Trường THCS & THPT Trường Xuân                                                  Kế hoạch dạy học  H×nh häc 7

TUẦN 1                                                                                               Ngày soạn:…./…./20…

Tiết: 1                                                                                          Ngày dạy:....../.…./20…

Chương I. ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

 

  1. Kiến thức cần đạt :

-Khái niệm về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.

-Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song.

-Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song.

  1. Rèn luyện kĩ năng về đo đạc, gấp hình, tính toán ; vẽ thành thạo hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song bằng eke và thước thẳng.
  2. Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán ; rèn luyện tính cẩn thận, chính xác ; tập suy luận có căn cứ và bước đầu biết thế nào là chứng minh một định lí.

 

§1. HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH

I.MỤC TIÊU

1.      Về kiến thức: Hiểu và giải thích được thế nào là hai góc đối đỉnh. Nêu được tính chất bằng nhau của hai góc đối đỉnh.

2.      Về kỹ năng: Vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước. Nhận biết được các cặp góc đối đỉnh trong một hình.

3.      Về thái độ: Bước đầu tập suy luận.

     4. Định hướng phát triển: năng lực tính toán, tư duy lập luận logic, tư duy giải quyết vấn đề.

II.Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ vẽ các góc đối đỉnh và không đối đỉnh.

2. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, giấy mỏng.

 

III. Phương pháp

       Vấn đáp, diễn giảng, dạy học tích cực ( nhóm).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

     4.1. Khởi động: Ổn định và kiểm tra sỉ số.

      HĐ1: Giới thiệu chương trình hình học 7

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hình học 7 gồm 3 chương:

Chương I. Đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song.

Chương II: Tam giác.

Chương III. Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy trong tam giác.

Trong chương I ta sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:

  1. Hai góc đối đỉnh.
  2. Hai đường thẳng vuông góc.
  3. Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng.
  4. Hai đường thẳng song song.
  5. Tiên đề Ơ-clit và đường thẳng song song.
  6. Từ vuông góc đến song song.
  7. Khái niệm định lí.

Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm đầu tiên của chương: Hai góc đối đỉnh.

Thế nào là hai góc đối đỉnh ? Hai góc đối đỉnh có tính chất gì ?

4.2. Khám phá.

HĐ2: 1. Thế nào là hai góc đối đỉnh ?

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Đưa ra bảng phụ, giới thiệu: trên đây có một cặp góc đối đỉnh, theo các em đó là cặp góc nào ?

Có nhận xét gì về đỉnh và cạnh của hai góc đối đỉnh đó ?

Vậy thế nào là hai góc đối đỉnh ? Hãy đọc định nghĩa trong sách và vẽ lại hình vào vở

?2. Cũng trên hình vẽ đó, hãy xem góc O2 và O4 có là hai góc đối đỉnh không ?

Cho trước góc xOy, vẽ góc đối đỉnh với nó.

 

 

 

Có cách nào để vẽ nhanh hai góc đối đỉnh ?

 

 

 

 

 

 

Góc O1 và O3 là 2 góc đối đỉnh.

 

 

Hai góc chung đỉnh, cạnh của góc này là tia đối của cạnh góc kia.

Hs đọc định nghĩa và vẽ hình vào vở.

Hs trả lời và giải thích theo định nghĩa.

1 hs lên bảng vẽ góc đối đỉnh với góc xOy cho trước.

– Vẽ tia Ox' là tia đối của tia Ox.

­– Vẽ tia Oy' là tia đối của tia Oy.

Vẽ hai đường thẳng cắt nhau.

HĐ3: 2. Tính chất của hai góc đối đỉnh

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Quan sát hai góc đối đỉnh, hãy ước lượng và so sánh độ lớn của hai góc đó.

Hãy dùng thước đo góc, đo cặp góc đối đỉnh trong vở xem.

Dựa vào tính chất hai góc kề bù đã học ở lớp 6 để giải thích vì sao hai góc đó bằng nhau.

Dự đoán hai góc đối đỉnh bằng nhau.

 

Cả lớp đo cặp góc đối đỉnh trong vở, 1 hs lên bảng thực hiện. Hs có thể giải thích như sau:

( Hai góc kề bù) (1)

( Hai góc kề bù) (2)

Từ (1) và (2) =>

=>

4.3. Rèn luyện.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hai góc như thế nào thì gọi là đối đỉnh? Hai góc đối đỉnh thì có tính chất gì ?

Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau,. Hai góc bằng nhau có đối đỉnh khong ?

Cho hs làm bt1 (tr82sgk).

Cho hs làm bt2 (tr82sgk)

Hs trả lời.

 

Hai góc bằng nhau chưa chắc đối đỉnh.

 

Bt1. 2 hs lên bảng.

Bt1. 2 hs lên bảng.

4.4. Vận dụng:

- Học thuộc định nghĩa và tính chất của hai góc đối đỉnh. Làm thế nào để suy luận được hai góc đối đỉnh thì bằng nhau ?

- Làm các bài tập: 3, 4, 5(tr83, 83sgk), các bài 1, 2, 3(tr 73, 74sbt).

- Tập vẽ hai góc đối đỉnh cho thành thạo.

- Chuẩn bị tiết sau:

- Đánh giá nhận xét tiết học:

TUẦN 2                                                                                               Ngày soạn:…./…./20…

Tiết:                                                                                         Ngày dạy:....../.…./20…

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức: Nắm chắc định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh.
  2. Về kỹ năng: Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình; vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước.
  3. Về thái độ: Tập suy luận, tập trình bày lời giải một bài tập.

     4. Định hướng phát triển: năng lực tính toán, tư duy lập luận logic, tư duy giải quyết vấn đề.

II.Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ vẽ các góc đối đỉnh và không đối đỉnh.

2. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, giấy mỏng.

 

III. Phương pháp

       Vấn đáp, diễn giảng, dạy học tích cực ( nhóm).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

     4.1. Khởi động: Ổn định và kiểm tra sỉ số.

           Kiểm tra bài cũ

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hs1. Thế nào là hai góc đối đỉnh. Vẽ hình minh họa và viết tên các cặp góc đối đỉnh trên hình vẽ đó.

Hs2. Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh. Trình bày lại suy luận để từ hai góc đối đỉnh suy ra chúng bằng nhau.

Hs3. Làm bt5 (tr82sgk).

Câu hỏi phụ: Hai góc bằng nhau có là hai góc đối đỉnh không ? Có thể có hai góc đối đỉnh không bằng nhau không ?

Cả lớp theo dõi và nhận xét.

Gv nhận xét, cho điểm.

Hs1. Lên bảng trả lời, vẽ hình minh họa và viết tên các cặp góc đối đỉnh.

 

2 hs lên bảng.

 

 

Bt5.

b) Góc ABC’ = 180o – 56o = 1240 (2 góc kề bù)

c) Góc C’BA’ = góc ABC = 560 ( 2 góc kề bù)

 

4.2. Khám phá.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Bt6. Vẽ hai đường thẳng cắt nhau sao cho trong các góc tạo thành có một góc bằng 470. Tính số đo các góc còn lại.

Hướng dẫn vẽ hình:

- Vẽ góc xOy = 470

- Vẽ góc đối đỉnh với góc xOy.

Hãy tóm tắt bài toán bằng các kí hiệu trên hình vẽ.

Vận dụng những tính chất của hai góc kề bù, tính chất hai góc đối đỉnh để tính số đo các góc còn lại.

Cho lớp nhận xét.

Có thể cho điểm.

Bt7. Tổ chức hoạt động nhóm (5 phút).

Yêu cầu mỗi khẳng định phải nêu rõ căn cứ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thu phiếu học tập và nhận xét.

Bt8. Vẽ hai góc chung đỉnh cùng có số đo 700 nhưng không đối đỉnh.

Gọi 2 hs cùng lên bảng thực hiện.

Qua 2 hình vẽ đó, em có thể rút ra nhận xét gì ? (về hai góc bằng nhau).

 

Một hs đọc đề bài. Cả lớp vẽ hình, suy nghĩ tìm cách giải.

 

Một hs lên bảng vẽ hình

 

Cho

xx'∩yy' = {O}

góc xOy = 47 0

Tìm

Góc x’Oy, góc x’Oy’, góc xOy’ =?

Giải

Góc xOy’ = 1330 ( kề bù góc 470)

Góc x’Oy’ = 470 ( đối đỉnh góc 470)

Góc x’Oy = 1330 ( kề bù góc 470)

Hs hoạt động nhóm. Làm vào phiếu học tập.

( đối đỉnh)

( đối đỉnh)

( đối đỉnh)

Góc xOz = góc x’Oz’ (đối đỉnh)

Góc xOy’ = x’Oy (đối đỉnh)

Góc yOz’ = góc y’Oz (đối đỉnh)

Góc xÕ’ = góc yOy’ = góc zOz’ = 1800

 

 

 

 

 

 

 

Hai hs lên bảng vẽ.

 

 

 

 

 

 

Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau nhưng hai góc bằng nhau thì nói chung là không đối đỉnh.

4.3. Rèn luyện.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Thế nào là hai góc đối đỉnh ?

Tính chất của hai góc đối đỉnh ?

Cho hs làm bt10.

Hs trả lời.

 

 

 

4.4. Vận dụng.

- Xem lại các bài tập đã giải trên lớp.

      - Làm các bài tập: 4, 5, 6 (tr74sbt).

      - Chuẩn bị tiết sau: thước thẳng, eke, giấy mỏng, bút màu.

      - Học lại định nghĩa góc vuông (hình 6).

GHI CHÚ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................

 

TUẦN 3                                                                                               Ngày soạn:…./…./20…

Tiết:                                                                                         Ngày dạy:....../.…./20…

§2. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

I.MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: -Hiểu được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.

        - Công nhận tính chất: Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và b a.

         - Hiểu thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng.

2. Về kỹ năng: - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường

                            thẳng cho trước.

              - Sử dụng được eke để vẽ đường thẳng vuông góc. Biết vẽ đường trung trực của                   

                                  một đoạn thẳng.

     3.Về thái độ: Bước đầu tập suy luận hình học.

     4. Định hướng phát triển: năng lực tính toán, tư duy lập luận logic, tư duy giải quyết vấn đề.

II.Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ vẽ các góc đối đỉnh và không đối đỉnh.

2. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, giấy mỏng.

III. Phương pháp

       Vấn đáp, diễn giảng, dạy học tích cực ( nhóm).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

     4.1. Khởi động: Ổn định và kiểm tra sỉ số.

            Kiểm tra bài cũ

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hs1. Thế nào là hai góc đối đỉnh. Tính chất của hai góc đối đỉnh.

Làm bt9(tr83sgk).

sao xAy' là góc vuông ?

Hai góc xAy và x'Ay' đối đỉnh, ta cũng có hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau tại A, do góc xAy bằng 900 nên các góc xAy', y'Ax' và x'Ay cũng đều bằng 900. Ta nói hai đường thẳng như thế là hai đường thẳng vuông góc với nhau. Đó là nội dung của bài học hôm nay.

Một hs lên bảng

 

 

 

 

 

Hai góc vuông không đối đỉnh: xAy và xAy'.

Vì nó kề bù với góc vuông.

4.2. Khám phá:

HĐ2: 1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Cho lớp làm ?1

 

 

 

?2. Có hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau tại O sao cho góc xOy vuông. Khi đó các góc x'Oy, x'Oy', y'Ox cũng đều là góc vuông. Vì sao ?

Hai đường thẳng như vậy gọi là hai đường thẳng vuông góc. Hãy nêu thành định nghĩa hai đường thẳng vuông góc.

Cho hs đọc phần về các cách diễn đạt khác của hai đường thẳng vuông góc.

Sau khi gấp xong như hình vẽ hướng dẫn trong sgk, trải tờ giấy ra quan sát hai nếp gấp. Trả lời: Các nếp gấp là hình ảnh của hai đường thẳng vuông góc và bốn góc tạo thành đều là góc vuông.

Có thể tóm tắt như sau:

Cho biết

xx' ∩yy'={O}

góc xOy = 900

Giải thích

Góc xOy’ = x’Oy’= yOx’ = 900

Giải

(nêu lại cách suy luận như ở bt9)

Nêu định nghĩa 2 đường thng vuông góc. Cách kí hiệu.

Hs đọc trong sgk.

 

HĐ3: 2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Muốn vẽ hai đường thẳng vuông góc ta làm thế nào?

Hãy sử dụng eke để vẽ đường thẳng qua O và vuông góc với đường thẳng a trong hai trường.

Qua thực hành các em có nhận xét gì về số đường thẳng vẽ được.

Ta thừa nhận tính chất:

Có một và chỉ một đường thẳng a' đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.

Cho đoạn thẳng AB = 4cm, qua M trung điểm của AB kẻ đường thẳng d sao cho d AB.

Hs nghiên cứu hình vẽ hai trường hợp minh họa trong sgk.

Thực hành vẽ vào vở. 1 hs lên bảng.

 

Chỉ vẽ được 1 đường thẳng.

 

Hs nhắc lại tính chất.

 

 

 

Hs nghiên cứu thực hiện, một hs lên bảng thực hiện.

HĐ4: 3. Đường trung trực của đoạn thẳng.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Vẽ lại hình và giới thiệu.

Đường thẳng d vuông góc với đoạn thẳng AB tại trung điểm của AB được gọi là đường trung trực của AB.

Khi xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB ta cũng nói : Hai điểm AB đối xứng với nhau qua xy. Hãy lấy ví dụ thực tế minh họa câu nói này.

Yêu cầu hs lấy giấy mỏng đã chuẩn bị để gấp hình như bt13.

Hs theo dõi.

Đọc lại định nghĩa trong sgk.

 

 

 

 

Hs lấy hình ảnh minh họa.

 

 

Hs hoạt động gấp giấy để được đường trung trực của đoạn thẳng.

4.3.Rèn luyện.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Cho hs trao đổi và làm bt12, 13(tr86sgk).

Hs trao đổi và làm bài.

4.4. Vận dụng:

- Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng. Xem lại vì sao hai đường thẳng cắt nhau mà tạo thành một góc vuông thì các góc còn lại cũng là góc vuông. Tập vẽ hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng.

- Làm các bài tập: 14, 15, 16, 17, 18, 20 (tr86,87sgk).

- Chuẩn bị tiết sau: thước thẳng, eke, giấy mỏng.

- Đánh giá nhận xét tiết học:

GHI CHÚ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

 

TUẦN 3                                                                                               Ngày soạn:…./…./20…

Tiết:                                                                                         Ngày dạy:....../.…./20…

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Nắm chắc khái niệm hai đường thẳng vuông góc.

2. Về kỹ năng: Sử dụng eke thành thạo, vẽ thành thạo hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng.

3. Về thái độ: Tập suy luận hình học.

     4. Định hướng phát triển: năng lực tính toán, tư duy lập luận logic, tư duy giải quyết vấn đề.

II.Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ vẽ các góc đối đỉnh và không đối đỉnh.

2. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, giấy mỏng.

 

III. Phương pháp

       Vấn đáp, diễn giảng, dạy học tích cực ( nhóm).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

     4.1. Khởi động: Ổn định và kiểm tra sỉ số.

         Kiểm tra bài cũ

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hs1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc. Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng có thể vẽ được mấy đường thẳng vuông góc với đường thẳng cho trước ?

Hai đường thẳng cắt nhau có vuông góc với nhau không ?

Hs2. Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng.

Cho đoạn thẳng AB = 40cm. Vẽ đường trung trực của AB.

Gv nhận xét - uốn nắn sửa sai.

Hs1. Trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

Hs2. Trả lời và vẽ hình.

 

4.2. Khám phá:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Bt15. Gấp giấy, nêu kết luận.

Khi các em gấp lần thứ nhất, vết gấp tạo thành là cái gì ?

Lần thứ hai gấp lại ta được cái gì ?

Bt16. Ta có thể vẽ đường thẳng d' đi qua điểm A và vuông góc với đường thẳng cho trước chỉ bằng eke (coi 1 cạnh của eke như thước thẳng) như sau. Vẽ hình và thuyết minh.

Bt17. Treo bảng phụ, yêu cầu 3 hs lên bảng kiểm tra xem hai đường thẳng a và a' có vuông góc với nhau không ?

Bt18. Gọi hai hs lên bảng, một em đọc từng câu cho bạn kia vẽ.

Bt19. Trong hình ở bt 19, nếu muốn vẽ lại, các em sẽ vẽ cái gì đầu tiên ? Các em hãy hình dung trình tự vẽ lại hình này.

Gọi 2 hs lên bảng một em vẽ hình, một em ghi lại trình tự vẽ.

Các vết gấp tạo thành 4 góc vuông hay hai đường thẳng vuông góc.

 

 

Hs theo dõi.

 

 

Ba hs lên bảng thực hiện.

 

 

Hai hs lên bảng đọc và vẽ hình.

 

 

 

Hai hs lên bảng

4.3. Rèn luyện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Cho hs nhắc lại

- Khái niệm hai đường thẳng vuông góc.

- Tính chất đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.

- Đường trung trực của đoạn thẳng

4.4. Vận dụng:

- Ôn tập lí thuyết:

- Làm các bài tập: 20 (tr87sgk), 10,11,12,13 (tr75sbt)

- Chuẩn bị tiết sau: Thước đo độ, thước thẳng

- Đánh giá nhận xét tiết học:

GHI CHÚ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 4                                                                  Ngày soạn: ...../....../20....

Tiết  5                                                                   Ngày dạy:...../......./20....

§3. CÁC GÓC TẠO BỞI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CẮT HAI ĐƯỜNG THẲNG

I.MỤC TIÊU

1.Về kiến thức:  Hiểu được tính chất: “Cho hai đường thẳng và một cát tuyến. Nếu có một cặp                                   góc so le trong bằng nhau thì:  Hai góc so le trong bằng nhau; Hai góc đồng vị

       bằng nhau; Hai góc trong cùng phía bù nhau.

2. Về kỹ năng: Nhận biết được các cặp góc: so le trong, đồng vị, trong cùng phía.

3. Về thái độ: Bước đầu tập suy luận.

     4. Định hướng phát triển: năng lực tính toán, tư duy lập luận logic, tư duy giải quyết vấn đề.

II.Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ vẽ các góc đối đỉnh và không đối đỉnh.

2. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, giấy mỏng.

 

III. Phương pháp

       Vấn đáp, diễn giảng, dạy học tích cực ( nhóm).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

     4.1. Khởi động: Ổn định và kiểm tra sỉ số.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Vẽ hai đường thẳng phân biệt a và b, vẽ đường thẳng c cắt a tại A và cắt b tại b.

Nêu tên các cặp góc bằng nhau (không kể các góc bẹt) trên hình vẽ.

Góc A1 = A3 ; góc A2 = A4

Góc B1 = B3 ; góc B2 = B4

(vì đối đỉnh)

  4.2. Khám phá:

1. Góc so le trong. Góc đồng vị

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Ở hình vẽ trên, các góc A1, A4, B2, B3 gọi là các góc trong của a và b; các góc nằm ở hai phía của c gọi là các góc so le, các góc ở cùng một bên của c gọi là các góc cùng phía.

Hãy nêu tên các cặp góc so le trong, các góc trong cùng phía?.

 

Theo cách hiểu tự nhiên, các em nghĩ các góc đồng vị là như thế nào ?

Cho cả lớp làm ?1

 

 

 

 

Các góc so le trong: A1 và B3 ;  A4 và B2 ;

Các góc trong cùng phía: A1 và B2 ;  A4 và B3 ;

Các góc đồng vị là các góc có vị trí giống nhau đối với các đường thẳng a, b, c. Có 4 cặp:

A1 và B1;  A2 và B2;  A3 và B3;  A4 và B4

1 hs lên bảng vẽ hình và viết tên các cặp góc.

HĐ3: 2. Tính chất

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

?2. Gv vẽ lại hình lên bảng.

  A4 và B2 ; là cặp góc gì ?

a) Trong hình vẽ, hãy xem A1 và B3 có quan hệ như thế nào với các góc đã cho.

Dựa vào tính chất của hai góc kề bù, hãy tính số đo các góc đó

 

 

 

 

 

b) A2 và B4  có quan hệ như thế nào với các góc đã cho.

 

Qua bài toán có nhận xét gì ?

 

 Ta cũng dễ thấy, nếu cho một cặp góc đồng vị bằng nhau thì các cặp góc đồng vị khác bằng nhau, các cặp so le trong bằng nhau.

 

A4 và B2 ; là cặp góc so le trong.

a) A1 và B3 lần lượt là các góc kề bù của A4 và B2 ;

Hs có thể tính như sau

Vì  A1 và A4 kề bù nên:

A1 = 1800 – A4 = 1800 -450 = 1350

Vì  B2 và B3 kề bù nên:

B3 = 1800 – B2= 1800 – 450 = 1350 ;  

 

b) A2 và B4 ; lần lượt là các góc đối đỉnh với A4 và B2 ;

Hs có thể rút ra nhận xét như trong sgk.

 

Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì :

a) Hai góc so le trong còn lại bằng nhau.

b) Hai góc đồng vị bằng nhau.

4.3. Rèn luyện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Cho hs làm bt 21 và 22 (tr89sgk).

Bt21. Phải xem xét các cặp góc đó được tạo ra bởi các đường thẳng nào.

Bt22. Gv vẽ hai đường thẳng song song và cát tuyến.

a)   Yêu cầu một hs lên ghi tên các điểm, các đường thẳng và đánh số các góc.

b)   Tính số đo các góc A1, A2, A3, B1, B3, B4.

c)   Yêu cầu hs này phát biểu lại tính chất có bổ sung thêm ý c.

Hs xung phong lên bảng

 

 

 

 

a)   Cả lớp làm vào vở, 1 hs lên bảng.

 

b)   Hai hs lên bảng.

c)   Một hs lên bảng.

4.4. Vận dụng:

- Ôn tập lí thuyết: Xem lại bài trong sgk. Học thuộc tính chất đã bổ sung ý c.Quan sát trong thực tế những hình ảnh về các cặp góc so le trong, đồng vị, trong cùng phía.

- Làm các bài tập: 16, 17, 18,19,20 (tr75,76sbt).

- Chuẩn bị tiết sau: Thước thẳng, eke. Xem trước bài hai đường thẳng song song.

GHI CHÚ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                        Ngày dạy:

Tuần: 4   Tiết 6                                                               Ngày dạy:...../......./20....

§4. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I.MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

-     Ôn lại thế nào là hai đường thẳng song song (lớp 6).

-     Công nhận dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: “Nếu một đường thẳng cắt hai

   đường thẳng a, b sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a//b”.

2. Về kỹ năng:

- Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm cho trước ở ngoài một đường thẳng cho trước    và song song với đường thẳng ấy.

- Biết sử dụng eke để vẽ hai đường thẳng song song.

3. Về thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, yêu sự chính xác khoa học.

      4. Định hướng phát triển: năng lực tính toán, tư duy lập luận logic, tư duy giải quyết vấn đề.

II.Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ vẽ các góc đối đỉnh và không đối đỉnh.

2. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, giấy mỏng.

 

III. Phương pháp

       Vấn đáp, diễn giảng, dạy học tích cực ( nhóm).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

     4.1. Khởi động: Ổn định và kiểm tra sỉ số.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Kiểm tra hai hs.

 

 

 

Khi một đường thẳng cắt hai đường thẳng mà có một cặp góc so le trong bằng nhau, các em có nhận xét gì về hai đường thẳng đó (về số điểm chung của chúng) ? Vấn đề vào bài.

Hs1. Lên bảng làm bt 16 (tr75sbt).

Hs2. Lên bảng làm bt17 (tr76sbt). Phát biểu tính chất một đường thẳng cắt hai đường thẳng có một cặp góc so le trong bằng nhau.

Không có điểm chung nào.

4.2. Khám phá:

1. Nhắc lại kiến thức lớp 6.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Yêu cầu hs đọc trong sgk.

Ta đã biết hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung. Nhưng không thể kiểm tra được điều đó ?... mà ta cần sử dụng cái gọi là dấu hiệu ở phần sau đây.

Hs đọc hai lần phần đóng khung.

HĐ3: 2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Cho hs làm ?1. Nhìn hình vẽ đoán xem các đường thẳng nào song song với nhau.

Có nhận xét gì về vị trí và số đo của các góc cho trước ở hình vẽ.

 

 

Qua bài toán trên ta thấy rằng nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng khác tạo thành một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song. Đây là một tính chất quan trọng giúp chúng ta nhận biết hai đường thẳng song song, chúng ta thừa nhận điều này và gọi là dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

Cho hai hs đọc lại dấu hiệu trong sgk.

Trong dấu hiệu này, cần biết điều gì để suy ra hai đường thẳng song song ?

Vậy muốn vẽ hai đường thẳng song song với nhau ta làm thế nào ?

Hs ước lượng bằng mắt trả lời :

- a // b ; m // n ; d không song song với e.

Hình a, cho cặp góc so le trong bằng nhau.

Hình b, cho cặp góc so le trong không bằng nhau.

Hình c, cho cặp góc đồng vị bằng nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hai hs đọc bài, cả lớp theo dõi.

Cần có một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau.

 

HĐ4: 3. Vẽ hai đường thẳng song song.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Cho hs xem hình minh họa trong sgk, trao đổi để hiểu được và trình bày được cách sử dụng thước thẳng và eke vẽ hai đường thẳng song song.

Gv thực hiện thao tác vẽ như trong hình.

Vẽ hình và giới thiệu :

Cả lớp làm việc, 1 hoặc 2 hs trình bày cách vẽ của mình.

 

 

Cả lớp làm vào vở.

Ghi bài và vẽ hình.

Cho xy // x'y'. Khi đó :

- Các đoạn thẳng thuộc hai đường thẳng song song với nhau. AB // CD

- Các tia thuộc hai đường thẳng song song với nhau. Ax // Cx', By // Cx', ...

4.3. Rèn luyện:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Cho hs làm bt24(tr91sgk).

 

4.4. Vận dụng:

- Ôn tập lí thuyết: học thuộc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

- Làm các bài tập: 25, 26(tr91sgk) ; 21, 23, 24(tr77, 78 sbt).

- Chuẩn bị tiết sau luyện tập.

GHI CHÚ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 5                                                                          Ngày soạn:..../....../20....

Tiết 7                                                                             Ngày dạy:...../......./20....

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Thuộc và nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

2. Về kỹ năng: Vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng và song song với đường thẳng ấy; sử dụng thành thạo êke và thước thẳng.

3.Về thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau.

      4. Định hướng phát triển: năng lực tính toán, tư duy lập luận logic, tư duy giải quyết vấn đề.

II.Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ vẽ các góc đối đỉnh và không đối đỉnh.

2. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, giấy mỏng.

 

III. Phương pháp

       Vấn đáp, diễn giảng, dạy học tích cực ( nhóm).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

     4.1. Khởi động: Ổn định và kiểm tra sỉ số.

      4.2. Khám phá:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Bt25. Gọi 1 hs lên bảng làm bài tập 25 (tr91sgk)

Gọi 1 hs đứng tại chỗ đọc đề bài.

Hỏi thêm: Qua hai điểm A,B đã cho có thể vẽ được bao nhiêu cặp đường thẳng song song ?

 

Bt26. Gọi 1 hs lên bảng làm bài tập 26 (tr91sgk)

Gọi 1 hs đứng tại chỗ đọc đề bài.

 

Hỏi: Có thể vẽ góc 1200 như thế nào ?

 

 

 

Bt27. Gọi 1 hs đọc đề bài.

Bài toán cho biết điều gì ? Yêu cầu ta điều gì?

Vẽ tam giác ABC lên bảng.

Vẽ AD//BC như thế nào?

Vẽ AD=BC như thế nào?

HD thao tác vẽ.

Có thể vẽ được mấy điểm có tính chất như điểm D ?

BT28. Cho hs hoạt động theo nhóm để cùng củng cố lại cách vẽ hai đường thẳng song song.

GV: Hướng dẫn

Dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để vẽ.

Một hs lên bảng vẽ hình theo diễn đạt của đầu bài.

 

 

1 hs lên bảng vẽ hình theo diễn đạt của đầu bài và trả lời câu hỏi.

- Có thể dùng thước đo độ hoặc dùng eke vẽ góc 600 rồi vẽ góc kề bù với nó. Hoặc vẽ hai góc 600 kề nhau, tổng hai góc sẽ là một góc có số đo 1200.

Một hs đọc đề bt 27.

Cho tam giác ABC, yêu cầu vẽ đoạn thẳng AD sao cho AD = BC và AD//BC.

 

 

Suy nghĩ trả lời.

 

 

2 điểm.

 

Hoạt động theo nhóm.

Cách 1:

- Vẽ đường thẳng xx’

- Trên xx’ lấy điểm A bất kỳ.

- Dùng êke vẽ đường thẳng c qua A tạo với Ax góc 600.

- Trên c lấy B bất kỳ (B#A)

- Dùng êke vẽ góc y’BA = 600 ở vị trí so le trong với góc xAB.

- Vẽ tia đối By của tia By’ ta được y’y //xx’

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách 2: HS có thể vẽ hai góc ở vị trí đồng vị bằng nhau

4.3. Rèn luyện:

     Nhắc lại kiến thức trọng tâm trong bài tập đã sửa.

4.4. Vận dụng:

- Ôn tập lí thuyết:

- Làm các bài tập: 29 (sgk); 24, 25, 26 (tr78sbt).

- Qua bài 29 (sgk) thêm những suy luận để khẳng định rằng: nếu 2 góc cùng nhọn và có các cạnh tương ứng song song thì bằng nhau.

- Chuẩn bị tiết sau: Nghiên cứu trước bài “Tiên đề Ơ-Clit về đường thẳng song song”.

GHI CHÚ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 5                                                                              Ngày soạn:...../...../20.....

Tiết 8                                                                                 Ngày dạy:...../......./20....

§5.  TIÊN  ĐỀ  Ơ-CLIT  VỀ  ĐƯỜNG  THẲNG  SONG  SONG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Hiểu được nội dung của tiên đề Ơ-clit. Hiểu được nội dung tính chất hai đường thẳng song song.

2. Về kỹ năng: Biết cách tính số đo các góc còn lại khi cho hai đường thẳng song song bị cắt bởi một cát tuyến và biết số đo của một góc.

3. Về thái độ: Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, nâng cao trí lực.

     4. Định hướng phát triển: năng lực tính toán, tư duy lập luận logic, tư duy giải quyết vấn đề.

II.Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ vẽ các góc đối đỉnh và không đối đỉnh.

2. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, giấy mỏng.

 

III. Phương pháp

       Vấn đáp, diễn giảng, dạy học tích cực ( nhóm).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

     4.1. Khởi động: Ổn định và kiểm tra sỉ số.

         Kiểm tra bài cũ: (6’)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song?

- Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng a, hãy vẽ qua M đường thẳng b song song với a.

ĐVĐ: Gọi một Hs tiếp tục vẽ đường thẳng b theo cách khác (vẽ trên hình đã vẽ ở phần ktbc bằng phấn khác màu). Sau đó cho cả lớp nhận xét Có một đường thẳng đi qua điểm M...”

Đó chính là nội dung của tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song, và cũng chính là bài học hôm nay.

4.2. Khám phá:

Tiên đề Ơ-clit (10’)

Dựa vào hình vẽ hãy phát biểu tiên đề Ơ-clit?

Nhận xét và sửa chữa sai sót cho Hs để được tiên đề hoàn chỉnh.

Gọi vài Hs nhắc lại tiên đề.

Yêu cầu vẽ hình và tóm tắt tiên đề.

 

 

 

 

Yêu cầu Hs làm BT32 trên bảng phụ

Tự phát biểu tiên đề.

Lắng nghe và khắc sâu tiên đề Ơ-clit

 

Nhắc lại tiên đề như Sgk.

Ma, b đi qua M và là duy nhất.

 

HS suy nghĩ làm bài

Tính chất của hai đường thẳng song song (12’)

Cho hs làm bài tập

Gọi 3 Hs lần lượt lên bảng làm câu a; câu b, c; và câu d.

 

 

Nếu cho một đgt cắt 2 đt song song thì ta có kết luận gì?

 

 

Hãy nêu các cặp góc trong cùng phía? Có nhận xét gì về quan hệ của từng cặp?

Từ các nhận xét trên, hãy nêu tính chất của hai đường thẳng song song?

Đọc đề bài.

Hs1: Vẽ

Hs2: Vẽ dgt c cắt a tại A, cắt b tại B; Đo một cặp góc SLT => nhận xét. (2 góc SLT bằng nhau)

Hs3: Đo một cặp góc đồng vị => nhận xét.

(2 góc đồng vị bằng nhau)

Nếu một đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song thì:

+ Hai góc SLT bằng nhau.

+ Hai góc đồng vị bằng nhau.

Hai góc trong cùng phía có tổng số đo bằng 1800

2Hs lần lượt nêu tính chất.

4.3. Rèn luyện (10’)

Qua bài học trên các em cần nắm vững kiến thức nào?

BT34. 

Vẽ hình và viết tóm tắt theo lời của Hs.

Cho biết

; góc A4 = 370

Yêu cầu

a) Tính góc B1

b) So sánh hai góc A1 và B4

c) Tính góc B2

- Cho hs thảo luận nhóm.

Tiên đề Ơ-clit.

Tính chất 2 đường thẳng songsong.

Đọc đề và tóm tắt.

- Thảo luận nhóm và trình bày bài giải:

Theo tính chất 2 đường thẳng song song, do a // b nên:

a) B1 = A4 = 370 (hai góc so le trong)

b) A1 = B4 =  (hai góc dồng vị)

c) B2 + A4 = 1800 (hai góc trong cùng phía)

 

 

4.4. Vận dụng: (2’)

- Học thuộc dấu hiệu nhận biết và tính chất của hai đường thẳng song song; Tiên đề Ơclit.

- Làm các bài tập 31, 33, 36 Sgk.tr94

- Nghiên cứu trước các bài tập trong phần luyện tập. Tiết sau Luyện tập.

GHI CHÚ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 6                                                                                 Ngày soạn:...../....../20....

Tiết 9                                                                                    Ngày dạy:...../......./20....

LUYỆN TẬP

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Củng cố lại các kiến thức về hai đường thẳng song song : dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, tính chất của hai đường thẳng song song.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hai đường thẳng song song bằng thước thẳng, êke, thước đo góc, vẽ phác.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong khi vẽ hình và đo đạc.

4. Định hướng phát triển: năng lực tính toán, tư duy lập luận logic, tư duy giải quyết vấn đề.

II.Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ vẽ các góc đối đỉnh và không đối đỉnh.

2. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, giấy mỏng.

 

III. Phương pháp

       Vấn đáp, diễn giảng, dạy học tích cực ( nhóm).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

     4.1. Khởi động: Ổn định và kiểm tra sỉ số.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Kiểm tra 15’

Câu 1 (4đ) : Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

Câu 2(6đ) : Cho hình vẽ Biết a // b và góc M4 = 1200.

  1. Tính góc N2.
  2. So sánh góc M3 và góc N3.

                               a           3   2 M

                                                     4        1     

 

                                     b                      1       2    

                                                            N  4       3

 

4.2. Khám phá:

Hoạt động 2 : Luyện tập

HĐTP 2.1: Bài 1

Gv nêu đề bài.

Nêu cách vẽ đt a đi qua A song song với BC ?

HS lên bảng vẽ đt a.

 

Một HS lên bảng vẽ đt b đi qua B và song song với AC ?

Trả lời câu hỏi trong SGK ?

Giải thích tại sao ?

 

 

HĐTP 2.2: Bài 2

Gv nêu đề bài.

Yêu cầu HS phát biểu các tính chất của hai đt song song ?

 

Theo tính chất trên, nếu ta có a // b thì suy ra được điều gì ?

Từ đó hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau ?

Gv lưu ý HS có nhiều cặp góc khác với các góc vừa nêu.

HĐTP 2.3: Bài 3

Gv nêu đề bài.

Yêu cầu HS vẽ hình 24 vào vở.

Sau đó nêu tên các cặp góc bằng nhau và giải thích tại sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐTP 2.4: Bài 4 

Gv nêu đề bài.

Khi có hai đường thẳng song song thì ta suy ra được điều gì?

 

 

 

 

 

 

 

Xét hình 25b ?

Biết góc A4 bằng với góc B2, hoặc góc nào bằng với góc nào hoặc góc nào kề bù với góc nào thì kết luận được hai đt d và d’ song song với nhau ?

Từ hai phần 1 và 2 trong bài tập 4, ta rút ra kết luận gì ?

II/ Luyện tập

Bài 1: (Bài 35)

Vẽ được một đường thẳng a và một đường thẳng b, vì theo tiên đề Euclitde”qua một điểm nằm ngoài đường thẳng chỉ có thể vẽ được một đt song song với đt đã cho.

Bài 2 : (Bài 36)                                  

vì a // b nên :

a/  A1 = B 3 (sole trong )

b/  A2 = B2 (đồng vị )

c/ B3 + A4 = 180 ( trong cùng phía )

d/ B4 = A 1 ( sole ngoài )

Bài 3 : (Bài 37)

                  

Các cặp góc bằng nhau của hai tam giác CAB và CDE là :

  CBA = CED ( sole trong )

  CAB = CDE ( sole trong)

  BCA = DCE ( đối đỉnh )

Bài 4 : (bài 38 )

1/           

* Biết d //d’ thì suy ra :

A1 = B3 A1 = B1 A1 + B2 = 180.

* Nếu một đt cắt hai đt song song thì :

a/ Hai góc sole trong bằng nhau.      

  b/ Hai góc đồng vị bằng nhau.

c/ Hai góc trong cùng phía bù nhau.

 

2/ *A4 = B2 hoặc A4 = B4 hoặc A4 + B3 = 180 thì d//d’.

*Nếu một đt cắt hai đt mà hai góc sole trong bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau hay hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đt đó song song với nhau.

4.3. Rèn luyện:

Nhắc lại cách giải các bài tập trên.

 

4.4. Vận dụng:

- Làm bài tập 39 (tr95-SGK); bài tập 30 (SBT – Tr79)

- Xem trước bài “ Từ vuông góc đến song song “

GHI CHÚ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

Tuần: 6                                                                              Ngày soạn:...../....../20.....

Tiết 10                                                                               Ngày dạy:...../......./20....

§6. TỪ VUÔNG GÓC ĐẾN SONG SONG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:  - Phát biểu và hiểu được nội dung ba tính chất

  - Biết quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba.

2. Về kỹ năng: Học cách phát biểu một mệnh đề toán học

3. Về thái độ: Tập suy luận, vẽ hình chính xác.

      4. Định hướng phát triển: năng lực tính toán, tư duy lập luận logic, tư duy giải quyết vấn đề.

II.Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ vẽ các góc đối đỉnh và không đối đỉnh.

2. Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc, giấy mỏng.

 

III. Phương pháp

       Vấn đáp, diễn giảng, dạy học tích cực ( nhóm).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

     4.1. Khởi động: Ổn định và kiểm tra sỉ số.

            Kiểm tra bài cũ

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hs1. Nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

- Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng d, vẽ đường thẳng c đi qua M sao cho cd

Hs2. Phát biểu tiên đề Ơclit, phát biểu tính chất hai đường thẳng song song.

b)     Trên hình bạn vừa vẽ, hãy vẽ đường thẳng d sao cho dc.

Các em có nhận xét gì về quan hệ giữa d và d?

Hai hs lên bảng

      4.2. Khám phá:

Quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Cho hs quan sát hình 27, vẽ lại hình vào vở và trả lời 2 câu hỏi trong ?1.

 

 

 

Nếu 2 đường thẳng phân biệt cùng vuông góc một đường thẳng thì hai đường thẳng ấy có quan hệ gì? Hãy phát biểu thành một tính chất.

 

 

2 hs nhắc lại.

Tóm tắt:

 

Dựa vào những kiến thức đã học về vuông góc và song song, em nào có thể giải thích vì sao a và b cùng vuông góc với c thì a và b lại song song với nhau ?

Bằng cách suy luận tương tự ta có tính chất thứ hai về quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song.

Yêu cầu hs đọc hai tính chất trong sgk.

Gv tóm tắt lại hai tính chất bằng hình vẽ và kí hiệu.

Cho hs làm bt 40 để củng cố.

Cả lớp làm vào nháp

1 hs lên bảng vẽ lại hình và trả lời câu hỏi.

a) a // b

b) Vì c cắt a và b tạo thành cặp góc so le trong bằng nhau.

Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc một đường thẳng thì chúng song song với nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

Vì ac nên góc A2 = 900

Vì bc nên góc B2 = 900

Góc A2 = B2

ở vị trí đồng vị nên suy ra a // b theo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

 

Hai hs đọc bài.

Hs vẽ và ghi bài vào vở.

 

Cả lớp làm vào vở bt, 1 hs đọc kết quả.

2. Ba đường thẳng song song

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Cho hs thảo luận làm ?2.

Cho hs đọc tính chất.

Vẽ hình lên bảng và hỏi :

Dựa theo hai tính chất trên,
em nào có thể chứng
minh được vì sao
a // c và b // c thì a //b ?

 

Giới thiệu : Khi ba đường thẳng d, d, d song song với nhau từng đôi một, ta nói 3 đường thẳng ấy song song với nhau và kí hiệu là d // d // d.

Cho hs làm bt41 để củng cố.

Hs trả lời và vẽ lại hình vào phiếu học tập.

Hs đọc tính chất.

Kẻ dc.

Vì a // c ad (t/c 2)

Vì b //c  bd (t/c 2)

a và b cùng vuông góc với d nên theo tính chất 1 suy ra a // b.

 

 

 

 

Cả lớp làm vào vở bt, 1 hs đọc kết quả.

4.3. Rèn luyện:

       Học sinh nhắc lại quan hệ giữa tính vuông góc và song song.

       Học sinh nhắc lại thế nào là ba đường thửng song song.

4.4. Vận dụng:

- Ôn tập lí thuyết: Học thuộc nội dung 3 tính chất, vẽ lại hình và ghi tóm tắt bằng kí hiệu

- Làm các bài tập: 42, 43, 44(tr98sgk) ; 33, 34(tr80sbt).

- Chuẩn bị tiết sau luyện tập

- Đánh giá nhận xét tiết học: ....................................................................................................

GHI CHÚ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                          Ngày dạy:

Tuần: 7   Tiết 11                                                               Ngày dạy:...../......./20....

LUYỆN TẬP

A. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Nắm vững quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thắng thứ ba.

2. Về kỹ năng: Rèn kĩ năng phát biểu gãy gọn một mệnh đề toán học.

3. Về thái độ: Bước đầu tập suy luận.

4. Định hướng phát triển năng lực: Tính toán, tư duy.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Thước thẳng; phấn màu.

2. Học sinh : Thước thẳng, eke.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

HĐ1: Kiểm tra bài cũ.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Gọi 3 hs lên làm bt 42, 43, 44(tr98sgk), phát biểu các định lí liên quan.

Tổ chức lớp nhận xét và cho điểm.

Ba hs lên bảng làm bài.

HĐ2: Luyện tập.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Bt45. Hướng dẫn hs thao tác vẽ và suy luận.

d)   Vẽ đường thẳng d, vẽ đường thẳng d' // d ; vẽ d''// d.

e)   Nếu d' cắt d'' tại điểm M thì M có thể nằm trên d không ? Vì sao ?

Qua M ở ngoài d có d' và d'' phân biệt cùng song song với d, điều này có trái với tiên đề Ơ-clit không ? Vì sao ?

Nếu d' và d" không thể cắt nhau (vì trái với tiên đề Ơ-clit) thì chúng phải thế nào ?

Ở bt này ta đã chứng minh hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau bằng phương pháp phản chứng.

Trình bày lại chứng minh một lần.

Phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm 1, 3 làm bt 46, nhóm 2, 4 làm bt 47.

Đại diện hai nhóm lên bảng trình bày lời giải.

Cả lớp thực hiện theo hướng dẫn.

 

M không thể nằm trên d
vì d' và d'' không có điểm
chung với d.

Trái với tiên đề Ơ-clit. "Qua
một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho".

d' và d" phải song song với nhau.

 

 

 

 

 

Hs nghe.

Hoạt động nhóm theo yêu cầu của gv.

HĐ3: Gấp giấy (bt48).

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Yêu cầu hs lấy giấy mỏng đã chuẩn bị và thực hành gấp lại theo hình vẽ minh hoạ trong sgk.

Theo kiến thức đã học, em lí giải sự kiện song song đó như thế nào ?

Hai đường thẳng đó song song với nhau.

Có thể giải thích dựa theo định lí "hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau"

 

4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại các bt đã làm

- Làm các bài tập: 35, 36, 37, 38, 39(tr80sbt).

- Chuẩn bị tiết sau: Đọc trước bài định lí

- Đánh giá nhận xét tiết học: ..........................................................................................................

GHI CHÚ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                          Ngày soạn:

Tuần: 7   Tiết 12                                                               Ngày dạy:...../......./20....

§7. ĐỊNH LÍ

A. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Biết cấu trúc của một định lí (giả thiết và kết luận). Biết thế nào là chứng minh một định lí.

2. Về kỹ năng: Biết đưa một định lí về dạng “Nếu... thì...”

3. Về thái độ: Làm quen với mệnh đề logic.

4. Phát triển năng lực: Tính toán, hợp tác.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Thước thẳng.

2. Học sinh : Thước thẳng, eke.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

HĐ1: Kiểm tra bài cũ

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

HS1: Phát biểu tiên đề Ơ-clit, vẽ hình minh họa.

HS 2: Phát biểu tính chất của hai đường thẳng song song, vẽ hình minh họa. Chỉ ra một cặp góc so le trong, một cặp góc đồng vị, một cặp trong cùng phía.

Nhận xét, cho điểm.

Hai học sinh lên bảng kiểm tra.

ĐVĐ: Tiên đề Ơ-clit và Tính chất hai đường thẳng song song đều là các khẳng định đúng. Nhưng tiên đề Ơ-clit được thừa nhận qua vẽ hình, qua kinh nghiệm thực tế.

Còn tính chất hai đường thẳng song song được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng, đó là định lí.

Vậy định lí là gì, học định lí như thế nào ? Đó là nội dung bài hôm nay.

HĐ2: 1. Định lí

Cho học sinh đọc phần Định lí trong sgk.

Thế nào là một định lí ?

 

Cho hs làm ?1.

 

Hãy lấy thêm ví dụ về các định lí là tính chất đã học.

 

Nhắc lại định lí về hai góc đối đỉnh. Yêu cầu hs lên vẽ hình minh họa

 

 

 

 

Theo em, trong định lí trên cái gì đã có và nó suy ra cái gì ?

Trong một định lí, điều cho biết là giả thiết của định lí và điều suy ra là kết luận của định lí.

Mỗi định lí gồm mấy phần, là những phần nào?

Định lí trên có thể viết lại gỉa tthiết và kết luận như sau:

 

GT

đối đỉnh

KL

Mỗi định lí đều có thể phát biểu rạch ròi theo kiểu “Nếu...thì...”, phần nằm giữa từ Nếu và từ Thì là giả thiết, phần nằm sau từ thì là kết luận.

?2. a) Ghi lên bảng:“Hai đường thẳng  phân biết cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”. Hãy chỉ ra giả thiết và kết luận.

b) Yêu cầu một học sinh lên vẽ hình minh họa và ghi giả thiết kết luận vào khung bằng kí hiệu.

Học sinh đọc sgk

Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng.

Hs phát biểu lại 3 tính chất của bài Từ vuông góc đến song song.

1. Tính chất của hai góc đối đỉnh.

2. Tính chất của hai đường thẳng song song.

3. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

Cái đã có là đối đỉnh và từ đó suy ra .

Mỗi định lí gồm 2 phần

Giả thiết: Là những điều cho biết trước

Kết luận: Là những điều cần suy ra.

 

 

 

Một học sinh trả lời: GT: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba. KL: thì chúng song song với nhau.

Hs thứ 2.

GT

b//a

c//a

KL

b//c

 

 

 

 

 

 

HĐ3: 2. Chứng minh định lí

Trong định lí “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau, từ giả thiếtđối đỉnh, ta đã suy luận như thế nào để có được kết luận?

 

Quá trình suy luận dựa trên giả thiết và những khẳng định đúng để có được kết luận được gọi là chứng minh định lí.

Ví dụ: Chúng minh định lí: “Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông”.

Tia phân giác của một góc là gì ?

Vẽ hai góc kề bù xOy và yOx', vẽ hai tia phân giác Oj, Ok. Viết gt-kl của định lí.

 

 Từ những điều ở giả thiết, hãy lập luận để khẳng định kết luận là đúng.

Góc x’Oy và xOy  kè bù ta có điều gì?

Ok và Ol là  hai tia phân giác cho biết điều gì ?

 

Ta có ( kề bù)

        ( kề bù)

=>=

= 1800 =>

 

 

Một học sinh trả lời tại chỗ.

Một học sinh lên bảng ghi gt/kl.

GT

Góc x’Oy góc xOy kề bù

Ok là tia phân giác góc x’Oy

Ol là tia phân giác góc xOy

KL

Góc kOl là góc vuông

Một học sinh lên bảng ghi chứng minh.

x’Oy + xOy = 1800 ( hai góc kề bù)

Ok là tia phân giác x'Oy => yOk = 1/2 x'Ok

Ol là tia phân giác xOy => yOl = 1/2 xOy

kOl = 1/2 ( x’Oy + xOy) =1/2.1800 = 900

HĐ4: Luyện tập tại lớp

-     Định lí là gì ?

-     Thế nào là chứng minh định lí ?

 

HĐ 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn tập lí thuyết: Học bài theo gsk.

- Làm các bài tập: 49, 50, 51 (tr101sgk); bài tập 41, 42 (Tr 81-sbt)

- Chuẩn bị tiết sau luyện tập

GHI CHÚ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

                                                                                          Ngày soạn:        

Tuần: 8   Tiết 13                                                               Ngày dạy:...../......./20....

LUYỆN TẬP

A. MỤC TIÊU

1.Về kiến thức:

- Ôn lại nội dung một số định lí; biết minh hoa một định lý trên hình vẽ và viết giả thiết,kết luận

- HS biết diễn đạt định lý dưới dạng: “Nếu ... thì ...”;

2. Về kỹ năng: Nhận biết được gt/kl của một định lí, luyện tập vẽ hình, tập chứng minh định lí.

3. Về thái độ: Bước đầu tập suy luận để chứng minh định lý.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Êke, thước, bảng phụ (máy chiếu), phiếu học tập có nội dung: bt 53-sgk, bt 42-sbt

2. Học sinh : Êke, thước thẳng

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

HĐ1: Kiểm tra bài cũ.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hs1. Thế nào là một định lí ? Chứng minh định lí là gì ? Làm bt51.

Hs2. Giả thiết và kết luận của một định lí là gì?

Làm bt52.

Nhận xét - cho điểm.

Hai hs cùng lên bảng thực hiện.

HĐ2: Luyện tập.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Bài tập 42(tr81sbt).

Cho một hs đọc to cho cả lớp nghe.

Phát phiếu học tập.

Treo bảng phụ lên bảng.

Yêu cầu 1 đại diện lên điền vào bảng phụ.

Bt53.

Gv đọc đề bài : "Cho định lí : Nếu hai đường thẳng xx', yy' cắt nhau tại O và góc xOy vuông thì các góc yOx', x'Oy', y'Ox đều là góc vuông".

Định lí nói về hai đường thẳng nào ? hãy vẽ hình.

Đọc lại định lí và xem hình vẽ để ghi gt/kl.

 

 

Phát phiếu học tập cho hs thảo luận điền vào chỗ trống.

Thu phiếu học tập, treo bảng phụ lên giảng giải.

 

Một hs đọc bài.

Thảo luận nhóm.

Một hs lên bảng.

Hs nghe và theo dõi trong sgk.

 

GT

xx' cắt yy' tại O

xOy vuông

KL

yOx’ vuông

x’Oy’ vuông

y’Ox vuông

 

 

 

1) vì kề bù

2) theo gt và căn cứ vào 1).

3) căn cứ vào 2).

4) vì hai góc đối đỉnh.

5) căn cứ vào 4.

6) vì hai góc đối đỉnh.

7) căn cứ vào 6).

HĐ 3: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn tập lí thuyết; Làm các bài tập: 39, 40, 42(tr80, 81sgk); bt: 43, 45 (sbt)

- Chuẩn bị tiết sau: Trả lời các câu hỏi ôn tập chương I., tiết sau ôn tập chương

GHI CHÚ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                          Ngày soạn:

Tuần: 8   Tiết 14                                                               Ngày dạy:...../......./20....

ÔN TẬP CHƯƠNG I

A. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Hệ thống kiến thức trong chương.

2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, vẽ hình và kỹ năng giải toán hình học.

3. Về thái độ: Tập suy luận chứng minh hình học.

4. Phát triển năng lực: Tính toán, phân tích.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng vẽ hình 37(tr103sgk).

2. Học sinh : Thước thẳng.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

HĐ1: Hệ thống kiến thức.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi vào giấy.

Cho các em trao đổi giấy để kiểm tra theo lời đọc của gv.

Hs trả lời vào giấy.

HĐ2: Rèn luyện kỹ năng.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Bài tập 54(tr103sgk).

Treo hình vẽ lên bảng. Yêu cầu hs quan sát, viết tên các cặp đường thẳng vuông góc và song song, kiểm tra lại bằng eke.

 

 

Bt55. Hình 38 có những điểm nào, những đường thẳng nào ? Các điểm và các đường thẳng đó có quan hệ gì ?

Có nhận xét gì về quan hệ giữa các đường thẳng mới vẽ ?

 

 

 

 

Bài tập 56.

Vẽ đoạn thẳng AB dài 28cm lên bảng.

Đường trung trực của đoạn thẳng là gì ?

 

Cho hs làm tiếp các bt 45, 46(tr82sgk).

- Năm cặp đường thẳng vuông góc :

d1 d8, d1 d2, d3 d4, d3 d5, d3 d7

- Bốn cặp đường thẳng song song :

d8 // d2, d4 //d5, d4 // d7, d5 // d7.

 

 

 

 

Hình vẽ hai điểm M, N, hai đường thẳng d, e. Điểm N nằm trên d, điểm M không năm trên d, không nằm trên e.

Hai đường thẳng cùng vuông góc với d thì song song với nhau.

Hai đường thẳng cùng song song với e cũng song song với nhau.

Bài tập 56.

Vẽ đoạn thẳng AB dài 2,8cm vào vở.

Đường trung trực đi quan trung điểm và vuông góc với đoạn thẳng.

Vẽ đường trung trực

3: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn tập lí thuyết: Học thuộc lí thuyết theo các trả lời ở đầu bài.

- Làm các bài tập: 57 60(tr104sgk).

- Chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp.

- Đánh giá nhận xét tiết học: ..........................................................................................................

GHI CHÚ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                               Ngày soạn:

Tuần: 9   Tiết 15                                                               Ngày dạy:...../......./20....

 

ÔN TẬP CHƯƠNG I (tiếp)

I. MỤC TIÊU

11. Về kiến thức: Hệ thống kiến thức trong chương.

1.2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, vẽ hình và kỹ năng giải toán hình học.

1.3. Về thái độ: Tập suy luận chứng minh hình học.

     1.4 Định hướng phát triển:

                 - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề,hợp tác.

                 - Năng lực chuyên biệt: Tranh luận các nội dung toán học, sử dụng các kí hiệu, công thức, các yếu tố thuật toán.

       1.5 Tích hợp:

II.CHUẨN BỊ

      GV: Bảng phụ, thước thẳng, bìa tam giác

      HS: Dụng cụ học tập, kiến thức cũ.

III. PHƯƠNG PHÁP

      - Vấn đáp, diễn giảng, dạy học tích cực ( nhóm).

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

      4.1. Khởi động.

      Giới thiệu ôn tập và củng cố kiến thức chương.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

   4.2. Khám phá

Bt57(tr103sgk).

Khi vẽ đường thẳng tt' đi qua O và song song với a, các em thấy hình vẽ có thêm những góc nào ? Những góc đó có quan hệ với nhau như thế nào ?

Đgt tt' gọi

là đường phụ.

Bt58(tr104sgk).

Gọi 1 hs lên bảng làm bài.

 

 

 

 

 

Bt59(tr104). Treo hình vẽ lên bảng.

Cho biết d // d' // d'' và hai góc 600, 1100. Tính các góc E1, G2, G3, D4, A5, B6.

Bt57(tr103sgk).

Vẽ tt' // a.

Theo tính chất hai đường thẳng song song suy ra :

* (hai góc so le trong).

* (hai góc trong cùng phía).

Bt58(tr104sgk).

Gọi tên các đường thẳng và các điểm như hình vẽ.

a // b (cùng vuông góc với c).

x = 1800 - 1150 = 650. (trong cùng phía bù nhau). Bt59(tr104).

          4.3. Tái hiện kiến thức

                 Nhắc lại các bài tập trọng tâm 57,58,59.

    4.4. Vận dụng.

- Học thuộc lí thuyết.

- Xem lại các bài tập đã làm. Làm các bt48, 49(tr83sbt), bt60(tr104sgk).

- Chuẩn bị tiết sau: Kiểm tra cuối chương I.

   4.5. Tìm tòi mở rộng.

           Bài tập: 48 SBT/ 83

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiết 2.     Tuần: 7 Chủ Nhật, ngày 18/10/2009

KIỂM TRA CHƯƠNG I

A. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức trong chương của học sinh theo các cấp độ: Nhận biết, vận dung và thông hiểu.

2. Về kỹ năng: Đánh giá kĩ năng vẽ hình, đọc hình và trình bày lời giải của học sinh.

3. Về thái độ: Rèn luyện tính kỉ luật, ý thức tích cực, tự giác làm bài.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chuẩn bị đề, photo

2. Học sinh : Ôn tập các kiến thức trong chương.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA

HĐ1: Đề ra:

I . PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm  )

    Chọ đáp án  đúng nhất ghi vào bài làm của các câu sau:

Câu 1 :    Hai góc đối đỉnh thì :

        A.   Phụ nhau          B.   Bằng nhau      C .  Bù nhau              D.   Cùng bằng  900      

Câu  2 :Cho hai góc đối đỉnh  xÔy  và  x’Ôy’ , biết rằng  x’Ôy’ =  600  thì :

        A .  xÔy’  =  1200         B .  xÔy = 600                                         

        C.   Cả hai ý  A và B đều đúng                D .  Cả hai ý A và B   đều sai 

Câu 3 .  Hai đường thẳng vuông góc là hai đường thẳng cát nhau và trong các góc tạo thành có:

        A . 1 góc vuông      B .  2 góc vuông       C . 4 góc vuông        D . Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 4 .Đường trung trực của đoạn thẳng A B là :

       A . Đường thẳng vuông góc với AB tại trung điểm của AB,     B.Đường thẳng vuông góc với AB                                    

       C.  Đường thẳng qua trung điểm của AB,    D .Cả 3 ý trên đều đúng 

Câu 5 . Cho 3 đường thẳng a , b , c .Biết a // bvà  a // c  , suy ra :

        A. b cắt  c                B.  b c       C .  b // c                         D. b và c phân biệt

Câu 6Cho 3 đường thẳng  a , b , c phân biệt. Biết  ac  và  bc , suy ra

        A. a  //  b                  B . a trùng với  b     C.  a và  b cắt nhau     D .  a b   

Câu 7 : Hai đường thẳng song song là :

        A .Hai đường thẳng không cắt nhau                B. Hai đường thẳng phân biệt không có điểm chung

        C. Hai đường thẳng có hai điểm chung           D. Hai đường thẳng không trùng nhau

Câu 8 : Qua một điểm M nằm ngoài  đường thẳng a có thể vẽ mấy đường thẳn song song với đường thẳng a :           

         A . Một                   B . Hai                   C.  Ba                       D . Vô số           

 

II.  PHẦN TỰ LUẬN :( 6,0 điểm  )

 Câu 1: (2đ) Cho đoạn thẳng AB = 4cm.

a)      Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB.

b)     Trình bày rõ cách vẽ.

 Câu 2: (3đ) Xem hình vẽ, cho biết a//b và ca

      a) Đường thẳng c có vuông góc với đường thẳng b không?

Vì sao?

      b) Cho ñöôøng thaúng d caét hai ñöôøng thaúng a vaø b taïi

A vaø B. Cho bieát = 1150.  Tính soá ño caùc goùc ;; .

      c) Goïi Ax vaø By laàn löôït laø tia phaân giaùc cuûa caùc goùc vaø . Chöùng minh : Ax //By.

Câu 3:(1đ) Cho , là hai góc tù và có 0x // 0’x’, 0y // 0’y’ chứng minh =

.................. Hết ..................

 

 

BIỂU ĐIỂM & HƯỚNG DẪN CHẤM

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4điểm )

     Mỗi câu đúng cho 0,5đ

 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

C

A

A

C

A

B

A

 

II. PHẦN TỰ LUẬN  (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

a) Vẽ hình

b) Nêu cách vẽ:

- Vẽ đoạn thẳng AB dài 4cm

- Trên AB lấy điểm M sao cho: MA = MB = 2 (cm)

- Vẽ đường thẳng d đi qua M và vuông góc với AB

 

 

2

2- a)  Vì a//b (gt) và ca (gt) nên cb       

    b)  Ta có : a//b ( câu a)

+=1800 (hai góc trong cùng phía)

= 1800-= 1800 -1150 = 650               

  và = = 1150 (hai góc so le trong)           

*      == 1150                                         

c) Ta có:(1) (vì Ax là tia phângiác)

 (2) ( vì By là tia phân giác )

              Vì  a//b nên =(3) (hai góc so le trong)

Từ (1); (2) và (3) suy ra: = Ax//By ( vì cặp góc so le trong bằng nhau)

1,đ)

 

 

0,25đ

0,25đ

0,25đ

 

0,25đ

 

0,25đ

 

0,25đ

 

0,25đ

 

0,25đ

3

- HS vẽ đúng hình

- Vẽ tia 00’ lúc đó ta có:

1= 1 (hai góc so le trong)

2= 2 (hai góc so le trong)

Suy ra: 1+ 2 = 1 + 2 (Cộng vế với vế)

Hay =

0,25đ

 

 

0,25đ

 

0,25đ

0,25đ

          Lưu ý:   Học sinh có thể trình bày cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa

2: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại bài làm

- Chuẩn bị tiết sau: Giấy rời, bìa tam giác, kéo. Xem trước bài tổng ba góc của tam giác.

 

 

1

nguon VI OLET