Ngày soạn: 20/8/2008 Ngày dạy: 26/8/2008
Lớp dạy: 11A,B,G
Tiết 1 +2
Đọc văn

Vào phủ chúa trịnh
( Trích “Thượng kinh kí sự” )
Lê Hữu Trác

A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh; Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện HS kĩ năng khái quát , tổng hợp, phân tích
3. Thái độ
GDHS có lối sống đạo đức tốt trong mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống.
II. phương tiện thực hiện
- Giáo viên: đọc SGK + SGV; Thiết kế bài dạy: Chuẩn bị chân dung Lê Hữu Trác
- Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. Cách thức tiến hành
GV hướng dẫn HS đọc sáng tạo, nêu vấn đề, gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận.
B. Tiến trình dạy học
* ổn định tổ chức (1’)
I. Kiểm tra bài cũ:
Ôn tập một số kiến thức văn học trung đại Việt Nam ở lớp 10 (3’)
II. Bài mới
Lời vào bài: Lê Hữu Trác không chỉ là thầy thuốc nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giả văn học có những đóng góp lớn cho thể loại kí sự. Với ngòi bút của mình, ông đã ghi chép trung thực và sắc sảo hiện thực cuộc sống trong phủ chúa Trịnh qua tác phẩm “Thượng kinh kí sự”. Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của Lê Hữu Trác cũng như hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” trích trong tác phẩm “Thượng kinh kí sự” của ông
…………………………….*…………*…………*…………………………
I. Tìm hiểu chung ()
1. Tác giả, tác phẩm
Học sinh đọc tiểu dẫn trong sgk
? Qua phần tiểu dẫn, hãy nêu vài nét khái quát về tác giả Lê Hữu Trác?
* Tác giả Lê Hữu Trác
- (1720 – 1791): Quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, Phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là Yên Mĩ, Hưng Yên)
- Tên hiệu: Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười ở đất Thượng Hồng)
Gv: lười không phải đối lập với chăm chỉ mà là không lo nghĩ và lo tính gì về con đường danh vọng.
- Gia đình có truyền thống học hành thi cử, đỗ dạt làm quan
Gv: cha đẻ Lê Hữu Trác là quan Hữu Thị Lang Bộ Công, Lê Hữu Trác là con thứ 7 nên còn có tên là Chiêu Bảy. Gần 30 tuổi ông về sống tại quê mẹ ở xứ Đầu Thượng, xã Tình Diễm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh
- Chữa bệnh giỏi, soạn sách, mở trường truyền bá y học
Gv: Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển biên soạn trong thời gian gần 40 năm. Đây là tác phẩm y học xuất sắc nhất trong thời trung đại. Quyển cuối cùng trong bộ sách này
nguon VI OLET