Trường THPT Nguyễn Khuyến  GDCD 11

Tuần: 25         Lớp dạy: 11A3

Tiết PPCT: 25

Ngày soạn: 22/02/2013

 

Bài 12

CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 (1 tiết)

 

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

     1. Về kiến thức

      - Nêu được tình hình tài nguyên, môi trường và mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường ở nước ta hiện nay.

      - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

     2. Về kỹ năng

      - Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.

      - Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

     3. Về thái độ

     - Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước.

     - Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi  gây hại cho tài nguyên, môi trường.

II.NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

     1. Nội dung cơ bản: 3 phần     

- Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.

- Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

     2. Kiến thức trọng tâm:

- Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH

      - Thuyết trình

      - Đàm thoại

      - Tình huống

VI.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

      - Sách giáo khoa GDCD lớp 11

      - Sách giáo viên GDCD lớp 11

      - Hướng dẫn thực hiện theo chuẩn kiến thức, kĩ năng GDCD 11

      - Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD, cấp THPT

      - Giấy khổ lớn, bút dạ...

      - Tình huống GDCD 11, Thực hành GDCD 11

V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

     1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

     2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

     Câu hỏi 1: Em hãy cho biết trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm?

     Gợi ý trả lời:

     - Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số.

     - Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động.

     - Động viên những người thân trong gia đình và mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm.

     - Có ý chí vươn lên nắm bắt khao học tiên tiến, có định hướng nghề nghiệp đúng đắn, chủ động tìm việc làm,.........

     3. Tổ chức cho HS lĩnh hội tri thức mới

              Lời vào bài (2 phút): Thiên nhiên có vai trò rất to lớn đối với cuộc con người. Ngay từ thời xa xưa con người đã biết dựa và dựa vào tự nhiên để tồn tại và phát triển. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử loài người, con người đã không ngừng tác động vào giới tự nhiên, cải biến và chinh phục nó. Tuy nhiên, sự tác động của con người đã làm cho tự nhiên biến đổi sâu sắc và gây ra những hậu quả khôn lường. hiện nay có rát nhiều những hiện tượng như: khí hậu trái đất nóng lên, băng tan, mưa axit, sóng thần… tất cả những hiện tượng đó là biến đổi của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

  Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Theo đánh giá của cục môi trường thế giói thì việt Nam là nột trong năm nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong những năm qua thực tế đã cho thấy nước ta luôn phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt, sạt lỡ đất, triều cường tăng mạnh… và chắc chắn trong tương lai không xa những hiện tương này sẽ còn tiếp diễn với cường độ mạnh mẽ hơn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên ? Tình hình tài nguyên  và môi trường của nước ta hiện nay như thế nào? Đảng và Nhà nước đã đưa ra chính sách gì nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường của đất nước? Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần thực hiện tốt chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trưởng? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nayi 12:  “ Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

 

 

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Nội dung bài học

Hoạt động 1: THUYẾT TRÌNH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ( 7 phut)

1.Tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay ( tham khảo sgk trang 96 – 97)

 

- GV: Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Tài nguyên có thể là:

+ Tài nguyên thiên nhiên

+ Tài nguyên xã hội.

+ Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo.

+ Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.

- GV: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Bao gồm môi trường tự nhiên ( bầu khí quyển, sông tự nhiên, hồ tự nhiên, biển, đồi, núi….) và môi trường sinh thái ( kênh, gạch do con người đào, các công trình thủy lợi, nhà máy, công viên…)

- GV: Dựa vào sự hiểu biết của mình em hãy cho biết tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: nhận xét, kết luận. TNTN đa dạng và phong phú

+ Khoáng sản phong phú (dầu mỏ, sắt, bô xít, thiếc, than…)

+ Đất đai mầu mỡ (phù sa {phân bố chủ yếu ở ĐBSH, ĐBSCL, ĐB Duyên Hải Miền Trung}, đất phèn {vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên}, đất feralit { phân bố chủ yếu ở vùng miền núi trung du}, đất mặn, đất phù sa cổ, bazan{ phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên}…)

+ Khí hậu (Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với bốn mùa xuân, , thu, đông rõ rệt. Tuy nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là mất ổn định vời thời gian bắt đầu-kết thúc các mùa và về nhiệt độ; Miền Nam có khí hậu nhiệt đới xavan với hai mùa: mùa khômùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm)

+ Rừng rộng, động vật, thực vật có nhiều loại đang nằm trong sách đỏ của thế giới (Sếu đầu đỏ, Gà lôi lam đuôi trắng, Voọc mũi hếch Bắc Bộ, Voọc ngũ sắc, Gấu...)

+ Biển rộng có nhiều phong cảnh đẹp( Lăng Cô, Nha Trang, Vũng Tàu…)

+ Ánh sáng, nước, không khí dồi dào

=> Đất nước ta có tài nguyên thiên nhiên và môi trường rất đa dạng và phong phú, nếu được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả thì sẽ góp phần phát triển đất nước.

- GV: tuy nhiên có một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là:

  Thực trạng về tài nguyên

+ Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt.

+ Rừng bị tàn phá, nhiều động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.

+ Chất lượng đất suy giảm, đất canh tác thu hẹp.

Thực trạng về môi trường

+ Ô nhiễm đất, nước, không khí, biển…

+ Sự cố môi trường: Bão, lũ lụt, hạn hán…ngày càng tăng

+ Nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường đã phát sinh ở cả thành thị và nông thôn

- GV: kết luận + giải thích thêm. Theo thống kê của môi trường thế giới: Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất từ ô nhiễm môi trường:

Cứ nước biển dâng lên 5m thì mất 16% diện tích, 35% dân số, 35% GDP bị nhấn chìm, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng chịu thiệt hại nhiều nhất.

Việt nam nằm trong số 5 quốc gia ở châu Á bị ảnh hưởng lớn nhất cùng với Trung Quốc, ấn Độ, Bănglađét, Inđônêxia

Môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người, nhiều căn bệnh phát triển (200.000 người bị ung thư- 5/2007, các bệnh về hô hấp như: lao, phổi. Bệnh điếc tai, bệnh ngoài da...)

- GV: Từ những thực trạng về tài nguyên, môi trường nêu trên Đảng và Nhà nước ta đã có những mục tiêu và phương hướng gì? Chúng ta vào phần 2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- HS: chú ý lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS: Nước ta có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng; đất đai màu mỡ; rừng có nhiều loại quý hiếm ( động vật có: voi, tê giác, bò rừng, hổ, báo, hươu sao, vượn; thực vật có: đinh, liêm, sến, táu, cẩm lai, giáng hương, lát hoa...); biển rộng lớn, phong cảnh đẹp, có nhiều hải sản quý; không khí, ánh sáng và nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho sự phát triển đất nước.

Hoạt động 2:ĐÀM THOẠI TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ( 21 phút)

2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 

 

 

 

- Mục tiêu

 

+  Sử dụng hợp lý tài nguyên

 

+  Làm tốt công tác bảo vệ môi trường

 

+  Bảo tồn đa dạng sinh học

 

+ Từng bước nâng cao chất lượng môi trường

 

 

 

 

 

- Phương hướng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tăng cường công tác quản lí của nhà nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân.

 

 

 

 

+ Coi trọng nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực.

 

 

 

 

 

+ Chủ động phong ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

 

 

 

 

 

 

+  Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên.

 

 

 

+  Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác.

 

 

 

- GV: Việt Nam là nước còn nghèo nàn lạc hậu và đang tiến lên quá trình CNH, HĐH. Theo em nước ta phải làm như thế nào để khai thác sử dụng tài nguyên và bảo môi trường một cách hiệu quả?

- GV nhận xét, kết luận: Trong điều kiện nước ta còn nghèo nàn đang trong quá trình thực hiện quá trình công nghiệp hóa đất nước thì vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Nếu chúng ta làm tốt vấn đề đó thì  sẽ tạo điều kiện thuận lời và là cơ hội tốt cho nước ta đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Còn ngược lại sẽ làm trở ngại trên con đường phát triển, nó sẽ kiềm hãm đến sự phát triển của quốc gia và chất lượng cuộc sống của người dân.

- GV: Vì thế, trong giai đoạn hiện nay của đất nước Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu gì trong chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: nhận xét, kết luận:

+ Sử dụng hợp lý tài nguyên.

+ Bảo vệ môi trường.

+ Bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

- GV: Những mục tiêu trên thể hiện chiến lược mang tính lâu dài, nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho con người, bảo đảm cho sự tồn tại lâu dài của xã hội  con người.

- GV: Để đạt được mục tiêu ấy, cần phải thực hiện những phương hướng nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: nhận xét, kết luận.

+ Nhà nước ta đã tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương. Trước hết là tăng cường và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, đã đề ra những quy định về khung xử phạt đối với hành vi làm tổn hại đến tài nguyên và môi trường. Luật bảo vệ môi trường đã

được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993, đây chính là cơ sở pháp lý cao nhất để toàn dân ta hành động vì môi trường.  Để dạt được những mục tiêu và xu hướng phát triển chung của nhân loại thì chúng ta cần phải thực hiện tốt  phương hướng thứ nhất của Đảng là: Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước.

+ Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm là do ý thức và hành vi của con người làm tổn hại đến TN, MT. Do vậy việc nâng cao ý thức cho người dân làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng của TNMT đối với cuộc sống cuả con người chính là biện pháp có ý nghĩa trực tiếp và lâu dài.

Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tiếp cận với các thông tin về môi trường đồng thời giáo dục cho người dân ý thức vệ sinh, tiết kiệm và ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường.

+ Cần phải tăng cường nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế và khu vực về bảo vệ môi trường nhằm nhanh chóng đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề môi trường.

Ví dụ: nghiên cứu tìm ra cách xử lí các loại phân gia súc,gia cầm làm chất đốt, hạn chế được ô nhiễm môi trường đem lại hiệu quả kinh tế.

Đồng thời chúng ta phải hợp tác với nước ngoài nhằm tìm ra biện pháp bảo vệ môi trường chung và chuyển giao công nghệ trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên.

+ Theo thống kê của môi trường thế giới: Việt Nam là một trong năm quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Chủ động ở đây có nghĩa là Nhà nước cần phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, trước mắt và lâu dài cho từng vùng miền để bảo vệ tài nguyên môi trường.

VD: Chương trình 135 về phủ xanh đất trống đồi trọc, giao khoán diện tích cần phủ xanh đến từng hộ gia đình. Đây chính là thực hiện phương hướng chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo vệ thiên nhiên.

+ Nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt tài nguyên ô nhiễm môi trường là do khai thác, sử dụng bừa bải tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản. Theo dự tính thì khoảng trong vòng 20 năm nữa VN cóa nguy cơ cạn kiệt về tài nguyên năng lượng. Chính vì vậy mà biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa trực tiếp và lâu dài.

+ Bên cạnh đó chúng ta cần tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại vào khai thác tài nguyên xử lý chất thải. Đây cũng chính là phương hướng thứ 5 của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- GV: Tài nguyên thiên nhiên có vai trò và ý nghĩa rấ quan trọng. Bảo vệ tài nguyên môi trường là yêu cầu bức thiết của toàn nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy mỗi chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường để xây dựng đất nước  phát triển bền vững.  chúng ta đi vào phần 3

- HS: sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS:

+ Sử dụng hợp lý tài nguyên.

+ Bảo vệ môi trường.

+ Bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Từng bước nâng cao chất lượng môi trường

 

 

 

 

 

 

 

- HS:

+ Tăng cường công tác quản lí của nhà nước.

+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân.

+ Coi trọng nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực.

+ Chủ động phong ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

+  Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên.

+  Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác.

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI GIÚP HS NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG. ( 5 phút)

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Tham gia các hoạt động bảo vệ, chống các hành vi vi phạm pháp luật.

- Vận động mọi người cùng tham gia.

 

- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên tham gia trò chơi trong vòng 2 phút. Yêu cầu HS ghi lên bảng những việc  HS có thể làm để bảo vệ tài nguyên và môi trường.

+ HS cử đại diện lên tham gia trò chơi.

- GV tổng kết đội nào nhiều  ý đúng hơn thì thắng, trao quà cho đội thắng.

- GV kết luận nội dung.

 

- GV: Môi trường và con người có môi quan hệ hữu cơ  gắn bó không thể tách rời, vì vậy hy vọng qua bài học ngày hôm nay các em sẽ nắm được những hiểu biết cơ bản và nâng cao ý thức bảo vệ tài mguyên, môi trường. Không những thế còn biết tham gia tuyên truyền để mọi người dân cùng thực hiện và thay đổi thái độ với môi trường. Thay cho việc con người chỉ biết khai thác, tân dụng môi trường cho lợi ích của mình bằng thái độ thân thiện, hợp tác, hoà hợp giữa con người và môi trường có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước và con người.

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách của ngày hôm nay và là trách nhiệm của tất cả chúng ta đối với tương lai.

- HS: chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS: tham gia trò chơi

 

     4. Củng cố ( 5 phút)

       - GV: kể cho học sinh nghe về đất nước Tuvalu xinh đẹp đang phải đấu tranh với tình trạng dâng cao của nước biển.

Trong khi các nước trên thế giới đang dùng bom đạn đánh nhau để dành từng tấc đất, tấc lòng , thì xứ Tuvalu đang tìm mọi cách để dành đất với ... nước biển .
Tuvalu là xứ nhỏ thứ nhì sau Nauru( co' chỗ nói thứ tư ) trên thế giới . Nó là một quần đảo san hô nhỏ bé nằm ở phía dông bắc của Úc , một nơi trông thần tiên như Hạ Uy Di . Với dân số hơn 10 ngàn người, sống trên một diện tích 10 dặm vuông , sống về ngư nghiệp , buôn bán dừa và các thuỷ sản . Tuy nhỏ bé vậy chứ Tuvalu có đủ truyền thông, báo chí . Dân chúng 93 phần trăm biết dọc biết viết nhờ chế đô, cưỡng bách giáo dục .
Với chín hòn đảo nhỏ , phần bằng cao hơn hết nằm 15 feet trên mặt biển , có nhiều nơi bây giờ hạ xuống còn 4 feet trên mặt biển mà thôi . Người ta sợ rằng chỉ trong vòng năm mươi năm nữa thôi là cái xứ tí hon này sẽ chìm xuống mất tăm dưới mặt nước . Nhiều người quan tâm đến hòn đảo này đang tìm cách bảo vệ nó bằng cách hô hào bảo vệ môi sinh để đừng làm tăng nhiệt độ quả địa cầu, một lý do làm cho mặt biển dâng cao . Chính phủ Tuvalu dang dùng hệ thống truyên hình và internet để quảng cáo xứ sở của họ cũng như để chuyển tin tức về bảo vệ môi sinh .

     5. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp (1 phút)

      - Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tài nguyên và môi trường.

      - Học bài và làm bài tập trong SGK trang 101.

      - Chuẩn bị bài 13 chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

     6. Phụ lục

Phụ lục 1

Cái chết từ từ của quốc đảo Tuvalu trên Thái Bình Dương

Với 9 hòn đảo và diện tích cả nước tổng cộng chỉ 26 km2, đảo quốc nhỏ bé Tuvalu ở Thái Bình Dương đang có nguy cơ bị xoá sổ hoàn toàn trong vài thập kỷ tới - hệ quả của sự nóng lên toàn cầu.

Cái chết được báo trước

Hiện nay, Tuvalu chỉ nằm trên mực nước biển trung bình 10cm, vì thế mà viễn cảnh quốc đảo biến mất là điều không còn xa vời. Đó cũng là lý do vì sao Phó thủ tướng nước này lo lắng cho tương lai của đất nước ông: “Chúng tôi đang cố gắng duy trì cuộc sống trên đảo, nhưng khi thời gian trôi đi, chúng tôi sẽ phải từ bỏ quê hương vì không có lựa chọn nào khác”.

Với diện tích 26km2, Tuvalu hiện nay là quốc gia nhỏ thứ 4 trên thế giới với dân số trên 10.000 người. Một số trong 9 hòn đảo của Tuvalu hiện không còn ai sinh sống. Nếu mực nước biển tiếp tục tăng như mức độ hiện nay, Tuvalu sẽ bị nước biển nhấm chìm trong vòng từ 30 tới 50 năm tới.

Phát biểu trong một hội nghị gần đây về môi trường tổ chức tại Hàn Quốc, Phó thủ tướng Tavau Teii phát biểu: “Chúng tôi chỉ mong rằng điều đó sẽ không xảy ra. Chúng tôi chỉ có cách là tự biến thành cá và sống dưới nước... Tất cả các quốc gia phải nỗ lực giảm khí thải trước khi quá muộn, giống như Tuvalu”.

Tuvalu hầu như không có ngành công nghiệp nào, không có quân đội, ít ô tô và chỉ có khoảng 8km đường được mở. Người dân nước này chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt cá và nông nghiệp. Đảo quốc này nhỏ tới nỗi tỉ lệ phân chia lao động không nhiều: một số người làm nghề nấu ăn, lái tàu, bán kem và các chính trị gia.

Các dải san hô ngầm cũng đang bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu và đe doạ tới các vùng đánh bắt cá cá - thức ăn chính của Tuvalu. Nước biển dâng cao xâm hại tới các nguồn nước ngọt, gây khó khăn cho người nông dân trong khi hạn hán liên tiếp đã hạn chế mưa - nguồn nước uốngchủ yếu của quốc đảo.

Tuvalu cũng từng hứng chịu những trận lũ lụt, bão và El Nino trong một thời gian dài. Nhưng các chuyên gia nghiên cứu sự thay đổi khí hậu dự đoán một tương lai thậm chí ảm đạm hơn với Tuvalu. Tất cả học sinh tại đảo quốc phải học cách sợ cụm từ “sự nóng lên toàn cầu” mà hệ quả của nó là những hồ nước bị nhiễm mặn và những vụ mùa thất thu.

Rainer Lagoni, giáo sư lĩnh vực luật hàng hải tại Đại học Hamburg, Đức đặt câu hỏi: “Tuvalu sẽ trở thành một quốc gia ảo?”. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, không có định nghĩa một quốc gia nếu không có lãnh thổ.

Giải pháp

Shuuichi Endou, nhiếp ảnh gia tại Tuvalu, cho biết, không ít người dân trên đảo chính Funafuti của đất nước đã di cư sang các quốc gia láng giềng. Nhiều cặp vợ chồng trẻ đã bỏ chạy khi đất đang chìm dần dưới chân họ. Các nhà chức trách đang thuyết phục New Zealand và Australia để người dân Tuvalu được nhập cư trong trường hợp các hòn đảo của Tuvalu không thể là nơi sinh sống an toàn.

Cho tới nay, khoảng 3.000 người dân Tuvalu đã rời bỏ quê hương. Cộng đồng sống lưu vong lớn nhất là tại thành phố Auckland, New Zealand. Tuy nhiên, những người tị nạn đang tiếp tục kêu cứu những cánh cửa đã đóng chặt, đặc biệt là quốc gia láng giềng Australia, nơi nhập cư đã trở thành một vấn đề mấu chốt trong các chiến dịch tranh cử.

Kể từ khi gia nhập Liên Hợp Quốc năm 2000, chính phủ Tuvalu đã cố gắng đặt những mỗi lo ngại của quốc đảo vào chương trình nghị sự của tổ chức. Nỗ lực của họ cũng đã được đền đáp. Tuvalu giờ đây được xem là ví dụ điển hình cho thấy sự thay đổi khí hậu đã ảnh hưởng như thế nào tới một quốc gia.

Nỗ lực của chính phủ, những nhà hoạt động môi trường, những người quan tâm tới thực trạng của Tuvala đã khiến cộng đồng quốc tế phải chú ý. Một số chuyên gia giờ đây tin rằng cần thay đổi luật quốc tế để giải quyết ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu. Bên cạnh Tuvalu, một số quốc gia nhỏ bé khác như Kiribati, Vanuatu và quần đảo Marshall cũng được xem là những khu vực nguy hiểm. Các quốc gia này đang lo ngại về tương lai của họ mặc dù thảm hoạ thực sự sẽ chỉ có thể xảy ra sau vài thập kỷ nữa.

Theo Spigel, Reuters - (DanTri)

 

Phụ lục 2

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Đã có rất nhiều bài học cho các nước vì quá coi trọng tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo được sự bứt phá lớn về kinh tế, mong vượt lên các nước khác về kinh tế, song đã phải trả giá đắt về việc làm cạn kiệt và suy thoái môi trường. Trung Quốc – quốc gia có sự phát triển thần kỳ về nền kinh tế đã trở thành gánh nặng cho môi trường là một ví dụ.
Trung Quốc hiện có 16 trong 20 đô thị ô nhiễm nhất trên thế giới; 4 đô thị tệ nhất nằm ở vùng Đông Bắc giàu than đá (70% nhu cầu năng lượng của Trung quốc lấy từ than đá). Mưa acid chứa sunphur dioxide từ các nhà máy điện than đá thải ra rơi trên 1/4 lãnh thổ Trung Quốc, làm giảm năng suất mùa màng và xói mòn mọi công trình xây dựng. Đất đai Trung Quốc cũng tàn lụi vì phát triển. Phá rừng, song song với khai thác quá mức đồng cỏ để nuôi súc vật và canh tác đã biến các vùng ở Đông Bắc Trung Quốc thành sa mạc. Sa mạc Gôbi đang dần xâm chiếm miền Tây và Bắc Trung Quốc, lan rộng mỗi năm khoảng nửa triệu héc ta. 1/4 lãnh thổ Trung Quốc nay đã thành sa mạc do mất rừng. Cục Lâm vụ Trung Quốc ước lượng là hiện tượng sa mạc hoá đã biến 400 triệu dân Trung Quốc thành người tị nạn môi sinh, phải tìm kiếm nơi ở mới. Đất đai bị ô nhiễm cũng gây lo ngại về an toàn thực phẩm. Sông Dương Tử và sông Hoàng Hà là hai nguồn cung cấp nước quan trọng nhất cho Trung Quốc bị ô nhiễm nặng. Sông Dương Tử tiếp nhận 40% nước cống, hơn 80% nước thải chưa qua xử lý. Sông Hoàng Hà cung cấp nước cho 150 triệu người và nước tưới cho 15% đất nông nghiệp Trung Quốc, nhưng 2/3 nước sông này không an toàn và 10% vào loại nước cống thải. Báo cáo tiên đoán lượng mưa ở lưu vực 3 con sông trong 7 lưu vực chính của Trung Quốc, nghĩa là các vùng xung quanh sông Hoài, sông Liêu và sông Hải sẽ giảm, làm mất đi 37% sản lượng lúa mì, lúa gạo và bắp vào năm 2050. Để sản xuất một đơn vị hàng hoá, Trung Quốc phải tiêu thụ tài nguyên gấp 7 lần so với Nhật Bản, 6 lần so với Hoa Kỳ và 3 lần so với Ấn Độ(4).
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác, tình trạng ô nhiễm môi trường do tăng trưởng kinh tế gây ra ở Việt Nam là điều không tránh khỏi, đang là một trong những vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế quốc tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua rất ngoạn mục. Tuy nhiên, cảnh báo của nhiều tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam rằng, chúng ta không thể chạy theo các chỉ số tăng trưởng kinh tế mà bất chấp tình trạng môi trường sống đang bị hủy diệt quá nhanh. Nói cách khác, môi trường bị hủy diệt chính là mặt trái của tăng trưởng ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu môi trường ở Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy: thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trong 10 tỉnh thành phố được điều tra có tỉ lệ ô nhiễm môi trường cao nhất, đặc biệt là ở các khu công nghiệp trọng điểm. WB nhận định: ô nhiễm môi trường chính là thách thức chính đối với tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam.
Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đã chỉ ra rằng, bây giờ là thời điểm mà Việt Nam cần kiên trì theo đuổi phát triển bền vững. Nếu không giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường thì Việt Nam sẽ có thể xóa đi tất cả các thành tựu đã đạt được từ trước tới nay… Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã nhấn mạnh: 20 năm tăng trưởng kinh tế liên tục, nhưng cứ tăng 1 GDP mà không có chiến lược môi trường thì sẽ mất đi 3GDP về môi trường.
Đảm bảo một sự cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế với đòi hỏi bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thế hệ hiện tại trong tăng trưởng và phát triển, vừa không làm phương hại gì đến nhu cầu và khả năng ứng dụng các nguồn tài nguyên của các thế hệ tương lai là một yêu cầu bức thiết của PTBV. Vì thế, PTBV về kinh tế và PTBV về môi trường thực chất là phát triển “ bình đẳng và cân đối” để duy trì sự phát triển mãi mãi, để cân bằng giữa lợi ích của các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ. Thực hiện sự phát triển “bình đẳng và cân đối” về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sẽ chấm dứt tình trạng đi kèm với lợi nhuận tăng cao là cái giá phải trả bằng tính mệnh của người dân bị đe doạ… do ô nhiễm môi trường từ tăng trưởng kinh tế.
Phát triển “bình đẳng và cân đối” giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của PTBV. Để thực hiện được vấn đề đó, cần phải:
Một là, thay đổi nhận thức của các chủ thể kinh tế theo định hướng mới cần thiết về phát triển kinh tế (cả cấp vĩ mô và vi mô) trong việc ngăn cản sự chuyển biến nhanh những nhận thức về sinh thái trong hoạt động kinh tế, chấm dứt cách tư duy: một nền kinh tế hài hòa với môi trường sẽ làm thiệt hại đến mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế thật cao là vấn đề trọng tâm cần làm trước còn việc bảo vệ môi trường thì sẽ thực hiện sau và có thừa tiền để sửa sai nếu xảy ra ô nhiễm môi trường…
Xã hội hoá giáo dục môi trường cần được thực hiện và triển khai nhanh chóng đối với các chủ thể kinh tế. Bởi lẽ, sự tác động vào môi trường tự nhiên một cách tự phát và gây thảm hoạ không chỉ cho môi trường tự nhiên mà còn tác động xấu đến sự tăng trưởng kinh tế khi những chủ thể này chưa nhận thức đúng đắn vai trò của môi trường, của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh tế.
Hai là, việc đưa các vấn đề môi trường vào trong quá trình lập kế hoạch phát triển quốc gia nói chung, trong phát triển kinh tế nói riêng phải được coi là một trong những giải pháp quan trọng để vượt qua thách thức về môi trường; cần sớm đưa bảo vệ môi trường thành một ngành kinh tế, thành chính sách kinh tế điều tiết hoạt động phát triển. Đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Do vậy, bên cạnh việc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân ở cả vĩ mô và vi mô, dài hạn và ngắn hạn cần có sự kết hợp việc khai thác tiềm năng với việc bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái nhằm đảm bảo PTBV.
Ba là, giảm thiểu giới hạn mâu thuẫn giữa hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái thông qua việc thích ứng mục tiêu kinh tế và cách thức tác động nó vào nhu cầu sinh thái. Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trong hệ thống tự nhiên, hệ thống tái tạo trong tăng trưởng kinh tê. Cần nắm vững quy luật của sự phát triển đều có giới hạn trong mỗi hệ sinh thái sử dụng trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển bền vững. Phát hiện và khuyến khích mục tiêu hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng công nghệ mới, thực hiện chuyển giao công nghệ, thực hiện công nghệ “xanh và sạch”… trong hoạt động kinh tế.
Bốn là, áp dụng biện pháp kinh tế trong quản lý môi trường: đánh thuế các sản phẩm có thể và gây ô nhiễm môi trường, thu lệ phí với các hoạt động kinh tế gây ô nhiễm môi trường, cấm hoạt động đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết xử lý các vi phạm về môi trường của các tổ chức, cá nhân theo Luật Môi trường ban hành; ưu đãi, đầu tư cho các hoạt động kinh tế thân thiện, cải thiện với môi trường tự nhiên.
Phát triển kinh tế mù quáng sẽ huỷ hoại môi trường. Song, phát triển một nền kinh tế với phương châm công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách có ý thức, sáng suốt, có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, của toàn thể xã hội thì việc bảo vệ môi trường sẽ được đảm bảo. Đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường chính là thực hiện sự PTBV về tăng trưởng kinh tế, về bảo vệ môi trường./.

 

 

Phụ lục 3

Một số vấn đề xã hội

Thiếu đói trong nông dân

Trong tháng 01/2013, cả nước có 30,9 nghìn hộ thiếu đói, giảm 53% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 125,4 nghìn nhân khẩu thiếu đói, giảm 53,4%. Thiếu đói tập trung chủ yếu tại các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, trong tháng các cấp, các ngành và địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói gần 500 tấn lương thực và hơn 350 triệu đồng.

Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Trong tháng, cả nước có 2,6 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết; 9 trường hợp mắc viêm não vi rút; 4 trường hợp mắc thương hàn và 2,9 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 5 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể làm 63 người bị ngộ độc. Cũng trong tháng 01/2013, cả nước có 1,4 nghìn trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, nâng tổng số người nhiễm HIV tính đến 17/01/2013 lên 263,6 nghìn người, trong đó 108 nghìn trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 54,2 nghìn người tử vong do AIDS.

Tai nạn giao thông

Theo báo cáo sơ bộ (từ 16/12/2012 đến 15/01/2013), trên địa bàn cả nước đã xảy ra 972 vụ tai nạn giao thông, làm chết 890 người và làm bị thương 580 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 6,2%, số người chết giảm 4,3% và số người bị thương giảm 24%. Bình quân một ngày trong tháng, trên địa bàn cả nước xảy ra 31 vụ tai nạn giao thông, làm chết 29 người và làm bị thương 19 người.

Thiệt hại do thiên tai

Cơn bão số 1 cùng thời tiết rét đậm, rét hại xảy ra trong tháng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư của một số địa phương. Thiên tai làm 24 người chết và mất tích; 250 ha hoa màu bị ngập, hư hỏng; hơn 500 gia súc các loại bị chết. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong tháng ước tính hơn 7 tỷ đồng.  

Bảo vệ môi trường

Trong tháng Một, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 182 vụ cháy, nổ, tăng 9,6% so với tháng trước, làm 11 người chết và thiệt hại ước tính trên 25 tỷ đồng. Cũng trong tháng, cơ quan chức năng đã phát hiện 530 vụ vi phạm quy định về vệ sinh môi trường tại 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó 259 vụ bị xử lý với tổng số tiền phạt gần 4 tỷ đồng.

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

 

 

 

  

Thoại sơn, ngày 18 tháng 02 năm 2013

GVHD giảng dạy duyệt      Sinh viên thực tập

 

 

 

     Phạm Thái Ngọc                              Nguyễn Văn Bậu

Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường                                                                           1

 

nguon VI OLET