầu, vì điều kiện, địa hình, khí hậu khó có thể làm đường phát quang.

 @. Vậy việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền thực hiện theo 3 giai đoạn:

+ Hoạch định biên giới bằng điều ước quốc tế

+ Phân giới trên thực địa (xác định đường biên giới)

+ Cắm mốc quốc giới để cố định đường biên giới.

- Xác định biên giới quốc gia trên biển:

 Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo Việt Nam được xác định bằng pháp luật Việt Nam phù hợp với công ước năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa CHXHCNVN với các quốc gia hữu quan. Nếu các vùng biển Việt Nam có vùng chồng lấn với các nước hữu quan thì phải thông qua đàm phán để xác định bằng điều ước quốc tế.

- Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất

 Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt phẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

- Xác định biên giới trên không:

 Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

III. Bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCNVN

1. Một số quan điểm của Đảng và nhà nước CHXHCNVN về bảo vệ biên giới quốc gia

 a. Biên giới quốc gia nước CHXHCNVN là thiêng liêng, bất khả xâm phạm

 b. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân

c. Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới

d. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình.

e. Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt để quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia thực sự vững mạnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng cao, có quân số và tổ chức hợp lí.

2. Nội dung cơ bản xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCNVN

a.Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.

Biên giới là bờ cõi, là tuyến đầu của tổ quốc và là cửa ngõ để giao lưu giữa các quốc gia. Khu vực biên giới là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia.

b. Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia

- Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia

- Quản lí, bảo vệ đường biên giới quốc gia,  hệ thống dấu hiệu mốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ, biên giới, vượt biên, vượt biển và các vi phạm khác xảy ra ở khu vực biên giới

- Xây dựng khu vực biên giới quốc gia vững mạnh toàn diện:

 Để quản lí, bảo vệ tốt biên giới quốc gia phải xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt

 + Về chính trị

 + Về kinh tế – XH

 + Vế quốc phòng và an ninh

- Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia.

- Vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới, biển, đảo của tổ quốc.

c. Trách nhiệm của công dân

- Để thực hiện trách nhiệm của mình, trước hết công dân phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bão vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của nhà nước, trước hết là thực hiện nghiêm Luật Quốc phòng, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật biên giới; tuyệt đối trung thành với tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nghĩa vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao; cảnh giác với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

- HS phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

 

 

- Giáo viên:

+ Thuyết trình

- Học sinh:

+ Nghe, ghi chép nội dung

 

GV:

- Thuyết trình

- Diễn giải, chứng minh nội dung

- Đặt vấn đề để thảo luận

- Tổng kết nội dung thảo luận

 

 

HS:

- Nghe, ghi chép các nội dung

- Tham gia thảo luận tích cực để xây dựng bài

 

 

 

 

 

 

 

GV:

- Thuyết trình

- Diễn giải, chứng minh nội dung

- Nêu câu hỏi gọi HS trả lời

- Nêu vấn đề để thảo luận

- Tổng kết nội dung thảo luận

HS:

- Nghe, ghi chép các nội dung

- Trả lời câu hỏi

- Tham gia thảo luận tích cực để xây dựng bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV:

- Thuyết trình

- Diễn giải, chứng minh nội dung

- Nêu câu hỏi gọi HS trả lời

- Đặt vấn đề để thảo luận

- Tổng kết nội dung thảo luận

HS:

- Nghe, ghi chép các nội dung

- Trả lời câu hỏi của giáo viên

- Tham gia thảo luận tích cực để xây dựng bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV

- Thuyết trình

- Diễn giải, chứng minh nội dung

- Nêu câu hỏi gọi HS trả lời

- Đặt vấn đề để thảo luận

- Tổng kết nội dung thảo luận

HS:

- Nghe, ghi chép các nội dung

- Trả lời câu hỏi của giáo viên

- Tham gia thảo luận tích cực để xây dựng bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo án, sách giáo khoa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo án, sách giáo khoa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo án, sách giáo khoa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo án, sách giáo khoa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo án, sách giáo khoa.

III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG 10 PHÚT

- Giải đáp thắc mắc

- Hệ thống nội dung toàn bài

- Cho câu hỏi để học sinh ôn tập

1. Trình bài khái niệm lãnh thổ quốc gia, các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia?

2. Khái niệm và nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia?

3. Trách nhiệm của công dân trong xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia?

- Nhận xét buổi học

- Kiểm tra sỹ số, vật chất

                   Ngày    tháng    năm 

                Phê duyệt 

 

 

 

 

BÀI: GIỚI THIỆU SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC

(PHẦN LÝ THUYẾT)

 

PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

Nhận biết được súng tiểu liên AK và súng trường CKC

Biết tính năng, cấu tạo, nguyên lí chuyển động của súng

2. Thái độ

Biết yêu quý, giữ gìn, bảo quản súng

II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM

1. Nội dung:

- Súng tiểu liên AK

- Súng trường CKC

- Cấu tạo đạn K56

- Quy tắc sử dụng và bảo quản súng, đạn

2. Trọng tâm:

Súng tiểu liên AK và súng trường CKC

III. THỜI GIAN

- Tổng số tiết: 3 (Tiết PPCT: 11 13)

- Tiết 11: Mục I súng tiểu liên AK

- Tiết 12: Mục II súng tiểu liên AK

- Tiết 13: Mục III Quy tắc sử dụng và bảo quản súng, đạn

IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức:

-Lên lớp: Lấy lớp học để lên lớp, lấy tổ học tập để thảo luận

2. Phương pháp:

- Giáo viên:

 + Thuyết trình

 + Giải thích chứng minh

 + Nêu câu hỏi gọi HS trả lời

- Học sinh:

- Nghe, ghi chép các nội dung

- Trả lời câu hỏi của GV

V. ĐỊA ĐIỂM

- Phòng học

VI. VẬT CHẤT

 Súng tiểu liên AK

 Mô hình đường đạn

 Laptop, máy chiếu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

 

I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI 15 PHÚT

1. Chuẩn bị:

- Giáo viên:

 + Súng tiểu liên AK

 + Kiểm tra số lượng và chất lượng của súng

 + Nêu câu hỏi gọi HS trả lời

- Học sinh:

 + Ghi chép các nội dung

 + Trả lời câu hỏi của giáo viên

2. Nhận lớp:

 + Lớp tập trung trong phòng học

 + HS mặc đồ đồng phục thể thao

3. Phổ biến các qui định

Học tập: Tích cực tham gia xây dựng bài, trả lời câu hỏi của giáo viên

 Kỷ luật: Học tập nghiêm túc, trật tự tránh làm ảnh hướng tới các lớp

4. Kiểm tra bài cũ:

 + Khái niệm lãnh thổ quốc gia

 + Một số quan điểm của Đảng về bảo vệ biên giới quốc gia

5. Phổ biến ý định giảng bài

 - Tên bài

 - Nội dung tiêu đề từ nội dung I đến nội dung IV của ý định giảng bài

II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 110 PHÚT

 

Nội dung

Phương pháp

Vật chất

I. SÚNG TIỂU LIÊN AK

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu

- Súng bắn được cả liên thanh và phát một. Súng trang bị cho từng người sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch, súng có lê để đánh gần

- Súng sử dụng đạn kiểu 1943 do liên bang Nga, hoặc đạn kiểu 1956 do Trung Quốc và một số nước sản xuất (gọi tắc là K56)

 + Đạn K56 có các loại đạn: đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm là 800m; AK cải tiến là 1.000m

- Tầm bắn hiệu quả là 400m; hỏa lực tập trung là 800m; bắn máy bay và quân dù: 500m

- Tầm bắn thẳng: Mục tiêu cao 0,5m: 350m; mục tiêu cao 1,5m: 525m

- Tốc độ đầu của đầu đạn: AK là 710m/s; Ak cải tiến là 715m/s

- Tốc độ bắn: lí thuyết 600 phát/ phút; chiến đấu  40 phát/ phút khi bắn phát một, 100 phát/ phút khi bắn liên thanh

- Khối lượng của súng là 3,8kg; AKM là 3,1kg; AKMS là 3,3kg. Khi đủ đạn khối lượng tăng 0,5kg.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cấu tạo của súng

Súng tiểu liên AK gồm 11 bộ phận chính

- Nòng súng

- Bộ phận ngắm (Đầu ngắm và thước ngắm)

- Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng

- Bệ khóa nòng và thoi đẩy

- Khóa nòng

- Bộ phận cò

- Bộ phận đẩy về

- Ống dẫn thoi và ốp lót tay

- Báng súng và tay cầm

- Hộp tiếp đạn

- Lê

4. Sơ lược sự chuyển động của súng khi bắn

- Gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, kéo tay kéo bệ khóa nòng về sau.

- Thả tay kéo bệ khóa nòng, lò xo đẩy về bung ra đẩy bệ khóa nòng về trước. Mấu đẩy đạn đẩy viên đạn thứ nhất vào buồng đạn. Hai tay chứa khớp vào ổ chứa tai khóa thành thế đóng khóa

- Bóp cò, ngoàm giữ búa rời khỏi tai búa, búa nhờ tác dụng của lò xo đập vào đuôi kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng, thuốc phóng cháy sinh ra áp lực đẩy đầu đạn vận động. Khi đầu đạn qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc phụt vào lỗ truyền khí thuốc đẩy vào mặt thoi đẩy bệ khóa nòng lùi, mở khóa nòng. Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn gặp mấu hất vỏ đạn, hất vỏ đạn ra ngoài, mấu giương búa đè búa ngã về sau, lo xo đẩy bị ép lại. Khi bệ khóa nòng và khóa nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về giãn ra đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng về trước, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khóa nòng súng, tay vẫn bóp cò, ngoàm giữ búa ở phía trước nên búa không bị giữ lại khi đầu lẫy bảo hiểm rời khỏi khấc đuôi búa, búa lại tiếp tục đập vào kim hỏa làm đạn nổ. Cứ như vậy, mọi hoạt động được lặp lại cho đến khi hết đạn.

- Nếu còn đạn thả cò ra, ngoàm giữ búa ngả về sau mắc vào tai búa giữ búa ở thế giương.

- Nếu cần định cách bắn về vị trí bắn phát một, thì khi bóp cò chỉ một viên đạn nổ, muốn bắn tiếp phải thả tay cò ra, rồi bóp cò đạn tiếp tục nổ.

II. SÚNG TRƯỜNG CKC

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu

- Súng chỉ bắn được phát một, trang bị cho từng người sử dụng dùng hỏa lực để tiêu diệt sinh lực địch, súng có lê đánh gần.

- Súng trường CKC sử dụng đạn kiểu 1943 do liên ban Nga, hoặc kiêu 1956 do Trung Quốc và một số nước sản xuất. Hộp tiếp đạn chứa 10 viên.

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm là 1.000m

- Tầm bắn hiệu quả là 400m. Hỏa lực tập trung là 800m.  Bắm máy bay và quân dù 500m

- Tầm bắn thẳng: Mục tiêu cao 0,5m: 350m; mục tiêu cao 1,5m: 525m

- Tốc độ đầu của đầu đạn: 735m/s

- Tốc độ bắn chiến đấu: từ 35 đến 40 phát/ phút

- Khối lượng của súng là: 3,75kg; có đủ đạn là 3,9kg

2. Cấu tạo của súng

Súng trường CKC có 12 bộ phận

- Nòng súng

- Bộ phận ngắm

- Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng

- Bệ khóa nòng

- Bộ phận cò

- Bộ phận đẩy về

- Thoi đẩy, cần đẩy và lò xo cần đẩy

- Ống dẫn thoi và ốp lót tay

- Báng súng

- Hộp tiếp đạn; lê

*.Sơ lược sự chuyển động của súng

 Mở khóa an toàn, lên đạn, bóp cò, mặt búa đập vào đuôi kim hỏa, kim hỏa lao về trước, đầu kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy thuốc phóng. Thuốc phóng cháy tạo áp suất lớn đẩy đầu đạn vận động trong nòng súng. Khi đầu đạn vừa trượt qua lỗ trích khí thuốc qua khâu truyền khí thuốc, đập vào mặt thoi đẩy, đẩy thoi đẩy, cần đẩy lùi về sau. Cần đẩy lùi ép lò xo cần đẩy lại, đuôi cần đẩy đập vào mặt nòng ở thế mở. Khóa nòng lùi móc đạn kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn, gập mấu hất vỏ đạn, vỏ đạn bị hất qua cửa thoát vỏ đạn ra ngoài. Bùa ngã về sau, lo xo đẩy về bị ép lại. Khi bệ khóa nòng và khóa nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về bị giãn ra đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khóa nòng, búa ở thế giương, súng ở tư thế sẵn sàng bắn.

 Tay vẫn bóp cò (giữ cò) cần lẫy cò vẫn nằm dưới lẫy cò, lẫy cò vẫn chẹn vào dưới mấu đuôi búa nên búa không đập về phía trước được.

Muốn bắn tiếp theo phải buông tay bóp cò ra, cần lẫy cò lùi về sau và nâng lên đối chiếu với mặt tì lẫy cò. Bóp cò tiếp búa lại đập vào kim hỏa làm đạn nổ và cứ như thế bắn cho đến khi hết đạn ở hộp tiếp đạn

3. Cấu tạo đạn K56

a. Vỏ đạn:

- Tác dụng: Để liên kết các bộ phận khác của viên đạn; chứa và bảo vệ thuốc phóng, hạt lửa; bịt kín buồng đạn, không cho khí thuốc phụt ra sau khi bắn; định vị khi đạn nạp vào buồng đạn

- Cấu tạo: Vỏ đạn gồm thân để chứa thuốc phóng, cổ vỏ đạn, gờ đáy vỏ đạn, đáy vỏ đạn có lỗ chứa hạt lửa và lỗ thông lửa, vỏ đạn cấu tạo bằng thép mạ đồng

b. Hạt lửa

- Tác dụng: Hạt lửa để phát lửa đốt cháy thuốc phóng

- Cấu tạo: Gồm vỏ và thuốc mồi

c. Thuốc phóng

- Tác dụng: Thuốc phóng để sinh ra áp lực khí thuốc đẩy đầu đạn vận động

- Cấu tạo: Thuốc phóng là loại thuốc không khói với hình dáng là hạt nhỏ, từng phiếm mỏng hoặc hình trụ

d.  Đầu dạn

- Tác dụng: Đầu đạn để sát thương, tiêu diệt các mục tiêu, làm hư hỏng, đốt cháy hay phá hủy các phương tiện chiến tranh; bịt kính phía trước nòng súng không cho khí thuốc lọt ra nngoài.

- Các loại đầu đạn:

 + Đầu đạn thường

 + Đầu đạn vạch đường

 + Đầu đạn xuyên cháy

 + Đầu đạn cháy

III. QUY TẮC SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ SÚNG ĐẠN

1. Quy tắc s dụng súng, đạn

- Khi mượn súng để luyện tập phải có giáo viên phụ trách, không để học sinh tự ý mượn súng

- Phải khám súng ngay khi mượn súng, khám súng phải thực hiện đúng đông tác và đúng quy định.

- Cấm sử dụng súng để đùa ngịch hoặc chỉa súng vào người khác mà bóp cò.

- Chỉ được tháo, lắp hoặc sử dụng súng khi có lệnh của giáo viên.

- Cấm để đạn thật lẫn với đạn huấn luyện. Khi huấn luyện không được dùng đạn thật để làm động tác mẫu.

- Khi bắn đạn thật phải chấp hành đúng các quy định bảo đảm an toàn. Bắn xong phải lau chùi súng theo chế độ bảo quản súng.

2. Quy định lau chùi bảo quản súng.

- Súng, đạn phải để nơi khô ráo, sạch sẽ, không để bụi bẩn, nước, nắng hắt vào, không để súng, đạn gần những nơi dễ gây gỉ như nuối, axít…

- Không được làm rơi súng, đạn; không được sử dụng làm gậy chống đòn khiêng hoặc hay đòn gánh, không ngồi lên súng hoặc tháo các bộ phận của súng để ngồi, đùa nghịch,…. Chỉ được vận chuyển súng, đạn khi đã được bao gói cẩn thận

- Hằng ngày khi học tập, công tác phải lau sạch bụi bận bên ngoài súng. Hằng tuần phải tháo, lắp thông thường để lau chùi, bôi dầu súng, chú ý không bôi dầu mỡ vào các bộ phận bằng gỗ, da ở súng, không bôi dầu cho đạn

 Phải thường xuyên kiểm tra, lau chùi bảo quản súng, đạn theo chế độ quy định, thấy súng, đạn mất mát phải báo ngay cho người có trách nhiệm.

 

- Giáo viên:

+ Giới thiệu bài học

+ Giới thiệu súng tiểu liên AK

+ Thuyết trình

+ Cho xem súng thật, mô hình để phân tích làm rõ các khái niệm

+ Nêu câu hỏi gọi HS trả lời

- Học sinh:

+ Quan sát, ghi chép

+ Trả lời câu hỏi

Tầm bắn hiệu quả?

Hỏa lực tập trung?

Tầm bắng thẳng?

Tốc độ bắn chiến đấu?

 

- Cấu tạo của súng gồm mấy bộ phận?

Tác dụng của các bộ phận?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Thuyết trình, giải thích cho HS nắm được

HS: Nghe, hiểu, ghi chép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bước thực hiện như súng tiểu liên AK

 

Em hãy nêu các tính năng chiến đấu của súng CKC?

 

 

Tập trung làm rõ những điểm khác với súng tiểu liên AK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Em hãy khái quát lại sơ lượt sự chuyển động của súng CKC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vỏ đạn được tạo bằng gì?

 

 

 

 

 

Tác dụng của hạt lửa?

 

 

 

 

 

Tác dụng đầu đạn?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Trình bày và làm rõ từng các quy tắc sử dụng súng đạn

 

 

 

 

 

 

- GV: Phân tích, làm rõ từng nội dung để học sinh nắm

 

 

- Súng tiểu liên AK

- Mô hình đường đạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Súng tiểu liên Ak

 

 

 

 

 

 

 

 

Súng tiểu liên AK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG 10 PHÚT

- Giải đáp thắc mắc

- Hệ thống nội dung

 + Súng tiểu liên AK

 + Súng trường CKC

 + Quy tắc sử dụng và bảo quản súng, đạn

- Cho câu hỏi để học sinh ôn tập

1. Nêu tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo của súng tiểu liên AK?

2. Hãy so sánh tính năng chiến đấu của súng tiểu liên AK và súng trường CKC?

3. Nêu các quy tắc giữ gìn, bảo quản súng và đạn?

- Nhận xét buổi học

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

 

- Kiểm tra sỹ số, vật chất:___________________________________________________

 

               Ngày    tháng   năm  

            Phê duyệt                              

Rút kinh nghiệm bổ sung

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

 

KIỂM TRA 1 TIẾT

 

PHẦN 1: Ý ĐỊNH KIỂM TRA

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Đánh giá khả năng nhận thức của HS qua các chương đã học

2. Thái độ

Kiểm tra nghiêm túc, đạt kết quả trung bình trở lên

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Nêu ý nghĩa của trung đội hàng ngang, trung đội hàng dọc?

2. Độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự?

3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện LNVQS nói chung và đăng kí NVQS nói riêng?

III. THỜI GIAN:  1 tiết ( PPCT 14)

IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức:

-Lên lớp: lấy lớp học tập để kiểm tra

2. Phương pháp:

 Kiểm tra tự luận

V. ĐỊA ĐIỂM

 - Phòng học

VI. VẬT CHẤT

 

 

PHẦN 2: THỰC HÀNH KIỂM TRA

 

I. TỔ CHỨC KIỂM TRA 3 PHÚT

1. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Chuẩn bị các câu hỏi

 - Học sinh: Nắm vững các nội dung ôn, giấy, viết

2. Nhận lớp:

 Lớp tập trung trong phòng học

 HS đồng phục thể thao

3. Phổ biến các qui định

 Kiểm tra nghiêm túc trật tự

4. Phổ biến ý định giảng bài

 - Nội dung tiêu đề từ nội dung I đến nội dung IV của ý định kiểm tra

II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 42 PHÚT

Nội dung

Phương pháp

Vật chất

1. Nêu ý nghĩa của trung đội hàng ngang, trung đội hàng dọc?

1. Đội hình trung đội hàng ngang

* Ý nghĩa: Đội hình trung đội hang ngang dùng trong hạ mệnh lệnh, kiểm tra, huấn luyện, nói chuyện…

- Các bước tập hợp đội hình trung đội hàng ngang: Tập hợp; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán

- Khẩu lệnh: “Trung đội x thành 1 (2,3) hàng ngang – Tập hợp”

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

2. Đội hình trung đội hàng dọc

* Ý nghĩa: Đội hình  trung đội hàng dọc thường dùng để hành quân, di chuyển ở ngoài bãi tập được nhanh chóng, thuận tiện

- Các bước tập hợp đội hình trung đội hàng dọc tương tự như tập hợp đội hình trung đội hàng ngang

- Khẩu lệnh: “Trung đội x thành 1 (2,3) hàng dọc – Tập hợp”

(Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh)

2. Độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng kí nghĩa vụ quân sự?

* Độ tuổi gọi nhập ngũ:

Công dân nam từ đủ 18 – hết 25 tuổi (tính theo ngày tháng năm sinh)

- Thời hạng phục vụ tại ngũ trong thời bình

+ Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ là 18 tháng

+ Đối với hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là 24 tháng

* Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

+ Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của LNVQS hiện hành, hoặc đang học tập tại các trường quân đội và các trường ngoài quân đội theo kế hoạch của bộ quốc phòng.

+ Học sinh, sinh viên đang học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định.

+ Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo 12 tháng trở lên.

+ Học sinh, sinh viên thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ nêu trên chỉ được miễn gọi nhập ngũ trong một khóa đào tạo tập trung đầu tiên, nếu tiếp tục học tập ở các khóa khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.

*Những học sinh, sinh viên sau đây không thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình

- Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài các quy định nêu trên

- Đang học nhưng do vi phạm kỉ luật đã bị đuổi học, buộc thôi học

- Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 12 tháng trở lên

- Hết thời hạn học tập tại trường một khóa học

*Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

+ Con của liệt sĩ, con của thương binh, bệnh binh hạng một

+ Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ

+ Một con trai của thương binh hạng hai.

+ Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đã phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên do chính phủ quy định.

3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thục hiện LNVQS nói chung và đăng kí NVQS nói riêng.

* Học tập quân sự chính trị, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức

-  Có thái độ nghiêm túc trách nhiệm đầy đủ trong học tập rèn luyện phấn đấu đạt kết  quả theo yêu cầu đề ra

- Vận dụng kết quả học tập đưa vào việc xây dựng nề nếp sinh hoạt tập thể có kỉ luật, văn minh trong nhà trường và ngoài XH, chấp hành đầy đủ những quy định của luật nghĩa vụ quân sự trong thời gian học tập tại nhà trường như đăng kí nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khỏe khám tuyển, nhập ngũ.

*. Chấp hành những qui định về đăng ký NVQS

- Đăng kí nghĩa vụ quân sự được tiến hành tại nơi cư trú của công dân do ban chỉ huy quân sự cấp xã (phường) và ban chỉ huy quân sự cấp huyện (quận) chịu trách nhiệm.

- Khi đăng kí nghĩa vụ quân sự phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định.

*. Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe

- Việc kiểm tra sức khỏe cho những người đăng kí nghĩa vụ quân sự lần đầu (tuổi 17) do cơ quan quân sự Quận, Huyện phụ trách

- Việc khám sức khỏe cho những người trong diện được gọi nhập ngũ do hội đồng khám sức khỏe Quận, Huyện phụ trách

- Trách nhiệm của HS

+ Đi kiểm tra và khám sức khỏe theo giấy gọi của ban chỉ huy quân sự Quận, Huyện, nơi cư trú

+ Kiểm tra sức khỏe khi 17 tuổi để kiểm tra thể lực, phát hiện những bệnh tật và hướng dẫn công dân phòng bệnh, chữa bệnh để giữ vững và nâng cao sức khỏe chuẩn bị cho việc nhập ngũ.

+ Đi kiểm tra và khám sức khỏe đúng thời gian, địa điểm theo qui định trong giấy gọi, trong lúc kiểm tra, khám sức khỏe, phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thủ tục ở phòng khám

*. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ

Phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ, nếu có lí do chính đáng không thể đến đúng thời gian địa điểm thì phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) nơi cư trú

 

Kiểm tra viết

 

III. KẾT THÚC KIỂM TRA

 - Thu bài kiểm tra

 - Nhận xét buổi kiểm tra

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

 

- Kiểm tra số bài đã nộp:_______________________________________

 

                              Ngày  tháng   năm 

                         Phê duyệt   

   

 

Rút kinh nghiệm bổ sung

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

KIỂM TRA HỌC KÌ I

(PHẦN LÝ THUYẾT)

 

PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Nhằm đánh giá lại kiến thức của HS trong học kì

2. Thái độ

Thực hiện kiểm tra nghiêm túc

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Nêu tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo của súng tiểu liên AK?

2. Nêu các quy tắc giữ gìn, bảo quản súng và đạn?

III. THỜI GIAN:  1 tiết ( PPCT 15)

IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức:

-Lên lớp: lấy lớp học tập để kiểm tra

2. Phương pháp:

 Kiểm tra tự luận

V. ĐỊA ĐIỂM

 - Phòng học

VI. VẬT CHẤT

 

 

PHẦN 2: THỰC HÀNH KIỂM TRA

 

I. TỔ CHỨC KIỂM TRA 3 PHÚT

1. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Chuẩn bị các câu hỏi

 - Học sinh: Nắm vững các nội dung ôn, giấy, viết

2. Nhận lớp:

 Lớp tập trung trong phòng học

 HS đồng phục thể thao

3. Phổ biến các qui định

 Kiểm tra nghiêm túc trật tự

4. Phổ biến ý định giảng bài

 - Nội dung tiêu đề từ nội dung I đến nội dung IV của ý định kiểm tra

II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 42 PHÚT

Nội dung

Phương pháp

Vật chất

1. Nêu tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo của súng tiểu liên AK?

     a. Tác dụng, tính năng chiến đấu

- Súng bắn được cả liên thanh và phát một. Súng trang bị cho từng người sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch, súng có lê để đánh gần

- Súng sử dụng đạn kiểu 1943 do liên bang Nga, hoặc đạn kiểu 1956 do Trung Quốc và một số nước sản xuất (gọi tắc là K56)

 + Đạn K56 có các loại đạn: đầu đạn thường, đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm là 800m; AK cải tiến là 1.000m

- Tầm bắn hiệu quả là 400m; hỏa lực tập trung là 800m; bắn máy bay và quân dù: 500m

- Tầm bắn thẳng: Mục tiêu cao 0,5m: 350m; mục tiêu cao 1,5m: 525m

- Tốc độ đầu của đầu đạn: AK là 710m/s; Ak cải tiến là 715m/s

- Tốc độ bắn: lí thuyết 600 phát/ phút; chiến đấu  40 phát/ phút khi bắn phát một, 100 phát/ phút khi bắn liên thanh

- Khối lượng của súng là 3,8kg; AKM là 3,1kg; AKMS là 3,3kg. Khi đủ đạn khối lượng tăng 0,5kg

      b. Cấu tạo của súng

Súng tiểu liên AK gồm 11 bộ phận chính

- Nòng súng

- Bộ phận ngắm (Đầu ngắm và thước ngắm)

- Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng

- Bệ khóa nòng và thoi đẩy

- Khóa nòng

- Bộ phận cò

- Bộ phận đẩy về

- Ống dẫn thoi và ốp lót tay

- Báng súng và tay cầm

- Hộp tiếp đạn

- Lê

2. Nêu các quy tắc giữ gìn, bảo quản súng và đạn?

    a. Quy tắc sử dụng súng, đạn

- Khi mượn súng để luyện tập phải có giáo viên phụ trách, không để học sinh tự ý mượn súng

- Phải khám súng ngay khi mượn súng, khám súng phải thực hiện đúng đông tác và đúng quy định.

- Cấm sử dụng súng để đùa ngịch hoặc chĩa súng vào người khác mà bóp cò.

- Chỉ được tháo, lắp hoặc sử dụng súng khi có lệnh của giáo viên.

- Cấm để đạn thật lẫn với đạn huấn luyện. Khi huấn luyện không được dùng đạn thật để làm động tác mẫu.

- Khi bắn đạn thật phải chấp hành đúng các quy định bảo đảm an toàn. Bắn xong phải lau chùi súng theo chế độ bảo quản súng.

    b.Quy định lau chùi bảo quản súng

- Súng, đạn phải để nơi khô ráo, sạch sẽ, không để bụi bẩn, nước, nắng hắt vào, không để súng, đạn gần những nơi dễ gây gỉ như nuối, axít…

- Không được làm rơi súng, đạn; không được sử dụng làm gậy chống đòn khiêng hoặc hay đòn gánh, không ngồi lên súng hoặc tháo các bộ phận của súng để ngồi, đùa nghịch,…. Chỉ được vận chuyển súng, đạn khi đã được bao gói cẩn thận

- Hằng ngày khi học tập, công tác phải lau sạch bụi bận bên ngoài súng. Hằng tuần phải tháo, lắp thông thường để lau chùi, bôi dầu súng, chú ý không bôi dầu mỡ vào các bộ phận bằng gỗ, da ở súng, không bôi dầu cho đạn

 Phải thường xuyên kiểm tra, lau chùi bảo quản súng, đạn theo chế độ quy định, thấy súng, đạn mất mát phải báo ngay cho người có trách nhiệm.

 

Kiểm tra viết

 

 

 

 

 

 

III. KẾT THÚC KIỂM TRA

 - Thu bài kiểm tra

 - Nhận xét buổi kiểm tra

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

 

- Kiểm tra số bài đã nộp:_______________________________________

 

                              Ngày  tháng   năm 

                         Phê duyệt   

   

 

Rút kinh nghiệm bổ sung

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KIỂM TRA HỌC KÌ I

(PHẦN THỰC HÀNH)

 

PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Nhằm đánh giá lại kiến thức của HS trong học kì

2. Kỹ năng:

Thực hiện thông thạo các động tác kĩ thuật theo yêu cầu

2. Thái độ

Thực hiện kiểm tra nghiêm túc

II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM

Kĩ thuật tháo lắp súng thông thường ban ngày

III. THỜI GIAN

-          Tổng số tiết: 1 (Tiết PPCT: 17)

IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức:

- Lên lớp: Lấy lớp học tập để lên lớp kiểm tra

       - Hội thao: Gọi từng học sinh lên thực hiện

2. Phương pháp:

 - Giáo viên: Kiểm tra thực hành

 - Học sinh: Thực hiện nghiêm túc

V. ĐỊA ĐIỂM

 - Phòng học

VI. VẬT CHẤT

 Súng tiểu liên AK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN 2: THỰC HÀNH KIỂM TRA

 

I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI 3 PHÚT

1. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Súng tiểu liên AK

 - Học sinh: Ôn lại kĩ thuật tháo lắp súng tiểu liên AK

2. Nhận lớp:

 Lớp tập trung trong phòng học

 HS mặc đồ đồng phục thể thao

3. Phổ biến các qui định

 - Học tập: Thông thạo động tác, kiểm tra đạt yêu cầu

- Kỷ luật: Thực hiện nghiêm túc

 - Quy ước luyện tập: Thực hiện theo hiệu lệnh của giáo viên

4. Phổ biến ý định kiểm tra

 - Nội dung kiểm tra

 - Nội dung tiêu đề từ nội dung I đến nội dung IV của ý định giảng bài

 

II. THỰC HÀNH KIỂM TRA 42 PHÚT

 

Nội dung

Phương pháp

Vật chất

Thực hiện động tác tháo và lắp súng tiểu liện AK thông thường ban ngày

Thang điểm

Tháo

Điểm

Thời gian  (giây)

Nam 

Nữ

10

15

20

9

20

25

8

25

30

7

30

35

6

35

40

5

40

45

4

45

50

3

48

55

2

52

58

1

55

60

Lắp

Điểm

Thời gian  (giây)

Nam 

Nữ

10

20

25

9

25

30

8

30

35

7

35

40

6

40

45

5

45

50

4

48

55

3

50

58

2

53

60

1

55

65

-GV gọi HS lên thực hiện

- HS thực hiện các động tác do GV yêu cầu

Súng tiểu liên AK

 

 

III. KẾT THÚC KIỂM TRA

- Công bố điểm

- Nhận xét buổi kiểm tra

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

 

- Kiểm tra sỹ số, vật chất, vũ khí:_____________________________________________

 

                             Ngày  tháng   năm 

                        Phê duyệt  

 

    

 

 

Rút kinh nghiệm bổ sung

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

 

KIỂM DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

CUỐI HỌC KỲ

 

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

_________________________________________________________________

 

Gv: DƯƠNG THÀNH TRIẾT -1-

nguon VI OLET