Trường THPT Phú Tân                                                                Kế hoạch dạy học lớp 11

 

 

Tuần: 8 tiết 29

 

 

NGỮ CẢNH

I. Mục tiêu bài học.

1.kiến thức, kĩ năng , thái độ

  a. VÒ kiÕn thøc:

 - Khái niệm ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

- Các nhân tố của ngữ cảnh:

+ Các nhân vật giao tiếp với những đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, nhận thức…

+ Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: bối cảnh văn hóa, bối cảnh tình huống và hiện thực lời nói, câu văn, đề cập tới.

+ Văn cảnh: tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng hiện diện trong văn bản, đi trước và đi sau yếu tố ngôn ngữ đang được xem xét.

- Vai trò của ngữ cảnh:

+ Đối với người nói (viết) và quá trình tạo lập văn bản: ngữ cảnh là cơ sở cho sự lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và các phương tiện ngôn ngữ .

 + Đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản: ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của văn bản.

b.VÒ kü n¨ng:

- Các kĩ năng thuộc quá trình tạo lập văn bản: lựa chọn đề tài, triển khai đề tài, kĩ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, kĩ năng kết cấu văn bản,...

 - Các kĩ năng thuộc quá trình lĩnh hội văn bản: lĩnh hội các yếu tố ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh, phân tích, bình giá các yếu tố ngôn ngữ trong ngữ cảnh.

 - Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản,...

c.Thái độ :

- Biết nói và viết phù hợp với ngữ cảnh

- Linh hoạt trong quá trình giao tiếp…

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

Qua tiết học hình thành các em năng năng lực hợp tác và thẩm mĩ

II.Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

+ GV :  giáo án, sách giáo khoa,sách giáo viên

+ HS : tập ghi chép, sách giáo khoa

III. Tổ chức hoạt động của học sinh

  1. Hoạt động dẫn dắt vào bài

a. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút

b. GV dẫn dắt vào bài: 3 phút

       GV: Có câu nói: Ở đó có vui không? Các em có thể xác định câu nói đó  Là của ai nói với ai? Đó nhng người như thế nào và có quan h với nhau ra sao ?

HS trả lời.GV nhận xét, dẫn vào bài:

      Để câu nói trở nên c th khiến ngưi nghe, người đc d dàng xác đnh được nhân vt giao tiếp, nội dung giao tiếp thì người nói, người viết phải dựa vào ngữ cảnh và để hiểu rỏ chúng ta sẽ tìm hiểu bài “Ngữ Cảnh” ở tiết học hôm nay.

Nguyễn Thị Nga

 


Trường THPT Phú Tân                                                                Kế hoạch dạy học lớp 11

 

 

  1. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng ngữ cảnh.

- Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu:

 HS nắm được khái niệm ngữ cảnh, các nhân tố của ngữ cảnh.

- Phương pháp: Hỏi – đáp, thảo luận cặp, giảng giải.

 

GV yêu cầu HS đọc mục I SGK, trao đổi cặp và trả lời câu hỏi.

 

- So sánh câu nói ở mục I,1 và câu nói ở mục II,2? Câu nói ở mục nào xác định được? tại sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Theo em hiểu một cách đơn giản thì ngữ cảnh là gì?

 

 

HS trao đổi, đại diện cặp trả lời, bạn khác bổ sung. GV nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

GV yêu cầu HS đọc mục II SGK, trao đổi cặp và trả lời câu hỏi.

Theo em để thực hiện được giao tiếp chúng ta cần phải có những yếu tố nào?

 

 

I. Khái niệm ngữ cảnh

1. Khảo sát ví dụ

 

Xét vd:

- Chúng ta không thể xác định được  câu nói đó của ai, nói ở đâu ….

- Đó là một câu vu vơ vì không thể xác định được:

+ Các nhân vật giao tiếp.

+ Thời gian, không gian câu đó xuất hiện.

+ Đối tượng được nói đến.

+ Thời điểm sự việc được nhắc đến.

- Ở mục 2 là câu xác định vì:

+ Nhân vật giao tiếp: Chị Tí nói với  Liên, gia đình bác xẩm, Bác Siêu…

+ Thời gian, không gian xác định.

+ Đối tượng được nói đến : mấy người phu gạo hay phu xe..

+ Thời điểm của sự phủ định tính từ buổi tối.

 

2. Kết luận

- Ngữ cảnh là yếu tố giúp cho câu nói trở nên cụ thể, khiến người nghe, người đọc có thể dễ dàng xác định được nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, thời gian và không gian giao tiếp.

 

II. Các nhân tố của ngữ cảnh

1. Nhân vật giao tiếp

- Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (viết ), người nghe ( đọc).

+ Một người nói - một người nghe: Song thoại.

+ Nhiều người nói luân phiên vai nhau: Hội thoại

+ Người nói và nghe đều có một "vai" nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, ...-> chi phối việc lĩnh hội lời nói.

Nguyễn Thị Nga

 


Trường THPT Phú Tân                                                                Kế hoạch dạy học lớp 11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các yếu tố của ngữ cảnh có mối quan hệ với nhau như thế nào?

 

HS trao đổi, đại diện cặp trả lời, bạn khác bổ sung. GV nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

* Chốt kiến thức: Các khái niệm ngữ cảnh, các yếu tố của ngữ cảnh cần được hình thành thông qua sự tìm hiểu và phân tích các ngữ liệu thực tế, qua thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ; thông qua ngữ liệu hình thành kiến thức

 

2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

- Bối cảnh giao tiếp rộng ( còn gọi là bối cảnh văn hóa): Bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, chính trị...ở bên ngoài ngôn ngữ.

- Bối cảnh giao tiếp hẹp ( còn gọi là bối cảnh tình huống): Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.

- Hiện thực được nói tới( gồm hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp): Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động...diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.

3. Văn cảnh

- Bao gốm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.

Hoạt động 2:  Vai trò của ngữ cảnh.

- Thời gian: 7 phút

- Mục tiêu: HS nắm được vai trò của ngữ cảnh

- Phương pháp: Hỏi – đáp, giảng giải.

 

GV yêu cầu HS đọc mục III SGK và trả lời câu hỏi:

Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với việc sản sinh và lĩnh hội văn bản?

Vd: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá.

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Đầu thế kỉ XX phong trào cách mạng đang diễn ra sôi nổi . Tố Hữu đang trong tâm trạng “Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước.Biết chọn một dòng hay để nước trôi” thì bắt gặp được lí tưởng của Đảng nhà thơ đã viết bài thơ.

Chúng ta có thể thấy được tâm trạng vui say, sôi nổi yêu đời của Tố Hữu

HS trả lời cá nhân, GV nhận xét bổ sung.

 

* Chốt kiến thức: Ghi nhớ SGK

 

III. Vai trò của ngữ cảnh

- Đối với người nói (viết ): Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ...

- Đối với người nghe( đọc ): Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung, ý nghĩa. mục đích...của lời nói.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi nhớ.- SGK.

 

Nguyễn Thị Nga

 


Trường THPT Phú Tân                                                                Kế hoạch dạy học lớp 11

 

3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức )

- Thời gian : 10 phút

- Mục tiêu : Cũng cố kiến thức đã học.

- Phương pháp : Trao đổi, thảo luận nhóm

 

GV chia lớp thành 8 nhóm, hoạt động trong vòng 5 phút với yêu cầu sau:

 

Nhóm 1+2: bài tập 1

 

Nhóm 3+4: Bài tập 2.

 

Nhóm 5+6: Bài tập 4.

 

Nhóm 7+8: Bài tập 5.

 

Hết thời gian, đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm và thuyết trình. Nhóm khác nhận xét bổ sung.

* GV chốt kiến thức:

 

Bài tập 1: Hai câu văn trong " Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch có từ mấy tháng nay nhưng chưa có lệnh quan. Trong khi chờ đợi người nông dân thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thù.

 

Bài tập 2: Hai câu thơ trong bài "Tự tình" (bài II) của Hồ Xuân Hương: "Đêm khuya văng vẳng......trơ cái hồng nhan...." Hiện thực được nói tới là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi, bẽ bàng, chua xót của nhân vật trữ tình.

 

Bài tập 4:  Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài "Vịnh khoa thi Hương"(Tú Xương ): Sự kiện năm Đinh Dậu, thực dân Pháp mở khoa thi chung ở Nam Định. Trong kỳ thi đó có toàn quyền Pháp ở Đông Dương và vợ đến dự.

 

Bài tập 5:  Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi, hai người không quen biết nhau. Câu hỏi đó người hỏi muốn biết về thời gian. Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian, để tính toán cho công việc riêng của mình.

IV/ Rút kinh nghiệm :

 ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần: 8 Tiết: 30,31,32     

Nguyễn Thị Nga

 


Trường THPT Phú Tân                                                                Kế hoạch dạy học lớp 11

 

 

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945

 

I. Mục tiêu bài học.

1.kiến thức, kĩ năng , thái độ

a. Kiến thức :

Những đặc điểm cơ bản làm nên diện mạo và bản chất một nền văn học mới.

b. Kĩ năng :

Biết cách phân tích, nhận xét, đánh giá những tác giả tác phẩm mới.

c. Thái độ :

Biết vận dụng kiến thức vào việc học tác giả, tác phẩm cụ thể.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

Qua tiết học hình thành các em năng năng lực hợp tác và thẩm mĩ

II.Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

+ GV :  giáo án, sách giáo khoa,sách giáo viên

+ HS : tập ghi chép, sách giáo khoa

III. Tổ chức hoạt động của học sinh

  1. Hoạt động dẫn dắt vào bài

a. Kiểm tra bài cũ: Không

b. GV dẫn dắt vào bài: 7 phút

GV: Văn học Việt Nam được chia làm mấy giai đoạn? chương trình học lớp 10 và những tuần vừa qua của lớp 11 các em đã được học những tác phẩm thuộc giai đoạn văn học nào?

HS trả lời, GV dẫn vào bài: Văn học Việt Nam được chia làm 2 giai đoạn: văn học dân gian và văn học viết trong đó văn học viết chia làm 2 giai đoạn: văn học trung đại và văn học hiện đại, Các em đã được tìm hiểu văn học dân gian và văn học trung đại. Hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài học “khái quát văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến CMT8 năm 1945”, mở đầu cho một giai đoạn văn học mới – văn học hiện đại.

2.  Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1 Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

-         Thời gian: 58 phút

-         Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.

-         Phương pháp: Hỏi – đáp, giảng giải.

 

Tiết 33:

GV: Nêu đặc điểm cơ bản của VHVN từ XX- CM8/45?

HS dựa vào các mục lớn SGK trả lời

GV: Em hiểu thế nào là hiện đại hóa?

HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung, GV nhận xét.

 

I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945.

1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

- Khái niệm hiện đại hoá: được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp VHTĐ và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học trên thế giới.

Nguyễn Thị Nga

 


Trường THPT Phú Tân                                                                Kế hoạch dạy học lớp 11

 

 

GV: Nội dung hiện đại hóa văn học diễn ra trên phương diện nào?

HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung, GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

GV hướng dẫn HS dựa vào SGK trả lời lần lượt các câu hỏi.

 

GV: Quá trình hiện đại hoá của VHVN thời kì này diễn ra qua mấy giai đoạn? Nội dung của mỗi giai đoạn? Những thành tựu đạt được? Các tác giả tiêu biểu?

HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung, GV nhận xét.

 

GV: Vì sao GĐ 3 VHVN mới thực sự trở thành hiện đại?

HS dựa vào nội dung SGK phần này để làm rõ.

 

GV: VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CM/8.1945 phân hoá ra sao? Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu thuộc các bộ phận, các xu hướng văn học?

HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung, GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIẾT 34:

 

 

- Nội dung hiện đại hóa văn học diễn ra trên mọi mặt, ở nhiều phương diện:

+ Thay đổi quan niệm về văn học; văn chương chở đạo văn chương là một hoạt động nghệ thuật, đi tìm và sáng tạo cái đẹp, nhận thức và khám cuộc sống.

+ Chủ thể sáng tạo: Từ nhà nho nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp

+ Công chúng văn học:Tầng lớp nho sĩ->tầng lớp thị dân.

+ Xây dựng nền văn xuôi TiếngViệt: Hiện đại hóa thể loại văn học; Xuất hiện nhiều thể loại mới; Phóng sự, Kịch, phê bình.

Vì vậy hiện đại hóa VH là một đòi hỏi tất yếu, khách quan của VH dân tộc trong thời đại mới.

- Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua 3 giai đoạn.

a/ Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920.

b/ Giai đoạn 2: Từ 1920 đến 1930.

c/ Giai đoạn 3: Từ 1930 đến 1945.

 

 

 

 

 

 

 

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

2.1. Bộ phận VH công khai là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng luật pháp của của chính quyền thực dân phong kiến. Phân hóa thành nhiều xu hướng:  

+ Xu hướng văn học lãng mạn

   *Nội dung: Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ.

   *Đề tài: Thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo

   *Thể loại: Thơ và văn xuôi trữ tình.

+ Xu hướng văn học hiện thực

    *Nội dung: Phản ánh hiện thực thông qua những hình tượng điển hình

    *Đề tài: Những vấn đề xã hội

    *Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.

Nguyễn Thị Nga

 


Trường THPT Phú Tân                                                                Kế hoạch dạy học lớp 11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: VH VN thời kì này phát triển với tốc độ như thế nào?

HS : VH phát triển cả về số lượng và chất lượng.

 

GV: Kể tên những tên tuổi đáng tự hào?

HS : Liệt kê

 

GV: Vì sao có tốc độ phát triển ấy?

HS : Nêu nguyên nhân phát triển.

* Chốt kiến thức: Văn học được đổi mới theo hướng hiện đại hoá, Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng.

 

2.2. Bộ phận VH không công khai là văn học cách mạng, phải lưu hành bí mật

- Nội dung:

          *Đấu tranh chống thực dân và tay sai

          *Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do.

         *Biểu lộ nhiệt tình vì đất  nước.

- Nghệ thuật:

        *Hình tượng trung tâm là người chiến sĩ

        *Chủ yếu là văn vần.

Hai bộ phận văn học trên có sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ.

3. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng.

- VH phát triển cả về số lượng và chất lượng

- Nguyên nhân:

   + Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biện hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.

   + Ngoài ra phải kể đến sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học.

   + Còn một lí do rất thiết thực: Lúc này văn chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn là một nghề có thể kiếm sống.

 

Hoạt động 2 : Thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CM/8.1945.

-         Thời gian: 20 phút

-         Mục tiêu: HS nắm được thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CM/8.1945

-         Phương pháp: Hỏi – đáp, giảng giải.

 

 

 

 

GV: Những truyền thống tư tưởng lớn của lịch sử VH VN là gì? VH thời kì này có đóng góp gì mới về tư tưởng?

 

HS trả lời cá nhân, GV nhận xét, bổ sung :

Truyền thống yêu nước mang nội dung dân chủ: Đất nước phải gắn với nhân dân

  Truyền thống nhân đạo mang nội dung mới: Đối tượng của VH là những con người bình thường trong xã hội; nhân đạo còn gắn với ý thức cá nhân của tác giả

II.Thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CM/8.1945.

 

1. Về nội dung, tư tưởng:

 

vẫn tiếp tục phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc và đóng góp thêm về tinh thần dân chủ. Lòng yêu nước gắn với yêu quê hương, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút.

  Nhân tố mới: Phát huy trên tinh thần dân chủ.

Nguyễn Thị Nga

 


Trường THPT Phú Tân                                                                Kế hoạch dạy học lớp 11

 

    Chủ nghĩa anh hùng với quan niệm nhân dân là anh hùng gắn với lí tưởng cộng sản và chủ nghĩa quốc tế XHCN

  GV  hướng dẫn HS tìm và phân tích một số dẫn chứng trong các tác phẩm đã học.

 

GV : Giai đoạn này bao gồm những thể loại và ngôn ngữ văn học nào ?

HS trả lời cá nhân, GV nhận xét. 

 

 

* Chốt kiến thức :

Đây là thời kì văn học có vị trí rất quan trọng đối với lịch sử phát triển của văn học Việt Nam.Ở thời kì này, văn học đã có bước phát triển nhảy vọt về mọi mặt, tạo tiền đề cho sự phát triển của văn học thời kì sau. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Về thể loại và ngôn ngữ văn học:

Cá thể loại văn xuôi phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn. Các thể loại mới như phóng sự, bút kí, tùy bút, kịch nói đều đạt được thành tựu. Thơ ca phải thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại để thể hiện tinh thần dân chủ của thời đại mới với cái tôi cá nhân đầy cảm xúc.

 

TIẾT 35 :

Hoạt động 3 :  Lập bảng so sánh thành tựu Cổ điển và thành tựu Hiện đại.

-         Thời gian: 40 phút

-         Mục tiêu: HS nắm thấy được điểm giống nhau và khác nhau giữa thành tựu cổ điển và thành tựu hiện đại. Giữa thơ trung đại và thơ hiện đại

Phương pháp: làm việc nhóm.

GV chia lớp làm 8 nhóm, hoạt động bằng cách trả lời những câu hỏi gợi ý giáo viên đưa ra. Làm việc nhóm trong vòng 10 phút trên bảng phụ sau đó GV gọi đại diện nhóm lên trình bày và thuyết trình sản phẩm của nhóm mình, nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung.

Phân chia công việc :

+ Nhóm 1+2 : Các thể loại VH mới xuất hiện ở thời kì này là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Lập bảng so sánh thành tựu Cổ điển và thành tựu Hiện đại.

TT cổ điển

TT hiện đại

- Đề tài, cốt truyện: vay mượn.

- Kể theo trật tự thời gian

- Nhân vật: phân tuyến rạch ròi, thể hiện tâm lí theo hành vi bên ngoài

- Chú trọng cốt truyện li kì.

- Tả cảnh, tả người theo lối ước lệ.

- Kết cấu tác phẩm: chương hồ.i

- Kết thúc tác phẩm: Có hậu.

 

 

 

 

 

 

Xoá bỏ những đặc điểm của tiểu thuyết trung đại

 

 

Nguyễn Thị Nga

 


Trường THPT Phú Tân                                                                Kế hoạch dạy học lớp 11

 

   + Nhóm  3+4+5:  Tiểu thuyết hiện đại khác truyện thơ Nôm thời trung đại như thế nào? Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng cụ thể

 

 

 

 

   + Nhóm 6+7+8: Thơ hiện đại khác thơ thời trung đại như thế nào? Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng cụ thể

 

Đại diện nhóm thuyết trình.

 

GV tæng kÕt, thèng nhÊt lêi gi¶i chung, nhÊn m¹nh kiÕn thøc vµ kü n¨ng chñ yÕu.

 

 

Gọi 1 đến 3 học sinh đọc phần ghi nhớ .

 

* Chốt kiên thức : Kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học trước đó. Mở ra một thời kì VH mới: Thời kì VH hiện đại.

- Lời văn biền ngẫu.

 

 

Thơ trung đại

Thơ hiện đại

Mang đầy đủ những đặc điểm thi pháp VH trung đại.

- Phá bỏ các quy phạm chặt chẽ.

- Thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính phi ngã.

 

- Lí luận phê bình

- Ngôn ngữ, cách thể hiện, diễn đạt, trình bày.

+ Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, qui phạm nghiêm ngặt của VHTĐ.

 

Kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học trước đó.

- Mở ra một thời kì VH mới: Thời kì VH hiện đại.

 

IV. Tổng kết :  Giáo viên chốt lại bài học.

3. Hoạt động luyện tập (củng cố kiến thức )

- Thời gian : 5 phút

- Mục tiêu : Cũng cố bài học.

- Phương pháp : Hỏi - đáp

            GV:  Tại sao văn học thời kì này được gọi là văn học hiện đại ?

            HS trả lời, HS khác bổ sung, GV nhận xét.

 GV cho HS bài tập về nhà:  So sánh hai bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và Đây mùa thu tới của Xuân Diệu. Rút ra những nhận xét về sự khác nhau của 2 thời kì văn học.

* Chốt kiến thức: Thời kì này đã xoá bỏ những đặc điểm của tiểu thuyết trung đại, phá bỏ các quy phạm chặt chẽ,  thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính phi ngã.

IV/ Rút kinh nghiệm :

...................................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Nga

 


Trường THPT Phú Tân                                                                Kế hoạch dạy học lớp 11

 

GIÁO ÁN TỰ CHỌN

Tuần 8, tiết 8

 

CỦNG CỐ THÊM VỀ THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH,

BẰNG NHỮNG BÀI TẬP.

 

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu cần đạt:

a. Kiến thức

Củng cố thêm về kiến thức làm văn, nhất là văn nghị luận.

b. Kĩ năng

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập luận phân tích trong bài văn nghị luận.

c. Thái độ

Có ý thức vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh khi viết bài văn nghị luận.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

Qua tiết học hình thành năng lực thẩm mĩ

II. CHUAÅN BÒ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 

 - GV: SGK, SGV- SBT, ra ®Ò , x©y dùng dµn ý.

 - HS: SGK- SBT, bµi häc chÝnh vÒ  “v¨n tÕ nghÜa sÜ CÇn Giuéc”.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

  1. Hoạt động dẵn dắt vào bài
  1. Kiểm tra bài cũ:
  2. GV dẫn dắt vào bài: 5 phút

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

lập luận phân tích là gì? Nêu mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích? Chỉ ra cách phân tích?

HS trả lời

(Nếu câu trả lời tốt, GV có thể cho điểm)

GV dẫn vào bài:

Hôm nay chúng ta cùng củng cố thao tác lập luận phân tích bằng những bài tập.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:  Ôn lại kiến thức về thao tác lập luận phân tích

-         Thời gian: 5 phút

-         Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại kiến thức về thao tác lập luận phân tích.

-         Phương pháp: Hỏi – đáp.

GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ:

Lập luận là gì? Phân tích là gì? Thế nào là lập luận phân tích?

HS trả lời, HS khác bổ sung, GV nhận xét.

* Chốt kiến thức: Lập luận phân tích là chia nhỏ các đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét rồi tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng.

1) Lập luận:

    Là đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng nhằm hướng người đọc (người nghe) đi đến một kết luận mà người viết ( người nói) cho là đúng đắn. Muốn lập luận, người viết phải có kết luận, luận cứ và phải biết cách luận chứng.

2) Phân tích:

   Phân tích là sự phân chia đối tượng thành những bộ phận những khía cạnh để xem xét đánh giá lần lượt.

3) Lập luận phân tích:

   Là chia nhỏ các đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét rồi tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng.

Nguyễn Thị Nga

 


Trường THPT Phú Tân                                                                Kế hoạch dạy học lớp 11

 

Hoạt động 2: Thực hành thao tác lập luận phân tích.

-         Thời gian: 30 phút

-         Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững thao tác lập luận phân tích.

-         Phương pháp: Hỏi – đáp.

 

GV: Phân tích dựa trên quan hệ nội bộ của đối tượng được thể hiện như thế nào khi phân tích một tác phẩm thơ, truyện?

HS trả lời cá nhân, GV nhận xét.

GV: Chẳng hạn phân tích truyện Chí Phèo, ta cần phân tích những vấn đề nào? Minh họa bằng những ví dụ?

HS trả lời cá nhân, GV nhận xét.

 

 

GV:Phân tích  một nhân vật cần làm rõ những phương diện nào của nhân vật?

HS trả lời cá nhân, GV nhận xét.

 

GV: Đối với tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố và tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, em sẽ phân tích những vấn đề nào? Cho ví dụ minh họa?

HS trả lời cá nhân, GV nhận xét.

 

 

GV: Theo em có nên tách rời giữa phân tích nhân vật và phân tích  vấn đề trong truyện riêng biệt không? Vì sao?

HS trả lời cá nhân, GV nhận xét.

 

 

GV: Chỉ ra các giai đoạn cơ bản trong cuộc đời nhân vật Chí Phèo?

HS trả lời cá nhân, GV nhận xét.

 

GV: Phân tích đối tượng theo quan hệ nhiều chiều, chúng ta cần xem xét đối tượng ở các phương diện nào?

HS trả lời cá nhân, GV nhận xét.

 

 

 

GV: Phân tích sự phát triển trong tích cách của nhân vật chị Dậu khi người nhà Lí trưởng xông đến định trói anh Dậu lần nữa.

4) Cách lập luận phân tích:

a) Phân tích dựa trên mối quan hệ giữa các bộ phận, các phương diện tạo nên đối tượng (Quan hệ nội bộ của đối tượng).

  - Phân tích thơ: Có thể chia ra  thành từng phần theo bố cục, theo khổ hay theo dòng thơ.Chẳng hạn, bài Thu điếu, có thể chia thành hai phần: 4 câu đầu là cảnh thu; bốn câu cuối là tình thu,…

- Phân tích truyện : Có thể chia ra từng nhân vật hay từng vấn đề. Phân tích nhân vật lại có thể chia theo tính cách, nội tâm, ngoại hình, hay theo các đặc điểm của tính cách, của số phận.

   * Ví dụ phân tích  truyện Chí Phèo theo nhân vật:

    + Chí Phèo: Là nhân vật điển hình cho những người nông dân lương thiện, hiền lành bị lưu manh hóa do sự áp bức, bóc lột của bọn cường hào ác bá. Chí là nạn nhân của bá Kiến, là sản phẩm của chế độ xã hội thực dân phong kiến.

   + Bá Kiến: Là nhân vật điển hình cho bọn cường hào, ác bá, là công cụ bóc lột của chế độ thực dân phong kiến, là thủ phạm đẩy người nông dân vào con đường lưu manh hóa.

  + Bà cô thị Nở: Là nhân vật đại diện cho những thành kiến cổ hủ, lạc hậu trong xã hội phong kiến.

*Phân tích truyện theo vấn đề:

   + Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Chí Phèo.

   + Phân tích giá trị nhân đạo và giá trị tố cáo trong tác phẩm.

* Phân tích theo tích cách, nội tâm, ngoại hình nhân vật.

  + Tích cách của Chí Phèo trước khi đi tù là hiền lành, lương thiện, là tính cách của một người nông dân sợ sệt, nhút nhát, cam chịu.

  + Tính cách của Chí Phèo sau khi ra tù là hung dữ,  thú tính, là tính cách của một kẻ lưu manh, một con quỷ dữ của làng  Vũ Đại.

  + Khi gặp thị Nở, Chí lại trở nên hiền hòa, khao khát quay về lương thiện.

  + Cùng với sự thay đổi về nội tâm,  tích cách, ngoại hình nhân vật cũng có sự thay đổi: Khi là anh canh điền, thì Chí có ngoại hình khỏe mạnh, lành lặn; khi là một kẻ lưu manh thì ngoại hình cũng thay đổi hẳn: Đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, trông gớm chết,…

 

Nguyễn Thị Nga

 

nguon VI OLET