Gi¸o ¸n tin häc 12               Tr­êng THPT Na R×

Ngày soạn: 01/08/2009

Ngày giảng: 12A1:   12A2:   12A3:   12A3:

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU

BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

(Tiết theo PPCT 01)

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Kiến thức

- Nắm được các vấn đề thường được giải quyết trong một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có CSDL; khái niệm CSDL, các mức thể hiện (các mức chi tiết khi mô tả CSDL) và hệ CSDL cùng các đặc trưng của nó.

Kĩ năng

- Làm việc được với CSDL.

Thái độ

- Học sinh có những tư duy ban đầu về CSDL.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm.

- Phương tiện: máy tính, máy chiếu hoặc bảng phụ.

III. CHUẨN BỊ

GV: giáo án, SGK, SBT, tài liệu liên quan, đĩa chứa các chương trình minh họa (quản lý học sinh:GV biên soạn), tranh ảnh chụp sẳn .

HS: đọc trước nội dung bài SGK.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức

GV: kiểm tra sĩ số

HS: báo cáo sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

3. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS

NỘI DUNG GHI BẢNG

GV: Muốn quản lý thông tin về điểm học sinh của lớp ta nên lập danh sách chứa các cột nào?

GV: Gợi ý: Để đơn giản vấn đề cột điểm nên tượng trưng một vài môn.

HS: cột Họ tên, giới tính,ngày sinh,địa chỉ, tổ,điểm tóan, điểm văn, điểm tin...

1. Bài toán quản lý:

Để quản lý học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các biểu bảng gồm các cột, hàng để chứa các thông tin cần quản lý.

 

GV: chiếu lên phông ví dụ

HS: quan sát 

STT

Họ tên

Ngày sinh

Giới tính

Đoàn viên

Tóan

Hóa

Văn

Tin

1

Nguyễn An

12/08/89

1

C

7,8

5,0

6,5

6,0

8,5

 

Stt

Lớp

SS học sinh

Họ tên GVCN

Họ tên lớp trưởng

Ghi chú

1

12A

 

 

 

 

2

12B

 

 

 

 

Ng­êi so¹n: N«ng Chu ChuyÒn Tæ: To¸n 1 


Gi¸o ¸n tin häc 12               Tr­êng THPT Na R×

2

Trần Văn Giang

23/07/88

1

R

6,5

6,5

7,0

5,5

7,5

3

Lê Thị Minh Châu

03/05/87

0

R

7,5

6,5

7,5

7,0

6,5

3

12C

 

 

 

 

4

12D

 

 

 

 

5

12E

 

 

 

 

GV: Em hãy nêu lên các công việc thường gặp khi quản lý thông tin của một đối tượng nào đó ?

HS: trả lời câu hỏi

- Tạo lập hồ sơ: Xác định đối tượng quản lí, cấu trúc hồ sơ, tập hợp thông tin cần thiết.

- Cập nhật hồ sơ: Sửa chữa, bổ xung thêm xóa để đảm bảo kịp thời, đúng thực tế.

- Khai thác hồ sơ: Tìm kiếm, sắp xếp, thồng kê, lập báo cáo…

2. Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức

  • Tạo lập hồ sơ về các đối tượng cần quản lí;
  • Cập nhật hồ sơ (thêm, xóa, sửa hồ sơ);
  • Tìm kiếm;
  • Sắp xếp;
  • Thống kê;
  • Tổng hợp, phân nhóm hồ sơ;
  • Tổ chức in ấn…

 

4. Câu hỏi củng cố và bài tập về nhà

GV: nêu câu hỏi củng cố và nêu câu hỏi về nhà

Câu 1: Các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó?

Câu 2: Lập bảng thứ 1 trên giấy gồm hai cột, cột 1 đặt tên là Tên môn học để liệt kê tất cả các môn học mà em đang học, cột 2 đặt tên Mã môn học, dùng ký hiệu 1,2,3.... để đặt tên cho từng môn học. Đặt tên cho bảng  Môn học.

Câu 3: Lập bảng thứ 2, gồm các cột sau:Mã học sinh, họ tên, ngày sinh,giới tính, địa chỉ, tổ. Chỉ ghi tượng trưng 5 học sinh. Trong đó mỗi học sinh có một mã học sinh duy nhất, có thể đặt A1, A2... Đặt tên bảng  DSHS.

Câu 4: Lập bảng thứ 3, gồm các cột sau:Mã học sinh, mã môn học, ngày kiểm tra, điểm. Mỗi học sinh có thể kiểm tra nhiều môn. Đặt tên là Bảng điểm.

HS: trả lời câu hỏi và ghi bài tập về nhà

V. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ng­êi so¹n: N«ng Chu ChuyÒn Tæ: To¸n 1 


Gi¸o ¸n tin häc 12               Tr­êng THPT Na R×

Ngày soạn: 03/08/2009

Ngày giảng: 12A1:   12A2:   12A3:   12A4:

BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (Tiếp)

(Tiết theo PPCT 02)

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU  

Kiến thức

- Học sinh nắm được khái niệm CSDL và hệ QTCSDL, học sinh nắm được các mức thể hiện của CSDL: mức vật lí, mức khái niệm, mức khung nhìn.

Kĩ năng

- Phân biệt các mức thể hiện của CSDL.

Thái độ

- Học sinh nhận thấy được tầm quan trọng của hệ CSDL.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, trực quan.

- Phương tiện: máy tính, máy chiếu hoặc bảng phụ.

III. CHUẨN BỊ

GV: giáo án, SGK, SBT, tài liệu liên quan.

HS: học bài cũ và xem trước nội dung bài mới.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

GV: kiểm tra sĩ số

HS: báo cáo sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

GV: nêu yêu cầu kiểm tra

- Nêu các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức?

- Khi khai thác hồ sơ thì có thể thực hiện những thao tác nào với CSDL?

HS: trả lời

GV: nhận xét, cho điểm.

3. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG GHI BẢNG

Hoạt động 1: Khái niệm CSDL và hệ QTCSDL

GV: yêu câu học sinh đọc SGK và cho biết khái niệm CSDL?

HS: đọc SGK và cho biết khái niệm

GV: cho học sinh ghi khái niệm

HS: ghi khái niệm

GV: giải thích khái niệm thông qua các một số câu hỏi

- Tổ trưởng quan tâm thông tin gì? Lớp trưởng quan tâm đến thông tin gì? Bí thư

3. Hệ cơ sở dữ liệu

- Hệ cơ sở dữ liệu gồm hai thành phần: CSDL và hệ QTCSDL.

a) Khái niệm CSDL và hệ QTCSDL

*. Khái niệm CSDL: Một CSDL (Database) là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó (trường học, công ti, ngân hàng,…),

Ng­êi so¹n: N«ng Chu ChuyÒn Tæ: To¸n 1 


Gi¸o ¸n tin häc 12               Tr­êng THPT Na R×

quan tâm đến thông tin gì?

HS: trả lời câu hỏi

GV: lấy thêm mốt số trong thực tế cho học sinh thấy được có rất nhiều người cùng khai thác dữ liệu và mỗi người có yêu cầu, nhiệm vụ riêng.

HS: lắng nghe

GV: yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và nêu khái niệm hệ QTCSDL

HS: đọc SGK và nêu khái niệm

GV: yêu câu học sinh ghi lại khái niệm.

HS: ghi bài

GV: giải thích thêm khái niệm

HS: lắng nghe

GV: để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?

HS: nêu ý kiến

GV: chốt lại

HS: ghi bài

GV: có thể đồng nhất khái niệm CSDL với hệ QTCSDL được không? Vì sao?

HS: trả lời câu hỏi

được lưu trữ tên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người với nhiều mục đích khác nhau.

 

 

 

 

 

 

*. Khái niệm hệ QTCSDL: Phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL được gọi là hệ QTCSDL (Database Management System)

 

*. Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải đáp ứng một số yêu cầu

- Cơ sở dữ liệu

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

- Các thiết bị vật lí (máy tính, đĩa cứng, mạng,…)

Hoạt động 2: Các mức thể hiện của CSDL

GV: giới thiệu, khi làm việc với CSDL thì với mục đích cụ thể của từng người dùng mà mức độc quan tâm hay hiểu biết về CSDL của mỗi người là khác nhau, từ đó CSDL được phân chi ra làm nhiều mức thể hiện, bao gồm: mức vật lí, mức khái niệm, mức khung nhìn.

GV: yêu cầu học sinh đọc SGK và cho biết mức vật lí, mức khái niệm, mức khung nhìn là như thế nào?

HS: đọc SGK và trả lời

GV: giải thích thêm ý nghĩa của từng mức bằng các ví dụ

HS: lắng nghe

b) Các mức thể hiện của CSDL

*. Mức vật lí: áp dụng với những người có yêu cầu hiểu biết một cách chi tiết dữ liệu được lưu trữ như thế nào, CSDL vật lí của một hệ CSDL là một tập hợp các tệp dữ liệu tồn tại trên các thiết bị nhớ.

*. Mức khái niệm: áp dụng với những người có yêu cầu biết dữ liệu trong CSDL gồm những dữ liệu nào và mối quan hệ giữa các dữ liệu đó.

*. Mức khung nhìn: áp dụng với những người khai thác CSDL, không cần quan tâm đến toàn bộ thông tin chứa trong CSDL mà chỉ cần một phần thông tin nào đó phù hợp với nghiệp vụ hay mục đích sử dụng của

Ng­êi so¹n: N«ng Chu ChuyÒn Tæ: To¸n 1 


Gi¸o ¸n tin häc 12               Tr­êng THPT Na R×

 

mình.

Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà

GV: yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm CSDL và hệ QTCSDL, phân biệt các mức thể hiện của CSDL?

HS: trả lời câu hỏi

GV: nêu yêu cầu về nhà

- Xem lại toàn bộ kiến thức đã học

HS: ghi nội dung về nhà

 

V. RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Ngày soạn: 03/08/2009

Ngày giảng: 12A1:   12A2:   12A3:   12A4:

 

BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (Tiếp)

(Tiết theo PPCT 03)

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU  

Kiến thức

- Học sinh nắm được các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL, một số ứng dụng của các hệ CSDL trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế,…

Kĩ năng

- Chưa rèn luyện kĩ năng gì

Thái độ

- Học sinh nhận thấy được các ứng dụng của hệ CSDL.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, trực quan.

- Phương tiện: máy tính, máy chiếu hoặc bảng phụ.

III. CHUẨN BỊ

GV: giáo án, SGK, SBT, tài liệu liên quan.

HS: học bài cũ và xem trước nội dung bài mới.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức

GV: kiểm tra sĩ số

HS: báo cáo sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

GV: nêu yêu cầu kiểm tra

- Nêu khái niệm CSDL và hệ QTCSDL?

Ng­êi so¹n: N«ng Chu ChuyÒn Tæ: To¸n 1 


Gi¸o ¸n tin häc 12               Tr­êng THPT Na R×

- Các mức thể hiện của CSDL?

HS: trả lời

GV: nhận xét, cho điểm.

3. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL

GV: giới thiệu các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL.

HS: ghi vở

GV: giải thích, trong các hệ CSDL phổ biến hiện nay, dữ liệu cần được tổ chức dưới dạng các bản ghi (như bản ghi trong Pascal). Trong hệ QTCSDL cần phải có công cụ khai báo cấu trúc, xem, cập nhật, thay đổi cấu trúc.

GV: giải thích thêm, dữ liệu phải thoả mãn  một số tính chất nhất định theo yêu cầu thực tế, điều này giúp cho những người chưa hiểu sâu về chuyên môn nghiệp vụ vẫn có thể làm tốt công việc của mình khi sử dụng hệ CSDL.

GV: tính chất này ít nhiều cần được quan tâm khi xây dựng CSDL, giúp xử lí sai sót khách quan trong quá trình khai thác CSDL.

GV: tính chất này nhằm đảm bảo không rò rỉ thông tin, tức là đảm bảo để những người không có quyền biết thì không thể biết được.

GV: giải thích thêm, khi có một số thay đổi hệ CSDL ở những mức làm việc vật lí hay khái niệm nhằm tăng hiệu quả sử dụng hoặc đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tế, người dùng luôn mong muốn phải thay đổi ít nhất các chương trình đã xây dựng. Đây chính là ý nghĩa của tính chất này.

GV: giải sử trong CSDL đã có thuộc tính “Ngày sinh” thì có cần thiết phải đưa ra thuộc tính “Tuổi” không? Vì sao?

HS: nêu ý kiến, ghi vở

3. Hệ cơ sở dữ liệu

c) Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL

- Tính cấu trúc: dữ liệu trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định.

 

 

 

 

 

- Tính toàn vẹn: các giá trị được lưu trữ trong CSDL phải thoả mãn một số ràng buộc, tuỳ thuộc vào hoạt động cảu tổ chức mà CSDL phản ánh.

 

 

- Tính nhất quán: nhằm đảm bảo tính đúng đắn của các dữ liệu trong CSDL, ngay cả khi gặp sự cố trong quá trình khai thác CSDL.

- Tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL cần được bảo vệ an toàn chống lại sự truy xuất trái phép và phải khôi phục được CSDL nếu gặp sự cố.

- Tính độc lập: vì một CSDL phục vụ cho nhiều người với nhiều mục đích khác nhau nên dữ liệu cần phải độc lập với các ứng dụng. Có hai mức độc lập: độc lập ở mức vật lí, độc lập ở mức khái niệm.

 

 

- Tính không dư thừa: trong CSDL thường không lưu trữ những dữ liệu trùng lặp hoặc những thông tin dễ dàng suy diễn từ những thông tin đã có. Tránh gây lãng phí bộ nhớ và không nhất quán thông tin.

Ng­êi so¹n: N«ng Chu ChuyÒn Tæ: To¸n 1 


Gi¸o ¸n tin häc 12               Tr­êng THPT Na R×

Hoạt động 2: Một số ứng dụng

GV: hãy nhắc lại một số ứng dụng của Tin học đã được nói đến trong chương trình lớp 10

HS: nhắc lại một số ứng dụng

GV: nêu một số ứng dụng của CSDL vào một số lĩnh vực

HS: ghi bài

d) Một số ứng dụng

- Việc xây dựng, phát triển và khai thác hệ CSDL ngày càng nhiều và đa dạng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, …

- Cơ sở giáo dục

- Cơ sở kinh doanh

- Cơ sở sản xuất

- Các tổ chức

- Ngân hàng

- Hãng hàng không

Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà

GV: nêu yêu cầu củng cố

- Khi xây dựng CSDL cần quan tâm đến những tính chất gì?

- Việc ứng dụng hệ CSDL đã mang lại thay đổi gì?

- Trong mọi hoạt động con người có vai trò gì?

HS: trả lời câu hỏi

GV: nêu yêu cầu về nhà

- Xem lại nội dung kiến thức đã học trong bài.

- Trả lời các câu hỏi SGK.

HS: ghi nội dung về nhà

 

V. RÚT KINH NGIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Ng­êi so¹n: N«ng Chu ChuyÒn Tæ: To¸n 1 


Gi¸o ¸n tin häc 12               Tr­êng THPT Na R×

Ngày soạn: 10/08/2009

Ngày giảng: 12A1:   12A2:   12A3:   12A4:

 

BÀI 2: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU (Tiết 1)

(Tiết theo PPCT 04)

  1.                                                                                      MỤC TIÊU  

Kiến thức

- Học sinh biết khái niệm hệ QTCSDL, biết các chức năng của hệ QTCSDL: tạo lập CSDL, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm, kết xuất thông tin.

Kĩ năng

- Chưa rèn luyện kĩ năng gì

Thái độ

- Học sinh nhận thấy được tầm quan trọng của hệ QTCSDL.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, trực quan.

- Phương tiện: máy tính, máy chiếu hoặc bảng phụ.

III. CHUẨN BỊ

GV: Giáo án, SGK, SBT, tài liệu liên quan.

HS: học bài cũ và xem trước nội dung bài mới.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức

GV: kiểm tra sĩ số

HS: báo cáo sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

GV: nêu yêu cầu kiểm tra

HS:1

- Nêu một số ứng dụng CSDL của một số tổ chức mà em biêt?

- Hãy phân biệt CSDL với hệ QTCSDL?

HS: 2

- Giả sử phải xây dựng một CSDL quản lí mượn/trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư?

HS: 3

- Hãy nêu ví dụ minh hoạ cho một vài yêu câu cơ bản đối với hệ CSDL?

HS: lên bảng trả lời

GV: nhận xét, cho điểm.

3. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

GV: yêu cầu học sinh nêu lại khái niệm hệ QTCSDL

1. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Ng­êi so¹n: N«ng Chu ChuyÒn Tæ: To¸n 1 


Gi¸o ¸n tin häc 12               Tr­êng THPT Na R×

HS: nhắc lại khái niệm

GV: từ khái niệm hãy cho biết với mỗi hệ QTCSDL cần có những chức năng gì?

HS: nêu ý kiến

GV: chốt lại, mỗi hệ QTCSDL cần phải có ba chức năng cơ bản đó là: cung cấp môi trường tạo lập CSDL, cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu, cung cấp công cụ kiểm soát điều khiển truy cập vào CSDL.

HS: lắng nghe, ghi bài

GV: giải thích thêm cho học sinh tại sao phải cung cấp cho người dùng các công cụ để khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.

HS: lắng nghe

GV: lấy một số ví dụ cho học sinh phát hiện chức năng tiếp theo của hệ QTCSDL?

HS: từ ví dụ, nêu chức năng tiếp theo của hệ QTCSDL.

GV: nêu chức năng tiếp theo của hệ QTCSDL

HS: ghi bài

 

 

GV: nhắc lại bài cũ, khi xây dựng CSDL thì phải đảm bảo được một số yêu cầu cơ bản, vậy làm thế nào đảm bảo được các yêu cầu này?

HS: nêu ý kiến

GV: giới thiệu chức năng thứ ba của hệ QTCSDL

HS: ghi bài

GV: giải thích dõ hơn cho học sinh từng nhiệm vụ của một hệ QTCSDL.

HS: lắng nghe, ghi bài

- Khái niệm: Hệ QTCSDL được dùng để tạo lập, cập nhật CSDL và khai thác thông tin trong CSDL.

a) Cung cấp môi trường tạo lập CSDL

- Mỗi hệ QTCSDL cần phải cung cấp một môi trường cho người dùng dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc khai báo trên dữ liệu.

- Mỗi hệ QTCSDL cần cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.

 

 

 

 

b) Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu

- Ngôn ngữ để người dùng cập nhật và khai thác thông tin được gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu

- Thao tác dữ liệu bao gồm:

+ Cập nhật (nhập, sửa, xoá dữ liệu,…)

+ Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo,…)

c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu

- Để đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của một hệ CSDL, hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Đảm bảo an ninh, ngăn ngừa truy cập không được phép.

+ Duy trì tính nhất quán của dữ liệu

+ Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời

+ Đảm bảo khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm

+ Quản lí từ điển dữ liệu, bao gồm các mô tả dữ liệu trong CSDL.

Hoạt động 2: Củng cố, hướng dẫn về nhà

GV: yêu cầu học sinh, nhắc lại các chức năng cơ bản của hệ QTCSDL và vai trò của mỗi chức năng

HS: nhắc lại bài

 

Ng­êi so¹n: N«ng Chu ChuyÒn Tæ: To¸n 1 


Gi¸o ¸n tin häc 12               Tr­êng THPT Na R×

GV: nêu yêu cầu về nhà

- Xem lại các nội dung đã học

- Trả lời các câu hỏi SGK

HS: ghi nội dung về nhà

 

V. RÚT KINH NGIỆM

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: 10/08/2009

Ngày giảng: 12A1:   12A2:   12A3:   12A4:

BÀI 2: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU (Tiết 2)

(Tiết theo PPCT 05)

  1.                                                                                      MỤC TIÊU  

Kiến thức

- Học sinh biết được hoạt động tương tác của các thành phần trong một hệ QTCSDL, biết vài trò của con người khi làm việc với hệ CSDL, biết các bước xây dựng CSDL.

Kĩ năng

- Ban đầu có kĩ năng xây dựng CSDL.

Thái độ

- Học sinh nhận thấy được vai trò của hệ QTCSDL.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, trực quan.

- Phương tiện: máy tính, máy chiếu hoặc bảng phụ.

III. CHUẨN BỊ

GV: Giáo án, SGK, SBT, tài liệu liên quan.

HS: học bài cũ và xem trước nội dung bài mới.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định tổ chức

GV: kiểm tra sĩ số

HS: báo cáo sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

GV: nêu yêu cầu kiểm tra

- Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ QTCSDL cho phép người dùng làm những gì?

- Hãy kể các thao tác dữ liệu, nêu ví dụ minh hoạ?

- Vì sao hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL? Hãy nêu ví dụ minh họa?

HS: lên bảng trả lời

GV: nhận xét, cho điểm.

Ng­êi so¹n: N«ng Chu ChuyÒn Tæ: To¸n 1 


Gi¸o ¸n tin häc 12               Tr­êng THPT Na R×

3. Nội dung bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1: Hoạt động của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu

GV: chiếu lên phông sơ đồ hoạt động của một hệ QTCSDL và giải thích hoạt động của nó

HS: lắng nghe, ghi bài

2. Hoạt động của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu

*. Sơ đồ mô tả sự tương tác của hệ QTCSDL với người dùng và với CSDL.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*. Hoạt động:

- Mỗi hệ QTCSDL bao gồm hai thành phần chính là bộ xử lí truy vấn (bộ xử lí yêu cầu) và bộ quản lí dữ liệu.

- Một số chức năng của hệ QTCSDL được hỗ trợ bởi hệ điều hành.

- Khi có yêu cầu của người dùng, hệ QTCSDL sẽ gửi yêu cầu đó đến thành phần xử lí truy vấn và bộ quản lí dữ liệu (hệ QTCSDL), khi đó hệ QTCSDL yêu cầu hệ điều hành tìm kiếm các tệp dữ liệu cần thiết. Các tệp tìm thấy sẽ được trả về hệ QTCSDL để xử lí và đưa ra kết quả cho người dùng.

Hoạt động 2: Vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL

 

 

GV: giới thiệu các vai trò của con người khi làm việc với hê CSDL

HS: lắng nghe, ghi bài

GV: lấy các ví dụ mô tả từng vai trò của con người khi làm việc với CSDL.

 

 

 

 

 

3. Vai trò của con người khi làm việc với CSDL

a) Người quản trị CSDL

- Là những người có quyền điều hành hệ CSDL

- Có trách nhiệm quản lí CSDL, hệ QTCSDL và các phần mềm liên quan.

- Có vai trò cài đặt CSDL vật lí, cấp phát truy cập CSDL, cấp phần mềm và phần cứng theo yêu cầu của trình ứng dụng và người dùng.

b) Người lập trình ứng dụng

 

Ng­êi so¹n: N«ng Chu ChuyÒn Tæ: To¸n 1 

nguon VI OLET