KHỐI 9

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH (2)

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

+ Học sinh biết huy động đầy đủ các nguồn lực trợ giúp khi xảy ra bạo lực gia đình

- Về kỹ năng:

Học sinh được rèn luyện kỹ năng đóng vai, thuyết trình.

- Về thái độ:

+ Học sinh bình tĩnh khi gặp các vấn đề liên quan tới bạo lực gia đình.

+ Học sinh chủ động và thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc phòng tránh bạo lực gia đình

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

-         Giấy A0, giấy A3, bảng, bút...

-         Giáo án.

-         Bảng, phấn.

-         Video về phòng chống bạo lực gia đình

-         Phụ lục: Luật về Phòng chống bạo lực gia đình

-         Máy chiếu/máy tính

-         .....

1

 


III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp: (2 phút)

- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Câu 1. Các hình thức bạo lực gia đình?

Câu 2. Những địa chỉ tin cậy nào có thể tìm đến nếu có nạn nhân bị bạo lực gia đình?

3. Nội dung bài học mới:

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Kết quả cần đạt

HĐ1: Ôn tập bài cũ

- Thời gian: 20 phút

- Hình thức: Trò chơi

- Chuẩn bị: Các mảnh giấy khác nhau, mỗi mảnh giấy là một nội dung liên quan tới chủ đề bạo lực gia đình.

 

- GV chuẩn bị các mảnh giấy, trên mỗi mảnh giấy sẽ ghi tên một hành vi liên quan tới chủ đề bạo lực gia đình hoặc một địa chỉ vàng đáng tin cậy để hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.

Gợi ý một vài từ khóa sau đây:

Đánh đập; nghiện rượu; chửi bới; xỉ nhục; cờ bạc…

Trạm y tế xã; nhà người thân; nhà bác trưởng thôn; ủy ban phường xã…

GV gấp các mảnh giấy lại.

- GV phổ biến luật chơi: Mỗi hs trong một tổ sẽ lên bốc thăm một tờ giấy. Nhiệm vụ của tổ là sẽ đặt các câu hỏi để tìm ra từ khóa trong mảnh giấy. Người bốc thăm chỉ được trả lời Đúng/ Sai hoặc Có/ Không.

HS hào hứng trước khi bắt đầu tuyên truyền về việc phòng chống bạo lực gia đình.

1

 


Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Kết quả cần đạt

 

Tổ nào tìm ra nhiều đáp án nhất trong thời gian ngắn nhất sẽ là tổ chiến thắng.

--> Dẫn nhập vào bài: Bạo lực gia đình là hành vi không thể dung thứ. Chúng ta cần nắm chắc những kiến thức về Luật phòng chống bạo lực gia đình để bảo vệ bản thân trong cuộc sống sau này.

 

 

2: Tự bảo vệ chính mình

- Thời gian: 30 phút

- Nội dung trọng tâm: HS

- Phương pháp và KTDH: Đọc và tổng hợp tài liệu

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

Chuẩn bị:

- GV chia lớp thành 7 nhóm

- Mỗi nhóm được phát một phụ lục trong 7 phụ lục ở phần dưới.

- Các nhóm đọc và tổng hợp nội dung này dưới dạng sơ đồ tư duy

- Các nhóm chia sẻ với các nhóm khác theo Phương pháp bus stop (Mỗi nhóm cử một người chia sẻ; các thành viên còn lại trong nhóm sẽ được đi nghe phần chia sẻ của các nhóm khác).

HS nắm được một vài kiến thức cơ bản về luật pháp trong việc Phòng chống bạo lực gia đình. Những kiến thức này giúp học sinh tự bảo vệ mình trong cuộc sống sau này, đồng thời hỗ trợ mọi người xung quanh.

1

 


Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Kết quả cần đạt

Phụ lục về Luật phòng chống bạo lực gia đình

Video về phòng chống bạo lực gia đình

https://www.youtube.com/watch?v=paL-cMIeaMw

 

 

- GV tổng kết, nhấn mạnh đặc biệt tới phần kêu gọi sự hỗ trợ của cá nhân/ tổ chức khác như thế nào nếu xảy ra bạo lực gia đình. GV cùng hs thống nhất quy trình xử lý.

GV mời hs xem video về tuyên truyền phòng tránh bạo lực gia đình:

https://www.youtube.com/watch?v=paL-cMIeaMw

 

 

3: Kịch câm

- Thời gian: 30 phút

- Nội dung trọng tâm: Dự đoán tình huống bạo lực gia đình và cách giải quyết

- Phương pháp và KTDH: Đóng vai

- Hình thức tổ chức: Theo nhóm

- Chuẩn bị: Một số dụng cụ cần thiết cho việc đóng vai.

- GV chuẩn bị các tình huống về bạo lực gia đình hoặc yêu cầu học sinh các nhóm tự chuẩn bị một tình huống liên quan tới bạo lực gia đình.

- GV mời một nhóm lên đóng lại tình huống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, nhóm biểu diễn dưới dạng kịch câm, chỉ sử dụng ngôn ngữ cơ thể, không sử dụng lời nói.

- Nhiệm vụ của các nhóm còn lại là cần đoán được tình huống của đội kịch câm trên bảng sau đó đưa ra cách xử lý tình huống phù hợp.

Hs biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt ý tưởng của mình

HS biết cách giải quyết những tình huống về bạo lực gia đình

1

 


Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Kết quả cần đạt

 

- Gv nhận xét kỹ về cách xử lý tình huống xem đã đúng quy trình chưa: Can ngăn; kêu gọi người/ cơ quan tổ chức hoặc chính quyền địa phương hỗ trợ; tìm cách đảm bảo an toàn cho nạn nhân là chính mình hoặc người khác.

GV chụp ảnh hoặc quay phim lại trong quá trình các nhóm làm việc.

GV cho hs xem một tiểu phẩm về việc phòng chống bạo lực học đường:

https://www.youtube.com/watch?v=paL-cMIeaMw

hoặc

https://www.youtube.com/watch?v=7k5DQqV64u0

- Gv tổng kết

HS đọc lại phụ lục và tự tổng hợp những nội dung vào vở.

 

 

4. Tổng kết buổi học (3 phút)

1

 


- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.

- Tổng kết: Tiết này các con đã được tổng kết cách huy động sự hỗ trợ khi gặp vấn đề bạo lực gia đình. Thầy/ cô hy vọng các em biết cách hỗ trợ người bị bạo hành gia đình khi họ gặp khó khăn.

5. Bài tập về nhà (2 phút)

- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.

- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là Tư duy sáng tạo.

RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

GIÁO VIÊN

                                                                                 ThS. Trần Thị Thảo

1

 


PHỤ LỤC 1

LUẬT

PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

1

 


c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

1

 


4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 4. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình

1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.

2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

1

 


2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Nhà nước khuyến khích hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:

a) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;

c) Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.

2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.

1

 


4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.

7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

 

PHỤ LỤC 2

 

THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN

VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Điều 9. Mục đích và yêu cầu của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

2. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;

b) Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;

c) Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.

Điều 10. Nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

1

 

nguon VI OLET