TUẦN 1:

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI.

Tiết: 1 Bài: 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (THỜI SƠ- TRUNG KÌ TRUNG ĐẠI).

I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Biết được quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu, cơ cấu xã hội bao gồm 2 giai cấp cơ bản ( lãnh chúa và nông nô).
- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.
- Hiểu được thành thi trung đại xuất hiện như thế nào?
- Kinh tế trong thành thị khác với kinh tế lãnh địa ra sao?
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến .
- Biết tận dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
3. Thái độ:
- Thông qua những sự kiện cụ thể bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ CHNL sang xã hội phong kiến.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, NL hợp tác, NL tái hiện, so sánh, phân tích, rút ra bài học lịch sử
- Phẩm chất: Sống có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị bản đồ Châu Âu thời phong kiến, một số tranh mô tả hoạt động trong thành thị trung đại, những tư liệu đề cập đến chế độ chính trị, kinh tế, xã hội trong các lãnh địa phong kiến.
2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức đã học. Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
- Sưu tầm tư liệu liên quan.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: trực quan, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, hợp tác, thảo luận….
- Kĩ thuật: lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật trả lời 1 phút...
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động:
- GV tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số.
- Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng, sgk, vở ghi của học sinh
- Giáo viên giới thiệu sơ lược sgk sử 7.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của GV - HS.
Nội dung cần đạt

Hoạt động 1:
- PP: Trực quan, gợi mở vấn đáp, hợp tác, thảo luận…
- Kĩ thuật: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
H: Đọc sgk phần 1.
G: Dùng lược đồ + giảng.
Từ thiên niên kỉ I tcn các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp, Rôma phát triển tồn tại đến thế kỉ V.
? Đến thế kỉ thứ V tình hình Châu Âu có những biến động gì?
- Từ phương Bắc người Giéc Man tràn xuống tiêu diệt các quốc gia này lập nên nhiều vương quốc mới.
Ăng Glô Xắc Xông -Anh
Phơ Răng -Pháp
Tây Gốt -Tây Ban Nha
Đông Gốt -Italia...

? Sau đó người Giéc Man đã làm gì?
- Chia ruộng đất, phong tước vị cho nhau.


? Em hãy chỉ trên lược đồ các quốc gia mới được thành lập?
HS lên chỉ, gv giới thiệu lại
? Những việc làm ấy có tác động như thế nào đến sự biến đổi của xã hội phong kiến Châu Âu?
- Bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ sụp đổ.
- Các giai cấp mới xuất hiện.
? Quan hệ giữa các giai cấp ấy như thế nào?
- Nông nô lệ thuộc lãnh chúa.
GV: Sơ kết chuyển ý.
Hoạt động 2:
- PP: trực quan, gợi mở vấn đáp, so sánh, liên hệ, hợp tác, thảo luận…
- Kĩ thuật: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút

H: Đọc sgk.
? Em hiểu như thế nào là “ lãnh địa” “lãnh chúa” “nông nô”?
GV: So sánh liên hệ với thái ấp, điền trang ở Việt Nam.

H: Quan sát H1 sgk, thảo luận theo bàn, trả lời câu hỏi.
? Em hãy miêu tả và nhận xét về lãnh địa phong kiến H1 sgk.
(Tường cao hào sâu, đồ sộ, kiên cố, đầy đủ trang trại, nhà cửa, nhà thờ-> một đất nước thu nhỏ. Lãnh chúa như vua con).
? Đời sống sinh hoạt của lãnh chúa, nông
nguon VI OLET