Ngày soạn: 4 – 09– 2020 Tuần 1,2,3
Ngày dạy: 7– 09 – 2020 Tiết 1,2,3,4,5,6
Chương I: DAO ĐỘNG CƠ
CHỦ ĐỀ 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ + BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trả lời được các câu hỏi: Thế nào là dao động cơ, dao động tuần hoàn ?
- Phát biểu được định nghĩa dao động điều hoà, viết được phương trình dao động điều hoà và nêu rõ ý nghĩa của các đại lượng trong phương trình.
- Nêu được mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều.
- Biết cách tìm biểu thức vận tốc, gia tốc trong dao động điều hoà.
- Nhận dạng được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ, vận tốc, gia tốc theo thời gian.
- Mô tả được cấu tạo và quá trình dao động của con lắc lò xo.
- Trình bày được sự khảo sát dao động của con lắc lò xo về mặt động lực học và về mặt năng lượng.
- Viết được công thức tính chu kì, tần số của con lắc lò xo.
- Viết được biểu thức bảo toàn cơ năng của con lắc ḷ xo khi không ma sát.
- Giải được một số bài toán đặc trưng cho dao động: chu kì, tần số; biên độ; năng lượng, lực đàn hồi.
- Mô tả cấu tạo và quá trình dao động của con lắc đơn.
- Trình bày sự khảo sát dao động của con lắc đơn về mặt động lực học và về mặt năng lượng.
- Viết công thức tính chu kì và tần số dao động của con lắc đơn.
- Viết được biểu thức định luật bảo toàn cơ năng khi không có lực ma sát tác dụng.
- Giải được một số bài toán xác định các đại lượng đặc trưng cho dao động điều hoà.
2. Kĩ năng:
- Đọc SGK, sử dụng toán học và kiến thức vật lí đã học để xây dựng các phương trình.
- Giải thích được tại sao dao động của con lắc lò xo là dao động điều hòa.
- Vận dụng được các biểu thức làm các bài tập đơn giản và nâng cao trong SGK hoặc SBT vật lý 12.
- Viết được phương trình động học của con lắc đơn.
3. Thái độ: Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập trên lớp, khẳng định giá trị bản thân thông qua các hoạt động học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt : Trình bày được các kiến thức về các loại dao động. Sử dụng kiến thức để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV
- Chuẩn bị nội dung bài, một số ví dụ thực tế
- Phiếu học tập củng cố bài học
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn lại chuyển động tròn đều của vật, chuẩn bị kiến thức toán học về lượng giác, đạo hàm và đọc trước bài mới.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Cấp độ
Tên
chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng




Cấp độ thấp
Cấp độ cao

DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
Nhận biết được các dạng dao động, dao động điều hòa, phương trình dao động, vận tốc, gia tốc
Tìm được mối quan hệ giữa các đại lượng li độ, vận tốc và gia tốc
Thiết lập được các phương trình li độ, vận tốc, gia tốc.
Tính toán được các đại lượng ở mức độ cơ bản
Giai được các bài toán nâng cao về dao động điều hòa như tìm thời gian, quãng đường,...

CON LẮC LÒ XO
- Công thức lực kéo về, công thức chu kì, tần số của con lắc lò xo
- Phương trình động lực học của con lắc lò xo.
- Công thức động năng, thế năng và co năng của con lắc lò xo
- Vị trí cân bằng của con lắc lò xo.
- Dao động của con lắc lò xo là điều hoà khi bỏ qua ma sát.
- Ý nghĩa của lực kéo về (phân biệt với lực đàn hồi)
- Giải các bài toán đơn giản về chu kì và tần số của con lắc.
-- Tính động năng, thế năng của con lắc tại li độ x.
- Tính cơ năng của con lắc lò xo
- Giải các bài toán liên quan đến sự biến thiên chiều dài, lực đàn hồi của lò xo.

CON LẮC ĐƠN
Công thức lực kéo về, công thức chu kì, tần số của con lắc đơn
- Phương trình động
nguon VI OLET