Tuần 20
Ngày soạn: 06/1
Tiết 1: Bài 1




I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức.
- Giáo viên giới thiệu và hướng dẫn học sinh học hát bài: “ Bóng dáng một ngôi trường”. Nhạc và lời: Hoàng Long - Hoàng Lân.
* Kĩ năng.
- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca bài hát
- Học sinh biết trình bày bài hát qua một vài cách hát tập thể, đơn ca, song ca.
* Thái độ.
- Qua nội dung bài hát hướng các em đến tình cảm yêu mến mái trường, thầy cô giáo và có những kỉ niệm đẹp về mái trường, thầy cô.
* Năng lực học sinh:
- Qua bài học giúp học sinh hình thành 4 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc.
- Phẩm chất: biết yêu quý những ngày đi học.
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:
- Tập đệm đàn và hát thuần thục bài “ Bóng dáng một ngôi trường”.
- Phương tiện giảng dạy: Đàn oocgan, bảng phụ chép bài hát, loa đài, băng đĩa nhạc có bài hát mẫu, giáo án SGK bộ môn.
* Học sinh:
- Nghiên cứu trước bài học ở nhà.
- Đồ dùng học tập: Thanh phách, thước kẻ, vở ghi, SGK bộ môn.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh
Phương pháp trình bày tác phẩm
Phương pháp trực quan thính giác
Luyện tâp, thực hành.
Kĩ thuật chia nhóm
Kĩ thuật giao nhiệm vụ
Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động khới động:
- Giáo viên ổn định tổ chức lớp. Kiểm tra sĩ số lớp và nhắc học sinh chú ý ngồi đúng vị trí, tư thế, ngay ngắn, trật tự.
- Kiểm tra bài cũ: Không
- Vào bài: Trò chơi âm nhạc : Đố nghề (rèn luyện trí nhớ, khéo léo).
Cách chơi: Giáo viên chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Giáo viên sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Giáo viên phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung

*Hoạt động 1:
Phương pháp: thuyết trình, trực quan
Kĩ thuật: động não, tia chớp, đặt câu hỏi.
Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ AN, NL thực hành AN, vận dụng kiến thức AN vào cuộc sống.
GV: Treo bảng phụ chép bài hát.
HS: Quan sát.
GV: Sưu tầm thêm một số bài hát khác của NS để giới thiệu cho HS .
HS: Nghe và cảm nhận & viết bài.
GV: Đã có rất nhiều bài hát viết về chủ đề mái trường, thầy cô, bạn bè... Và hôm nay chúng ta lại được học thêm một bài hát nữa cũng về chủ đề mà chúng ta vừa nhắc tới. Nơi đó lưu giữ những kỷ nệm về một thời cắp sách tới trường, nhũng dấu ấn đó mãi không phai mờ trong mỗi chúng ta. Đó là bài: “Bóng dáng một ngôi trường” của NS Hoàng Lân.
HS: Nghe, cảm nhận & ghi một số ý chính.
GV: Các em đã được học những bài hát nào viết về mái trường, thầy cô, bạn bè ?
HS: Mái trường mến yêu, Mùa thu ngày khai trường, Trường làng tôi…
* Hoạt động 2:
Phương pháp: thuyết trình, trực quan
Kĩ thuật: động não, tia chớp, đặt câu hỏi.
Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ AN, NL thực hành AN, vận dụng kiến thức AN vào cuộc sống.
GV: Đàn mẫu luyện thanh ở bên vài phút để khởi động giọng.
HS: Làm theo sự hướng dẫn của GV.
* Hoạt động 3:
Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát huy tính tích cực.
Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ.
Năng lực: Sử dụng ngôn ngữ AN, NL thực hành AN, vận dụng kiến thức AN vào cuộc sống.
GV: Phân tích sơ qua vài nét chính của bài hát. Lưu ý có những kiến thức không cần phải giải thích.
HS: Nghe – cảm nhận & viết bài.
* Hoạt động 4:
Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát huy tính tích cực.
nguon VI OLET