Tiết 1- Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
- Học sinh hiểu rõ học Lịch sử là học những sự kiện cụ thể , sát thực có căn cứ khoa học
Học lịch sử để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
2.Kĩ năng
- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát.
- Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử , hs có phương pháp học tập khoa học thích hợp.
3.Thái độ
- Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức quan niệm đúng đắn về môn Lịch sử và phương pháp học tập, khắc phục quam niệm sai lầm về việc học bộ môn chỉ cần học thuộc , từ đó có sự ham thích trong học tập bộ môn.
4. Năng lực ,phẩm chất :
- Năng lực : + Tự học , giải quyết vấn đề , tư duy , hợp tác, giao tiếp ...
+ Tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Phẩm chất : Yêu quê hương ,đất nước , sống có trách nhiệm...
II. Chuẩn bị của gv và hs:
1.GV: Chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu Lịch sử.
2.HS: Đọc và tìm hiểu trước bài mới.
III.Tiến trình tiết học
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra sách giáo khoa , vở ghi của học sinh.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1. Hoạt động khởi động
- Gv chu một số hình ảnh về Văn Miếu Quốc Tử Giám, Kim Tự Tháp Ai Cập, ....
? Trình bày những hiểu biết của em về những hình ảnh trên?
- Gv giới thiệu bài....
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt

HĐ 1: Lịch sử là gì?
- PP: Vấn đáp
- KT: Đặt câu hỏi
- HS nghiên cứu sgk
- Theo em mỗi chúng ta cũng như cỏ cây hoa lá...vạn vật khi sinh ra đã như ta thấy bây giờ không?( Con người, sự vật xung quanh ta có biến đổi không?)Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì ?
- Gv chốt: Vạn vật sinh ra đều có một quá trình phát triển khách quan ngoài ý muốn
? Em hiểu Lịch sử là gì?

- Có gì khác nhau giữa Lịch sử một con người và Lịch sử xã hội loài người?
(ls một con người là quá trình sinh ra , lớn lên, già yếu, chết đi)

-Tại sao môn Lịch sử được coi là khoa học?

HĐ 2. Học Lịch sử để làm gì?
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- Cho hs qs hình 1 và thảo luận cặp đôi.
? Nhìn vào lớp học hình 1 SGK em thấy khác với lớp học ở trường học ngày nay ntn?
(Ngày nay trường lớp khang trang hơn...)
- vì sao có sự khác nhau đó ?
( Do sự phát triển của xh)
? Các em đã nghe nói về ls, đã học ls. Vậy học Lịch sử để làm gì?





? Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết Lịch sử?
Hs lấy ví dụ
? Chúng ta cần có thái độ sống ntn đối với những người đã làm nên cuộc sống tốt đẹp như ngày nay?
(gv kể về dòng họ Nguyễn Lân hiếu học  ở làng Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. . Hiếm có gia đình nào ở Việt Nam có đến 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ như gia đình cố giáo sư - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân.)
HĐ 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại Ls
- PP: Vấn đáp, trực quan
- KT: Đặt câu hỏi
? Đặc điểm của ls là không diễn lại đc, không thể làm thí nghiệm . Vậy làm thế nào để biết và dựng lại lịch sử?
? Dựa vào đâu em biết được cuộc sống của ông bà em trước đây?
? Em kể lại tư liệu truyền miệng mà em biết? ( Truyền thuyết ...)
- Cho học sinh quan sát hình 1, 2 (SGK)
? Qua hình 1, 2 theo em có những chứng tích nào, tư liệu nào?
? Những cuốn sách Lịch sử có giúp ích cho em không? Đó là nguồn tư liệu nào?
? Các nguồn tư liệu có ý nghĩa gì đối với việc học tập nghiên cứu Lịch
nguon VI OLET