Tuần 1

Tiết 1                                                                                 Ngày soạn: 21/ 8/ 2016

 

Học hát bài: BÓNG DÁNG MỘT NGÔI TRƯỜNG.

                                                         Nhạc và lời: Hoàng Lân

                                                                                            

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

-         Các em biết sơ lược về nhạc sĩ Hoàng Lân, nhạc sĩ có nhiều ca khúc thiếu nhi quen thuộc.

-         Dạy các em hát đúng lời và giai điệu bài hát "Bóng dáng một ngôi trường".

-         Hướng dẫn các em vận động theo nhạc khi hát.

2. Kỹ năng:

-         Các em được tiếp tục củng cố kỹ năng học bài hát mới: Nhận biết các ký hiệu âm nhạc của bài hát và biết cách sử dụng chúng như: Chuyển đổi nhịp; Dấu hóa suốt; Nghịch phách; Nốt hoa mĩ; Các dấu nối; dấu lặng đen, đơn. Đồng thời kết hợp ôn kiến thức về nhạc lí.

-         Củng cố kỹ năng phân tích các từ khó trong lời bài hát, chia câu, chia đoạn để lấy hơi và nhận biết giai điệu, nội dung bài hát.

-         Củng cố kỹ năng khởi động giọng.

3. Thái độ:

-         Giáo dục HS tình yêu mái trường, tình cảm gắn bó với thầy,cô giáo và bạn bè.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

-         Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,

-         Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

-         Đàn Organ - Máy casset.

-         Đàn, hát chỉ huy tốt bài hát "Bóng dáng một ngôi trường".

-         Đàn, hát trích một số bài hát: Đi học về; Bác Hồ-Người cho em tất cả....

-         Đệm đàn ghi ta và hát bài hát: Câu hò bên bờ Hiền Lương.

-         Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho học sinh. Dự kiến cách tổ chức, điều khiển lớp.

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)

Trang 1                                 

 


-         Kiểm tra việc chuẩn bị sách, vở... của học sinh và dặn học sinh cần chuẩn bị: SGK, vở (khoảng 20 trang cho cả năm học - Không viết chung với môn mĩ thuật), thước, bút, phân phối chương trình, vở chép nhạc; phách gõ...

3. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề.

GV giới thiệu: Khi còn ngồi trên ghế của nhà trường ở từng cấp học. Hẳn trong chúng ta không ai nghĩ đến sau này tất cả những hình ảnh của hiện tại hôm nay sẽ trở thành những kỉ niệm đẹp, sẽ chỉ còn đọng lại trong kí ức của mỗi người. Các nhạc sĩ cũng đã từng trải qua các cấp học như chúng tam, khi dời ghế nhà trường, các nhạc sĩ đã dùng ngôn ngữ của âm nhạc ghi lại những kỉ niệm đẹp về hình bóng ngôi trường mà các nhạc sĩ đã từng gắn bó. "Bóng dáng một ngôi trường" là một bài hát như vậy.  

b/ Triển khai bài.

TG

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

 

 

 

6 Phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8 Phút

 

 

 

11 Phút

Hoạt động 1

GV: Giới thiệu  về nhạc sĩ Hoàng Lân, HS: Nghe và trả lời câu hỏi.

Em nhắc lại sơ lược về nhạc sĩ Hoàng Lân?

(HS trả lời, GV bổ sung thêm-cùng ghi bài)

GV và HS hát trích một số ca khúc của H.Lân.

HS quan sát phần nhạc và trả lời câu hỏi.

Bài nhạc có các ký hiệu âm nhạc nào chúng ta đã học? Cách dùng chúng như thế nào?

GV: nhắc lại các ký hiệu âm nhạc cần chú ý.

Giọng Fdur; Dấu hóa suốt Sib; Nghịch phách; Nốt hoa mĩ; Thay đổi số chỉ nhịp; Dấu nối, luyến; Dấu lặng đen, đơn.

HS: Đọc lời bài hát, chia câu- G.thích từ khó.

GV: Mở băng mẫu bài hát, hs nghe 2 lần (F)

HS: Khởi động giọng theo đàn.

GV: Dạy từ đầu đến hết bài, lối móc xích.

I. Học hát bài :

"Bóng dáng một ngôi trường "

Nhạcvà lời: Hoàng Lân

1. Sơ lược về nhạc sĩ Hoàng Lân:

Tên khai sinh: Nguyễn Hoàng Lân. Sinh: 18.6.1942 tại Thị xã Vĩnh Yên-Tỉnh Vĩnh Phú.

Quê quán: Thị xã Sơn Tây - Hà Tây.

Cư trú: Hà Nội.

Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt nam.

Một số ca khúc: Đi học về(1962); Bác Hồ-Người cho em tất cả (1975); Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác (1978); Thật là hay (1980); Những bông hoa những bài ca...

 

2. Các kí hiệu nhạc lí trong bài:

Dấu hóa suốt (Sib); Nốt hoa mĩ; Thay đổi số chỉ nhịp...

 

3. Giai điệu bài hát:

Trang 1                                 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

10 Phút

 

GV: Gọi 1 nhóm đứng lên hát câu bất kỳ theo đàn, lớp nghe và nhận xét, GV sửa sai nếu có.

GV: Đàn, cả lớp hát 2-3 lần cả bài, kết hợp gõ theo nhịp, phách. Sau đó từng tổ hát.

Cho HS vận động theo nhạc. Hát ca nông đoạn B

HS: Cảm nhận và trả lời câu hỏi.

Bài hát có giai điệu. Nội dung như thế nào?

Nêu cảm nhận của em về lời bài hát?

GV: Giảng mở rộng liên hệ thực tế.

- Đoạn A: Từ đầu đến "Trong lòng chúng ta": Sôi nổi, nhiệt tình, khỏe khoắn.

- Đoạn B còn lại: Tha thiết, lôi cuốn đượm chút bâng khuâng, lưu luyến.

 

4. Nội dung: Bài hát thể hiện những tình cảm lưu luyến, gắn bó của các thế hệ học sinh đối với thầy cô, trường lớp.

 

4. Củng cố: (4 Phút)

-         HS nhắc lại nội dung bài học.

-         Cả lớp hát lại bài  "Bóng dáng một ngôi trường".

5. Dặn dò: (1 Phút)

-         Học thuộc lời, giai điệu bài hát "Bóng dáng một ngôi trường", kết hợp vận động theo nhạc. Nắm nội dung bài hát.

-         Đọc trước nội dung bài học ở tiết 2. Tìm các quãng 1-2-3... trong bài TĐN số 1.

-         Đọc trước các nốt nhạc và tìm các kí hiệu có trong bài TĐN số 1.

 

      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang 1                                 

 


Tuần 2

Tiết 2                                                                                Ngày soạn: 28/ 8/ 2016

 

Nhạc lí: GIỚI THIỆU VỀ QUÃNG

Tập đọc nhạc:  GIỌNG SON TRƯỞNG - TĐN SỐ 1

 

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

-         Các em được ôn lại khái niệm về quãng đã học ở lớp 7. Được biết các loại quãng Trưởng, Thứ, Đúng, Tăng...

-         Các em biết thế nào là giọng Son trưởng.

-         Đọc áp dụng giọng Son trưởng bài TĐN số 1.

2. Kỹ năng:

-         Củng cố kỹ năng khởi  động giọng: Lấy hơi, nhả hơi, hát tròn vành, rõ chữ...

-         Củng cố kỹ năng liên hệ thực tế và ví dụ đưa ra khái niệm.

-         Có kỹ năng đọc gam rải, trục giọng giọng Son trưởng, kỹ năng đọc tiết tấu, gõ nhịp, phách, biết tìm các bài nhạc viết giọng Son trưởng...

3. Thái độ:

-         Giúp các em có thái độ nghiêm túc khi học tập.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

-         Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,

-         Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

Đàn Organ - Máy casset.

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)

3. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề.

GV: Giới thiệu bài học;  HS khởi động giọng và đứng tại chỗ ôn lại bài hát "Bóng dáng ... trường" .

b/ Triển khai bài.

TG

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

15 Phút

 

 

 

Hoạt động1 (Cả lớp)

GV: Đàn 2 câu trong bài TĐN 1, hỏi.

Em hãy cho biết tại sao các nốt nhạc lại có độ cao khác nhau? Cùng với trường độ, tạo nên giai điệu khác nhau?

I. Nhạc lí

Giới  thiệu về quãng

1. Khái niệm:

Quãng là khoảng cách  về độ cao của hai âm thanh liền bậc hoặc cách bậc.

Trang 1                                 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(HS trả lời; GV bổ sung: G.điệu của bài hát, bản nhạc được tạo bởi tiết tấu về trường độ và các quãng về cao độ).

 Em nhắc lại khái niệm về quãng đã học ở lớp 7?

HS: Nhắc lại 1 HS đọc khái niệm trong SGK/11.

GV: Cho HS ghi khái niệm quãng. Tên và tính chất của quãng vào vở.

Có các loại quãng như sau.

GV: Kẻ khuông nhạc để HS nhớ SL cung, 1/2 cung trong 7 nốt nhạc cơ bản.

HS: Nhìn vào SGK/11. Thảo luận nhóm đôi. Đánh dấu SL cung vào ngay dưới các cặp nốt đã được ghi quãng.

Tổ 1: Cặp nốt 1, 2, 3 khuông 1/11.

Tổ 2: Cặp nốt 4, 5, 6 khuông 1/11.

Tổ 3: Cặp nốt 1, 2, 3 khuông 2/11.

Tổ 4: Cặp nốt 4, 5, 6 khuông 2/11.

HS: lên bảng đánh dấu vào ví dụ.

GV: gọi các nhóm lần lượt bổ sung SL cung từng cặp. Từ ví dụ =>

-         Quãng 1, 4, 5, 8 Đúng.

-         Quãng 2, 3, 6, 7 Trưởng.

-         Quãng 2, 3, 6, 7 Thứ.

-         Quãng 4, 5 Tăng.

HS: Đánh dấu SL cung vào ví dụ trong SGK theo bài làm trên bảng.

2. Tên và tính chất của quãng: Tùy theo số lượng cung hoặc nửa cung chứa trong quãng đó.

3. Các loại quãng: Trưởng, Thứ, Đúng, Tăng, Giảm. SGK/11.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Giọng son trưởng:TĐN SỐ 1

Trang 1                                 

 


20 Phút

 

 

 

Hoạt động2 (Cả lớp - nhóm)

GV: Giới thiệu về giọng Son trưởng.

HS: Mở SGK trang 8-9; 46; 48

Em quan sát các bản nhạc và cho biết?

Hóa biểu ở đầu các khuông nhạc.

Tên nốt mở đầu và kết thúc của bản nhạc.

HS: Trả lời các câu hỏi trên; GV ghi ra góc bảng phụ. (Pha#; Son-Si-Rê).

GV: Hướng dẫn HS đi vào từng phần cấu tạo; Đặc điểm... của giọng Son trưởng và ghi vào vở.

Khi tìm hiểu mỗi phần GV lại cho HS nhắc lại các ý ghi trên bảng phụ.

Cấu tạo Cung và nửa cung của giọng G giống giọng nào đã học ở lớp 7

HS: Trả lời: C

Đọc TĐN số 1 áp dụng giọng Son trưởng.

HS: Quan sát bài TĐN  và nhận xét về: Giọng;Nhịp GV gợi ý)

GV: Hướng dẫn HS đọc theo trình tự

Đọc tên nốt.

Đọc tiết tấu câu 1 và 3; Câu 2 và 4.

Đọc nốt kết hợp tiết tấu.

Đọc gam rải và trục giọngtheo đàn.

Đọc cao độ từng nốt.

Đọc cao độ từng câu theo đàn.   

Đọc cao độ cả bài kết hợp gõ phách.

Ghép lời kết hợp gõ nhịp (GV sửa nếu có)

Chia lớp làm 2: 1/2 đọc nhạc gõ nhịp + 1/2 hát lời gõ phách.

HS: Xung phong đọc từng câu hoặc cả bài.

GV: Đàn cho cả lớp đọc lại bài TĐN 1 lần gõ nhịp.

1. Giọng Son trưởng

a. Cấu tạo giọng Son trưởng

b. Đặc điểm giọng Son trưởng:

- Hóa biểu: Dấu Pha#

- Âm chủ  : Son

- Các âm ổn định: Son - Si - Rê

c. Cách xác định giọng Son trưởng.

- Bản nhạc có hóa biểu 1 dấu pha thăng.

- Các nốt mở đầu và kết thúc bản nhạc là: Son hoặc Si hoặc Rê.

VD: SGK trang 8-9; 46; 48-49.

 

 

2. Tập đọc nhạc số 1

-         Nhip 2/4

-         Bài TĐN được viết ở giọng son trưởng

-         Trường dộ: Nốt đen ,nốt móc đơn, nốt trắng.

Chia câu: 4 câu

Trang 1                                 

 


4. Củng cố: (4 Phút)

-         HS nhắc lại nội dung chính của bài học.

-         Đọc lại bài tập đọc nhạc theo tổ,gv chú ý sửa sai

-         Kiểm tra một số em và ghi điểm.

5. Dặn dò: (1 Phút)

-         Về nhà  học theo các mục I-II. Làm bài tập 1, ghi thêm số lượng cung/13.

-         Chép bài TĐN số 1 vào vở chép nhạc. -  Xem trước các phần của tiết 3.

-         Tìm và hát được các bài giới thiệu trong SGK/ 14.

-         Tìm thêm các ca khúc thiếu nhi phổ thơ không có tên trong tiết 3.

-         Ôn kỹ bài quãng, tiết 3 kiểm tra 15 phút.

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang 1                                 

 


Tuần 5

Tiết 5                                                                                Ngày soạn: 18/ 9/ 2016

 

                                Ôn tập bài hát:  NỤ CƯỜI

                     Tập đọc nhạc: GIỌNG MI THỨ-TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 2

                                                            

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

-         Giúp các em hát thuộc và thể hiện tốt sắc thái tình cảm bài hát "Nụ cười".

-         Các em biết sơ lược về giọng Mi thứ. Biết phân biệt được các bài hát, bản nhạc giọng Mi thứ với giọng Son trưởng.

-         Đọc áp dụng giọng Mi thứ bài TĐN số 2.

2. Kỹ năng:

-         Củng cố kỹ năng khởi  động giọng: Lấy hơi, nhả hơi, hát tròn vành, rõ chữ...

-         Củng cố kỹ năng liên hệ thực tế và ví dụ đưa ra khái niệm.

-         Có kỹ năng đọc gam rải, trục giọng giọng Mi thứ, kỹ năng đọc tiết tấu, gõ nhịp, phách...

3. Thái độ:

- Giúp các em có thái độ nghiêm túc trong tiết học.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

-         Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,

-         Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

-         Đàn Organ - Máy casset.

-         Tìm 1số bài hát, bản nhạc viết ở giọng Mi thứ: "Nối vòng tay lớn"

-         Đàn và đọc tốt bài TĐN số 2: Trích bài "Nghệ sĩ với cây đàn".

Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)

3. Nội dung bài mới:

a/ Đặt vấn đề.

b/ Triển khai bài.

TG

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

15 Phút

 

 

 

Hoạt động 1 (Cá nhân - nhóm)

GV: Giới thiệu bài học; cho HS khởi động giọng,  đứng tại chỗ hát bài "Nụ cười" kết hợp hát đuổi.

I. Ôn tập bài hát: Nụ cười

Hình thức hát tốp ca kết hợp hát ca nông.

Hình thức hát tốp ca có lĩnh xướng.

Trang 1                                 

 


 

 

 

20 Phút

 

 

GV: h.dẫn: 2 HS hát lĩnh xướng đoạn A (HS 1 câu 1-3; HS 2 câu 2-4) cả lớp hát đoạn B.

Hoạt động 2 (Cả lớp)

GV: Giới thiệu giọng Em. HS mở SGK/20; 30-31.

 Em quan sát các bản nhạc và cho biết?

+ Hóa biểu của bản nhạc là dấu gì?

+ Nốt mở đầu và kết thúc của bản nhạc?

HS: Trả lời; GV ghi ra góc bảng.

GV: Hướng dẫn Hs đi vào từng phần cấu tạo; Đặc điểm... của giọng Em, HS ghi vào vở.

(Cấu tạo cung và nửa cung của giọng Em giống giọng nào đã học ở lớp 8: HS trả lời: Am)

Cho HS đọc gam rải và trục giọng Em.

Trong giọng Am hòa thanh có nốt G# (Bậc VII;

Bậc VII của giọng Em hòa thanh là nốt nào?

(HS trả lời, GV hướng dẫn HS ghi giọng Mi thứ hòa thanh) HS:đọc Em hòa thanh theo đàn.

HS nhắc lại nội dung của phần II.

H.dẫn HS đọc bài TĐN2 áp dụng giọng Mi thứ.

HS: Quan sát bài TĐN trên bảng phụ và nhận xét về: Giọng; Nhịp; Chia câu...(GV gợi ý)

GV: Giới thiệu chùm 3 móc đơn, cho HS đọc.

GV: Hướng dẫn HS đọc theo đàn.

+ Đọc tiết tấu từng câu.

+ Đọc nốt kết hợp tiết tấu.

+ Đọc gam rải và trục giọng Mi thứ theo đàn.

 

 

II. Giọng mi thứ: TĐN SỐ 2

1. Giọng Mi thứ:

a. Cấu tạo giọng Mi thứ:

b. Đặc điểm giọng Mi thứ:

- Hóa biểu: Dấu Pha#

- Âm chủ  : Nốt Mi.

- Các âm ổn định: Mi - Son - Si (Nốt mở đầu hoặc kết thúc của bản nhạc.)

VD: SGK trang 18; 27-28.

c. Giọng Mi thứ hòa thanh: Nốt Rê#

2. Tập đọc nhạc số 2:

Nghệ sĩ với cây đàn (Em-4)

(Trích bài hát trong phim Tiếng hát trái tim của Nga)

                            Nhạc: Nga

1. Nhân xét:

-         Nhịp: 3/4

-         Cao độ: Sol - la - si - đô - rê -mi - fa

-         Trường độ: Nốt đen,mốc đơn, mốc kép, nốt trắng

-         Ký  hiệu:

-         Chia câu: 4 câu.

2. Tập đọc nhạc.

 

Trang 1                                 

 


 

+ Đọc cao độ từng câu theo đàn.  

+ Đọc cao độ cả bài kết hợp gõ phách.

+ Ghép lời kết hợp gõ nhịp (GV sửa sai nếu có).

+ 1/2 lớp đọc nhạc gõ nhịp+1/2 hát lời gõ phách.

+ Gọi HS đọc từng câu .

GV: Đàn cho cả lớp đọc lại bài TĐN số 2.

 

4. Củng cố: (4 Phút)

-         HS nhắc lại toàn bộ nội dung bài học.

5. Dặn dò: (1 Phút)

-         Học theo các mục I-II . Chép bài TĐN số 2 vào vở chép nhạc. Tập đọc, ghép lời, gõ nhịp, gõ phách. Đọc trước tiết 6, tìm khoảng cách quãng và SL cung ở các hợp âm.

         

GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6,7,8,9 ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT LH: Maihoa131@gmail.com

      Giáo án các bộ môn cấp THCS theo chuẩn KTKN, SKKN mới nhất theo yêu cầu, bài giảng Power Point, Video giảng mẫu các môn học, tài liệu ôn thi…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang 1                                 

 


Tuần 7

Tiết 7                                                                             Ngày soạn: 02/ 10/ 2016

 

KIỂM TRA

(Thực hành)

 

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

-         Giúp học sinh ôn lại các bài hát và TĐN đã học từ đầu học kỳ .

2. Kỹ năng:

-         Củng cố kỹ năng kiểm tra 1 tiết.

3. Thái độ:

-         Qua đó giúp các em cũng cố lại kiến thức nhạc lí, và có thái độ, kĩ năng thực hành kiểm tra nghiêm túc.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

-         Kiểm tra - đánh giá.

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

-         Nhạc cụ thường dùng

-         Đề thi

-         Nắm vững kiến thức các phần nhạc lí

Học Sinh:  

-         Chuẩn bị kĩ các nội dung dã ôn tập, tập phụ họa một số động tác.

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

-         Nắm sĩ số, nề nếp lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)

-           Thống nhất về qui chế

3. Nội dung bài mới: (38 phút)

a/ Đặt vấn đề:

b/ Triển khai bài.

Hoạt động 1Nhắc nhở: (1 phút)

-         GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình thực hiện

-         HS: chú ý

Hoạt động 2: Nhận xét  (1 phút)

GV: nhận xét ý thức làm bài của cả lớp

-         Ưu điểm:

-         Hạn chế:

5. Dặn dò: (1 phút)

-         Về nhà tập luyện thêm.

4. ĐỀ KIỂM TRA: Đại diện nhóm lên bốc thăm và cả nhóm thực hiện bài thi.

Trang 1                                 

 

nguon VI OLET