CHỦ ĐỀ: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
I. Nội dung chuyên đề
1. Mô tả chuyên đề
Sinh học 8
+ Bài 1. Bài mở đầu
+ Bài 2. Cấu tạo cơ thể người
+ Bài 3: Tế bào.
+ Bài 4: Mô.
+ Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô.
+ Bài 6: Phản xạ.
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
Chuyên đề Tế bào và mô là chuyên đề khái quát về cơ thể người, cho học sinh một cái nhìn tổng thể trước khi đi tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của từng hệ cơ quan. Các vấn đề được đề cập đến trong chuyên đề gồm: tế bào, mô, phản xạ và kết thúc là 1 tiết thực hành quan sát về tế bào và mô.
3. Thời lượng của chuyên đề
Tổng số tiết
Tuần
thực hiện
Tiê‎t theo KHGD
Nội dung của từng hoạt động






6





3
1
Hoạt động 1:Tìm hiểu vị trí của con người trong tự nhiên




Hoạt động 2:Tìm hiểu nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh




Hoạt động 3:Tìm hiểu phương pháp học tập môn Cơ thể người và vệ sinh



2
Hoạt động 4:Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người




Hoạt động 5:Tìm hiểu sự phối hợp của các cơ quan



3
Hoạt động 6:Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào




Hoạt động 7: Tìm hiểu các thành phần của tế bào




Hoạt động 8: Tìm hiểu hoạt động sống của tế bào



4
Hoạt động 9: Tìm hiểu khái niệm mô




Hoạt đông 10: Tìm hiểu các loại mô



5
Bài thực hành quan sát tế bào và mô




6
Hoạt động 11: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron




Hoạt động 6: Tìm hiểu về cung phản xạ và vòng phản xạ


II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu chuyên đề
1.1. Kiến thức
1.1.1. Nhận biết
- Biết được các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào.
- HS hiểu được khái niệm mô, phân biệt được các loại mô chính trong cơ thể.
- CHUẨN BỊ được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân, quan sát và vẽ được các TB trong các tiêu bản đã làm sẵn. Nhận biết được các bộ phận chính của tế bào.
- Biết được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.
- Chỉ rõ được 5 thành phần của cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
1.1.2. Thông hiểu
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
- Phân biệt được mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết.
1.1.3. Vận dụng
- Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô trong cơ thể.
1.2. Kĩ năng
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức, tư duy logic tổng hợp.
- Kỹ năng mổ tách tế bào, sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản.
1.3. Thái độ
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành: Chung và chuyên biệt
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học.
1.5. Phương pháp dạy học
* Phương pháp:
- Trực quan, vấn đáp – tìm tòi
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học giải quyết vấn đề
* Kỹ thuật:
- Kỹ thuật phòng tranh
- Kỹ thuật: Các mảnh ghép, XYZ
III. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua chuyên đề

Nội dung
Mức độ nhận thức
Các Kn/NL hướng tới


Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao



Bài 3. Tế bào
- Biết được các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào.

- Nêu được các dấu hiệu chứng tỏ tế bào là vật sống
nguon VI OLET