Phần 4: SINH HỌC CƠ THỂ
Chương 1: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Tiết 1 / Tuần:.....
Ngày :................
Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION KHOÁNG Ở RỄ
A) I. Mục đích yêu cầu:C
1) Về kiến thức:
- Nêu được cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng, hs mô tả được cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng
- Nêu được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng của rễ cây, phân biệt được sự khác nhau đó
- Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng.
2) Về tư tưởng:
Mọi cơ thể TV để tồn tại và phát triển luôn luôn cần có sự hấp thụ nước và ion khoáng
Thấy được mối quan hệ thống nhất giữa cấu tạo và chức năng
3) Về kỹ năng:
Luyện tập kỹ năng tư duy phân tích và tổng hợp
II. Phương pháp dạy học:
Làm việc với SGK, hoạt động nhóm
III. Phương tiện dạy học:
- Tranh phóng to hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK., sgk, sgv, sách tham khảo
IV. Kiến thức trọng tâm:
- Đặc điểm thích nghi hình thái của rễ TV trên cạn đối với sự hấp thụ nước và các ion khoáng.
- Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng
V. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên không kiểm tra bài củ mà giới thiệu khái quát chương trình sinh học 11.
N1- Rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào? (hấp thụ hầu hết qua miền lông hút của rễ).
B) Tiến trình bài giảng:

Hoạt động GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài giảng

Thế giới sống bao gồm các cấp độ nào? đặc điểm chung của tất cả các tổ chức sống?










- Dựa trên sơ đồ sau em điền thông tin thích hợp vào ”?”
Môi trườngCây xanhError! Not a valid link.Môi trường

- Như vậy cây xanh tồn tại và phát triển thì phải cần hoạt động ?

Vậy sự trao đổi chất đó diễn ra như thế nào hôm nay chúng ta cùng nghiên cưu nội dung sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
Hoạt động1:
- cho hs quan sát hình 1.1 và 1.2










H1.1: Cấu tạo bên ngoài của hệ rễ
Dựa vào H1.1, 1.2 mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ ở một số TV ở cạn?



Dựa vào H1.1 cho biết mối quan hệ nguồn nước trong đất và sự phát triển của hệ rễ? VD?








Hoạt động 2:
HS nghiên cứu H1.1, 1.2 kết hợp sgk để giải quyết vấn đề sau:
Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua bộ phân nào?
Rễ TV trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng như thế nào?
VD. Cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km và tổng diện tích bề mặt tiếp xúc 285m2, chủ yếu là tăng số lượng tb lông hút. ở họ lúa số lượng lông hút của 1 cây có thể đạt 14tỉ cái(lúa mì đen)
TB lông hút có cấu tạo thích nghi với chức năng hút nước và muối khoáng như thế nào?

- mt có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của lông hút như thế nào? ứng dụng này như thế nào trong trồng trọt?




Phân biệt sự phát triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thủy sinh ?




Đối với TV cạn mà không có lông hút thì rễ hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào?







HOẠT ĐỘNG 3
GV làm 1 thí nghiệm(thí nghiệm này hs cũng đã được làm lớp 10). dự đoán sự biến đổi của Tb khi cho vào 3 cốc đựng 3 dd có nồng độ ưu trương(thế nước thấp), nhược trương(thế nước cao) và đẳng trương. Các em dự đoán nước được thấm như thế nào?



Như vậy nước thấm quan tb theo cơ chế nào?


Dịch của TB biểu bì rễ(lông hút) như thế nào so với dịch môi trường đất? vì sao?








Vì dịch tbbb rễ là ưu trương so với dịch đất. nên nước được thấm thấu?





Các ion khoáng được hấp thụ vào tb lông hút như thế nào?

Sự hấp thụ chủ động khác với bị động ở
nguon VI OLET