SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2008 - 2009
TRƯỜNG THPT AN NHƠN I Môn kiểm tra: LỊCH SỬ - Khối:12 – Ban cơ bản
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề
-----------------------------------------------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: ( 3,0 điểm)
Trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam (1959 – 1960)
Câu 2: (3,0 điểm)
Phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Câu 3: (4,0 điểm)
Bằng những kiến thức chọn lọc, hãy hoàn thành nội dung theo yêu cầu của bảng mẫu sau:

NHỮNG THẮNG LỢI TRÊN MẶT TRẬN QUÂN SỰ
CỦA QUÂN DÂN MIỀN NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
TRONG NHỮNG NĂM (1961 – 1968)

Nội dung

Các giai đoạn
Những thắng lợi
tiêu biểu
Tác động đối với tiến trình phát triển của cách mạng miền Nam

1961 – 1965



1965 -1968





---------- Hết ----------





















SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2008 - 2009
TRƯỜNG THPT AN NHƠN I Môn kiểm tra: LỊCH SỬ - Khối:12 – Ban cơ bản
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề
-----------------------------------------------------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM

Câu 1
(3 điểm)
Trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam (1959 – 1960)


(1,5 điểm)
a) Những nét chính về diễn biếnphong trào “Đồng khởi”
- Phong trào nổi dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), ở Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8/1959.
- Phong trào "Đồng khởi" đạt tới đỉnh cao bắt đầu từ tỉnh Bến Tre. Ngày 17/1/1960, nhân dân dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Bến Tre đã đồng loạt nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn...Cuộc nổi dậy đã lan nhanh ra toàn huyện Mỏ Cày và cả tỉnh Bến Tre.
- Từ Bến Tre, phong trào "Đồng khởi" như nước vỡ bờ lan rộng ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ...


0,50 đ



0,50 đ



0,50 đ

(1,5 điểm)

b) Ý nghĩa
- Phong trào "Đồng khởi" đã giáng một đòn nặng nề vào những chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm...
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công... cách mạng miền Nam từ đó phát triển lên thành cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc...
- Từ trong khí thế đó, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 – 12 – 1960).


0,50 đ


0,50 đ



0,50 đ


Câu 2
(3 điểm)
Phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.


0,50 điểm
- Giống nhau: (âm mưu)
Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chống lại cách mạng và nhân dân ta...


0,50

2,50 điểm
- Khác nhau: (thủ đoạn)
+ Lực lượng:
• “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của “cố vấn” Mĩ...
• “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn (trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng)...

+ Biện pháp:
• “Chiến tranh đặc biệt” được thực hiện với hai kế hoạch: “Xta-lây - Tay-lo” và “Giôn-xơn - Mác Na-ma-ra” với các biện pháp nhằm xây dựng quân đội Sài Gòn, dồn dân lập “Ấp chiến lược”...
• “Chiến tranh cục bộ” được thực hiện
nguon VI OLET