Chủ đề: Gia đình

Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Đề tài: Thơ “ Đi Dép”

Lứa tuổi: 24-36 tháng

Thời gian: 15 phút

Người dạy: Trần Thị Kim Liên

Ngày dạy: 07/12/2015

 

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Kiến thức: Trẻ nhận ra nội dung bài thơ nói về niềm vui của đôi chân khi được đi dép. Trẻ biết tên bài thơ và tên tác giả.

- Kỹ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng đọc thơ diễn cảm, đọc được các đoạn thơ có 3 – 4 tiếng

- Thái độ: Trẻ có ý thức giữ gìn đôi dép, giữ gìn vệ sinh thân thể.

II. CHUẨN BỊ

- Đồ dùng của cô: Hình ảnh  minh họa nội dung  bài thơ.

- Đồ dùng của trẻ: Những đôi dép cho trẻ chơi trò chơi

III. CÁCH TIẾN HÀNH

* Ổn định:

- Hát “Đôi dép”.

- Lớp chúng mình vừa hát bài gì? (đôi dép).

- Cô cho trẻ xem đôi dép thật và trò chuyện:

+  Dép để làm gì? (để mang).

+ Mời một trẻ lên mang dép.

+Chân được mang dép con cảm thấy thế nào? ( con thấy đi rất êm và thoải mái).

+ Tại sao phải mang dép? (cho đôi chân chúng ta sạch). Đúng rồi, hàng ngày chúng ta phải mang dép để đôi chân sạch, khi mang dép chúng ta phải giữ gìn đôi dép mình để dép không bị hư nhe các con.

- Cô cũng có bài thơ nói về đôi dép, đó là bài thơ “đi dép” tác giả Phạm Hổ

* Giới thiệu bài thơ:

- Đọc lần 1: đọc diễn cảm. Tóm nội dung bài thơ: Bài thơ nói về bạn nhỏ được mang dép đi khắp nhà rất là vui.

- Đọc lần 2: Qua tranh tóm đoạn, trích dẫn, giải thích từ khó.

+ Đoạn 1: 2 câu đầu “chân được…êm êm là”.

+ Khi được đi dép chân cảm thấy rất là khỏe và thỏi mái. 

+ Êm êm: đôi chân cảm thấy khỏe và thoải mái.

+ Đoạn 2: 2 câu tiếp theo “ dép cũng….khắp nhà”.

+ Được đi kháp nhà nên dép cũng thấy vui lắm.

* Dạy trẻ đọc thơ:

- Cả lớp cùng đọc với cô 2-3 lần.

- Cả lớp đọc 1-2 lần.

- Mời từng tổ đọc.

- Mời nhóm đọc.

- Cá nhân trẻ đọc

* Cô trò chuyện với trẻ về nội nội dung bài thơ

- Các con vừa đọc bài thơ gì? (Đi dép).

- Bài thơ đi dép của tác giả nào ? (Phạm hổ)

- Bài thơ nói về em bé đang làm gì? (em bé đi dép)

- Các bạn mang dép để làm gì ? (để sạch)

- Chúng ta mang dép như thế nào ? (biết giữ gìn để dép lâu hư)

Các con khi đi dép phải giữ gìn dép sạch sẽ, mang nhẹ nhàng để dép lâu hư và giữ cho đôi chân chúng ta luôn sạch đẹp.

* Trò chơi: Xem ai giỏi

Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội, khi có hiệu lệnh của cô trẻ lên gắn chiếc dép còn thiếu lên bảng để đôi dép đủ một đôi, kết thúc bài hát, đội nào được nhiều dép thì đội đó sẽ được khen.

- Cô nhận xét. Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ (1 lần).

* Củng cố:

- Hôm nay cô dạy cho các con bài thơ gì? (Đi dép).

- Bài thơ nói gì? (Bạn nhỏ được đi dép).

   * Kết thúc: hát bài “Đôi dép xinh”.

 

 

Tân Huề, ngày 07 tháng 12 năm 2015

Người dạy

 

 

 

Trần Thị Kim Liên

nguon VI OLET