SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN
……………………….. ( ………………………..













GIÁO ÁN ĐỊA LÍ
LỚP 12

(BAN CƠ BẢN)











GIÁO VIÊN:………………………………………………………




BÀI 1- TIẾT 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được các thàn h tựu to lớn của công cuộc đổi mới;
- Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập’
- Biết được nội dung một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
2. Kĩ năng:
- Biết liên hệ giữa kiến thức địa lí với kiến thức lịch sử, môn GDCD trong lĩnh hội kiến thức mới;
- Biết liên hệ kiến thức SGK với thực tế trong khi tìm hiểu các công cuộc đổi mới.
3. Thái độ:
- Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối vơi sự nghiệp phát triển đất nước.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
- Hình ảnh và phim tư liệu về công cuộc đổi mới;
- Một số tư liệu về hội nhập quốc tế và khu vực.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu khái quát chương trình và nội dung bài học.
Học bài mới:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính

* HĐ 1: Tập thể
Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới nước ta ?


















Năm
75-80
1988
1995
1999
2005

GDP(%)
0,2
6,0
9,5
4,8
8,5








HĐ 2: Cá nhân
Vì sao nước ta phải hội nhập khu vực và quốc tế ? Vấn đề hội nhập đã đem lại những thành tựu gì trong quá trình đổi mới nền KT-XH ?











HĐ 3: Tập thể
Để phát huy nguồn lực trong và ngoài nước và nâng cao cuộc sống cho nhân dân, chính phủ cần có những định hướng chiến lược gì ?
1. Khái quát:
a. Bối cảnh:
- 30.4.1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất.
- Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp.
- Bối cảnh quốc tế trong những năm TN 70 và TN 80 của thế kỉ XX có nhiều biến động phức tạp.
b. Diễn biến:
- Đường lối đổi mới được khẳng định từ ĐH đảng lần thứ VI(1986)
- Ba xu thế: (xem SGK)
+ DCH đời sống kinh tế – xã hội;
+ Phát triển nền kinh tế hàng hoà nhiều thành phần theo định hướng XHCN;
+ Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Thành tựu:
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng kinh tế xã hội kéo dài, lạm phát bị đẩy lùi.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao .
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
- Cơ cấu kinh tế lãnh thổ chuyển biến rõ rệt(hình thành các vùng kinh tế trọng điểm; phát triển vùng chuyên canh quy mô lớn; hình thành các trung tâm CN & dịch vụ lớn; ……
- Đời sống VC và tinh thần cải thiện rõ rệt, (xoá đói giảm nghèo)
2. Hội nhập quốc tế và khu vực:
a. Bối cảnh:
- Năm 1995 việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ. Tháng 28-7-1995 Việt Nam tham gia ASEAN; tham gia diễn đàn kinh tế châu Á TBD.
- Năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO.
b. Thành tựu hội nhập:
- Thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài(ODA & FPI)
- Hợp tác kinh tế; KHKT; khai thác TN và bảo vệ môi trường được đẩy mạnh.
- Ngoại thương phát triển, tổng giá trị XNK tăng(3 tỉ tr $ “1996” lên 69,4 tỉ $ “2005”.
3. Định hướng phát triển:”có thể xem SGK”
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ cơ chế kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh CNH và HĐH gắn với phát triển nền kinh tế tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực
nguon VI OLET