Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9                                                        Năm học 2017 - 2018

 

Tuần: 04

   Ngày: 07/09/2017

 

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

 

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐIỂM.

 - Hiểu truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường và trách nhiệm của người học sinh cuối cấp.

 - Tự hào và trân trọng truyền thống của lớp, của trường.

 - Biết tự xác định trách nhiệm bản thân phải học tập tốt để phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

- Nhiệm vụ của học sinh cuối cấp

- Các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.

 

Hoạt động 1. Thảo luận về Nhiệm vụ học sinh cuối cấp

 

I. MỤC TIÊU.

- Trình bày được nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp.

 - Xác định được trách nhiệm bản thân để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp.

- Sử dụng các biện pháp hợp lý, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp.

- Có ý thức thực hiện các nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp

II. QUY MÔ.

     Hoạt động “Thảo luận về nhiệm vụ học sinh cuối cấp” được thực hiện ở quy mô lớp

III. NỘI DUNG.

- Nhiệm vụ của học sinh lớp cuối cấp

- Các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của học sinh cuối cấp

 - Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó.

IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC.

- Thảo luận nhóm 4, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn

- Thảo luận nhóm 6, sử dụng sơ đồ tư duy

GV: Nguyễn Đức Đồng  Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng  1


Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9                                                        Năm học 2017 - 2018

- Thảo luận lớp

- Bài tập cá nhân

V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH.

1. Giáo viên

- GVCN phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị giấy A1, bút dạ

2. Học sinh

- Cử người mời đại biểu, nhóm trang trí lớp, kê bàn ghế, ...

- Phân công cá nhân, nhóm, tổ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.

- Chuẩn bị giấy A1, bút dạ

VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC.

Khởi động: Trò chơi “Tung bóng cho nhau”

a. Mục đích:

 Rèn luyện sự khéo léo chính xác, nhanh nhẹn; khả năng tập trung chú ý cao, phát triển sức mạnh tay.

b. Chuẩn bị:

 Cứ hai HS thì có 1 quả bóng nhỏ (bằng cao su, nhựa…). Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc sau đó cho quay thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau theo từng đôi một, hàng nọ cách hàng kia 6 - 8m. Trong từng hàng, em nọ cách em kia tối thiểu 1m. Nếu sân rộng có thể tập hợp lớp thành 4 hàng dọc để tạo thành 2 đội hình chơi, nếu sân hẹp thì cho HS làm 2 - 3 đợt.

c. Cách chơi:

 - Khi có lệnh, từng đôi một các em tung bóng cho nhau. Tung bóng bằng một tay theo kiểu đưa tay từ dưới thấp lên cao - ra trước (không được ném bóng). Khi tung bóng phải tung cho chính xác đến phía trước ngực bạn, em bắt bóng dùng 2 tay hoặc 1 tay bắt bóng, sau đó chuyển bóng sang tay thuận rồi lại tung bóng sang cho bạn. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu để bóng rơi thì nhanh chóng nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi. Cần di chuyển chân sao cho tung và bắt bóng được chính xác, dễ dàng.

  - Có thể chơi theo đội hình 2 hàng dọc đối chiều, cách nhau khoảng 3 - 5m, mỗi bên 6 - 10 HS. Các em lần lượt tung bóng sang cho bạn ở hàng đối diện sau đó chạy vòng về tập hợp ở cuối hàng của mình, hoặc chạy sang tập hợp ở cuối hàng đối diện. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu bóng rơi, nhanh chóng nhặt lên để tiếp tục chơi.

 - Có thể tổ chức thi mỗi đợt xem cặp nào tung không để bóng rơi được nhiều lần nhất, sau đó lại thi giữa những cặp nhất đó với nhau…

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp

GV: Nguyễn Đức Đồng  Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng  1


Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9                                                        Năm học 2017 - 2018

- Trước khi đi vào thảo luận, GV nêu câu hỏi sau cho cả lớp cùng suy nghĩ để tìm hiểu xem các em đã có những hiểu biết gì về nội dung này.

- Câu hỏi:

“Các em đã biết gì về nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp”

- GV lần lượt yêu cầu từng học sinh trả lời câu hỏi trên.

- GV ghi bảng những câu trả lời của học sinh, nếu các ý kiến trùng nhau thì GV sẽ đánh dấu vào các ý kiến trùng đó để thống kê xem ý kiến nào về nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp được các em nhắc tới nhiều nhất và giới thiệu vào chủ đề của buổi thảo luận

- Trên cơ sở những ý kiến về nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp mà các em đã đưa ra ở trên, GV chốt thành một danh sách các nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp và hỏi xem trong lớp còn bạn nào muốn bổ sung thêm ý kiến vào danh sách này không.

- Một số học sinh trả lời

- GV kết luận về các nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp.

- GV mời 1 học sinh nhắc lại các nhiệm vụ của người học sinh năm học cuối cấp đã được thống nhất ở hoạt động trên

- Tiếp theo GV chia học sinh trong lớp thành các nhóm (mỗi nhóm khoảng có 5 học sinh) và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Các nhóm sẽ chọn 1 hoặc 2 nhiệm vụ trong danh sách các nhiệm vụ của người học sinh cuối cấp và sử dụng bản đồ tư duy (tham khảo phần tư liệu tham khảo) để tìm hiểu về các biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp.

- GV treo sơ đồ tư duy (tham khảo phần tư liệu tham khảo) đã được vẽ to trên giấy Ao và giải thích cho học sinh biết cách thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm

- Các nhóm chọn nhiệm vụ và thảo luận theo sơ đồ tư duy

- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung

- GV tổng kết lại các biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp.

3. Hoạt động 3: Xác định trách nhiệm bản thân để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp.

 - GV yêu cầu 4 học sinh tạo thành một nhóm để thảo luận các câu hỏi sau:

“Là học sinh lớp 9, bạn thấy mình phải có những trách nhiệm gì để hoàn thành tốt những nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp?”

 - GV yêu cầu các nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để thực hiện nhiệm vụ trên, kĩ thuật khăn trải bàn được thực hiện theo mẫu sau:

GV: Nguyễn Đức Đồng  Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng  1


Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9                                                        Năm học 2017 - 2018

 

 

- GV dành thời gian cho cá nhân làm việc trong khoảng 2 – 3 phút, sau đó tiếp tục hướng dẫn các em chia sẻ kết quả thảo luận bằng cách viết ý kiến chung vào giữa khăn trải bàn (Như mẫu trên)

 - Đại diện một nhóm trình bày

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV tổng hợp lại các ý kiến và kết luận về trách nhiệm của bản thân từng học sinh trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp.

4. Hoạt động 4: Thực hành – Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của học sinh cuối cấp

- GV yêu cầu từng học sinh xây dựng cho mình một kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ năm học cuối cấp theo mẫu sau:

 

STT

Mục tiêu

Nội dung

Thời gian hoàn thành

Cách thực hiện

Người hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Nguyễn Đức Đồng  Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng  1


Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9                                                        Năm học 2017 - 2018

- Sau khi từng cá nhân hoàn thành được bản kế hoạch cho mình, GV yêu cầu các em chia sẻ thông tin với người ngồi bên cạnh, hai bạn sẽ bổ sung cho nhau để bản kế hoạch được hoàn thiện hơn

 - GV yêu cầu từng học sinh về nhà trình bày lại bản kế hoạch  thực hiện các nhiệm vụ năm học cuối cấp thật đẹp và dán tại góc học tập của mình

 

Mẫu sơ đồ tư duySơ đồ tư duy về  các biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ của học sinh năm học cuối cấp. (Hoạt động 2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

 

GV: Nguyễn Đức Đồng  Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng  1


Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9                                                        Năm học 2017 - 2018

Tuần: 06

   Ngày: 21/09/2017

 

Hoạt động 2. TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

 

I. MỤC TIÊU.

- Học sinh hiểu ý nghĩa của việc thiết kế tập san hoặc báo tường làm kỷ vật lưu niệm nhà trường của học sinh cuối cấp.

 - Có tình cảm lưu luyến, gắn bó với trường, lớp, với thầy cô giáo và bạn bè; mong muốn để lại kỷ niệm đẹp cho trường .

 - Tích cực học tập để tiếp tục xây dựng truyền thống nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ học sinh năm học cuối cấp.

II. QUY MÔ.

- Hoạt động “Tiếp nối truyền thống nhà trường” được thực hiện ở quy mô lớp

III. NỘI DUNG.

- Ca ngợi truyền thống của lớp, của nhà trường

- Kế hoạch thực hiện để phát huy truyền thống nhà trường

IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC.

 - Thiết kế tập san hoặc báo tường

 - Tổ chức triển lãm sản phẩm của các lớp trong khối 9

V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH.

1. Giáo viên

- Trước khi tiến hành hoạt động từ 1 đến 2 tuần, GV phổ biến tới từng học sinh nội dung, hình thức, thời gian tiến hành hoạt động.

- Cùng cán bộ lớp đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở tiến độ thực hiện công việc

- Thảo luận trước với các GVCN trong khối và Ban giám hiệu về địa điểm trưng bày sản phẩm của các lớp.

2. Học sinh

- Cán bộ lớp bàn bạc cùng các bạn trong lớp về hình thức thể hiện sản phẩm của lớp mình, có thể là tập san hoặc báo tường, ...

- Từng học sinh chuẩn bị bài viết, vẽ, bài sưu tầm, ... về truyền thống của nhà trường

- Thành lập nhóm biên tập và thiết kế tập san hoặc báo tường

- Giấy khổ lớn, bút dạ màu,

- Chân dung những học sinh giỏi, những học sinh nghèo vượt khó

 - Chân dung các thầy giáo, cô giáo dạy giỏi trong trường

GV: Nguyễn Đức Đồng  Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng  1


Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9                                                        Năm học 2017 - 2018

VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC.

1. Hoạt động 1.  Tập hợp các sản phẩm của các bạn trong lớp.

- Các bạn học sinh trong lớp nộp bài (viết, vẽ, sưu tầm,...) cho ban cán bộ lớp.

- Nhóm biên tập và thiết kế cấu trúc tập san (hoặc báo tường) tập hợp sản phẩm của các bạn học sinh trong lớpvà biên tập lại những bài có nội dung phù hợp với chủ đề hoạt động.

- Nhóm thiết kế nêu ý tưởng thiết kế của mình cho cả lớp, các bạn khác trong lớp góp ý, nhận xét, bổ sung và hoàn thiện bản thiết kế dự kiến  về tập san hoạc báo tường của lớp

2. Hoạt động 2.  Thiết kế sản phẩm (báo tường hoặc tập san)

- Sau khi bản thiết kế dự kiến đã được thông qua, ban cán bộ lớp cùng nhóm thiết kế phân công công việc cho các tổ đảm nhận, sao cho các tổ đều tham gia vào việc trình bày sản phẩm chung của lớp.

- Nhóm thiết kế chỉnh sửa, hoàn thiện tập san hoặc báo tường lần cuối trước khi đưa ra trưng bày sản phẩm với cả khối

3. Hoạt động 3.  Trưng bày sản phẩm

- Các lớp đưa sản phẩm của lớp mình về khu vực trưng bày sản phẩm của khối để triển lãm. Cử người giới thiệu về ý tưởng và sản phẩm của lớp mình.

- Học sinh các lớp đi tham quan sản phẩm của tất cả các lớp ở khu vực trưng bày, có thể đặt các câu hỏi về sản phẩm của các lớp khác để hiểu rõ hơn những ý tưởng cho việc xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường

- Sản phẩm của các anh/chị lớp 9 sẽ được trưng bày một thời gian ở nơi dễ quan sát cho các em lớp dưới tham quan, học tập. Sau khi triển lãm xong, có thể được đưa những tập san hoặc báo tường có chất lượng vào phòng truyền thống của trường để lưu niệm.   

4. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

GV: Nguyễn Đức Đồng  Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng  1


Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9                                                        Năm học 2017 - 2018

Tuần: 08

   Ngày: 05/10/2017

 

CHỦ ĐIỂM THÁNG 10. CHĂM NGOAN HỌC GIỎI

 

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐIỂM.

    - Nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ học tập và rèn luyện của người học sinh cuối cấp.

   - Xác định trách nhiệm học tập tích cực để đạt kết quả tốt trong kỳ thi cuối cấp THCS.

 - Biết đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập và rèn luyện tiến bộ.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

- Những thành tích tốt của các anh /chị học sinh lớp trước

 - Đặc điểm một số trường THPT, trường nghề trong khu vực

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.

 

Hoạt động 1. GIAO LƯU VỚI CỰU HỌC SINH HỌC TỐT

 

I. MỤC TIÊU.

   - Học sinh biết thành tích và các phẩm chất tốt đẹp của các cựu học sinh trong trường.

 - Cảm phục, tôn trọng và yêu mến các cựu học sinh có thành tích tốt.

 - Học tập, rèn luyện theo gương các cựu học sinh có thành tích tốt.

II. QUY MÔ.

 Hoạt động “Giao lưu với cựu học sinh đạt thành tích tốt” được thực hiện ở đơn vị khối lớp 9.

III. NỘI DUNG.

-         Thành tích và các phẩm chất tốt đẹp của các cựu học sinh trong trường.

-         Những biện pháp học tập hiệu quả

-         Những khó khăn cần vượt qua để có thành tích tốt trong học tập 

IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC.

- Giao lưu ở quy mô khối lớp

- Văn nghệ xen kẽ

V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH.

1. Giáo viên

- Trưởng khối cùng với các Giáo viên chủ nhiệm lớp 9 liên hệ với những cựu học sinh có thành tích tốt của trường để mời các em về tham gia buổi giao lưu với các em khối 9.

- Nêu mục đích, nội dung, thời gian buổi giao lưu với học sinh có thành tích tốt để các em chuẩn bị.

GV: Nguyễn Đức Đồng  Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng  1


Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9                                                        Năm học 2017 - 2018

 - Thông báo nội dung, yêu cầu, kế hoạch với từng lớp, động viên học sinh tham gia tích cực trong buổi giao lưu.

2. Học sinh

 - Chuẩn bị các câu hỏi giao lưu.

 - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.

 - Cử người dẫn chương trình.

 - Mời đại biểu (Tổng phụ trách Đội hoặc đại diện Ban giám hiệu nhà trường).

 - Trang trí khu vực giao lưu

VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC.

1. Hoạt động 1. Khởi động.

 - Hát tập thể.

 - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

 - Giới thiệu cựu học sinh đạt thành tích tốt tham gia giao lưu với khối 9.

 - Giới thiệu chương trình giao lưu.

2. Hoạt động 2. Giao lưu và văn nghệ xen kẽ.

 - Người dẫn chương trình mời cựu học sinh đạt thành tích tốt lên sân khấu tham gia giao lưu.

 - Mời cựu học sinh đạt thành tích tốt tự giới thiệu về bản thân, các thành tích đã đạt được và tóm tắt quá trình rèn luyện, phấn đấu của bản thân.

 - Học sinh chuẩn bị các câu hỏi giao lưu và ghi vào giấy, chuyển cho người dẫn chương trình.

 - Người dẫn chương trình lần lượt đọc các câu hỏi của các bạn học sinh, cựu học sinh đạt thành tích tốt trả lời các câu hỏi, cùng trao đổi với các học sinh khối 9.

      - Học sinh cũng có thể trực tiếp nêu câu hỏi với cựu học sinh đạt thành tích tốt.

       - Trong quá trình giao lưu, có xen kẽ các tiết mục văn nghệ của học sinh các lớp

3. Hoạt động 3. Kết thúc hoạt động.

 - Cả khối có thể cùng hát một bài hát tập thể.

 - Phát biểu của đại biểu hoặc giáo viên chủ nhiệm.

 - Người dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động và tuyên bố kết thúc cuộc giao lưu.

4. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

GV: Nguyễn Đức Đồng  Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng  1


Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9                                                        Năm học 2017 - 2018

Tuần: 10

   Ngày: 19/10/2017

 

Hoạt động 2. Ngôi trường mơ ước của em

 

I. MỤC TIÊU.

 - Hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn ngôi trường cho việc học tếp lên bậc THPT hay học nghề

    - Biết phân tích và đánh giá bản thân để lựa chọn trường học tiếp theo phù hợp với năng lực, sở trường của mình.

    - Có thái độ rõ ràng trong việc suy nghĩ lựa chọn trường học tiếp theo cho bản thân.

II. QUY MÔ.

Hoạt động “Ngôi trường mơ ước của em” được thực hiện ở quy mô lớp

III. NỘI DUNG.

- Các tư liệu tìm hiểu, thống kê về các trường THPT và trường nghề ở địa phương

- Tự đánh giá khả năng, năng lực, sở trường của bản thân mỗi học sinh và sự phù hợp với việc lựa chọn trường cho tương lai

IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC.

- Thảo luận nhóm nhỏ

- Kĩ thuật Xoay ổ bi

- Hùng biện: Kĩ thuật Trình bày 1 phút

V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH.

1. Giáo viên

- GVCN phổ biến tới học sinh trong lớp về nội dung, hình thức, thời gian tiến hành hoạt động.

- Giao nhiệm vụ cho các học sinh tìm hiểu trước về ngôi trường mà các em muốn mình sẽ học sau khi tốt nghiệp THCS

2. Học sinh

- Chuẩn bị Giấy Ao, Bút dạ viết bảng, Băng dính

- Tìm hiểu kĩ về ngôi trường mà các em muốn mình sẽ học sau khi tốt nghiệp THCS về lịch sử phát triển của trường, thành tích nhà trường, đặc điểm của trường, địa điểm trường đóng, một số điểm cần lưu ý trong các kì tuyển sinh gần đây, ...

VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC.

Khởi động: Trò chơi “Chim bay cò bay”

a. Mục đích:

GV: Nguyễn Đức Đồng  Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng  1


Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 9                                                        Năm học 2017 - 2018

 Rèn luyện phản xạ nhanh và sự tập trung chú ý.

b. Chuẩn bị:

 Tập hợp HS để chuẩn bị chơi theo đội hình hàng ngang hay hàng dọc, vòng tròn hoặc nhiều đội hình khác nữa như chữ nhật, chữ U, hình vuông, hình tam giác…, em nọ cách em kia tối thiểu 1,5m.

c. Cách chơi:

 Tất cả HS chú ý lắng nghe lời và động tác của người điều khiển. Nếu người điều khiển gọi đúng tên các con vật biết bay và thực hiện động tác của hai tay như chim đang vỗ cánh bay, thì tất cả bắt chước thao. Nếu ai không thực hiện động tác “bay” là sai. Nếu người điều khiển thực hiện động tác bay, nhưng lại gọi tên các động vật không biết bay, thì tất cả phải đứng yên. Nếu ai thực hiện động tác “bay”, người đó cũng sai. Cả hai trường hợp sai như nêu ở trên, người bị sai phải chịu một hình phạt nào đó do GV và HS cùng thống nhất. Trò chơi tiếp tục như vậy trong một số lần.

1. Hoạt động 1: Thảo luận về sự lựa chọn trường THPT, trường nghề đúng đắn, ý nghĩa và những yêu cầu khi lựa chọn.

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm khoảng 4 đến 5 học sinh) và yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:

+ Thế nào là sự lựa chọn trường THPT, chọn trường nghề đúng đắn?

+ Việc chọn trường học lên tiếp theo có ý nghĩa như thế nào?

+ Lựa chọn trường để học tiếp lên cần tuân theo những yêu cầu nào?

- Các nhóm sẽ có 10 phút để thảo luận và ghi kết quả thảo luận lên giấy Ao.

- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại sẽ đánh dấu vào những ý trùng với nhóm trình bày, sau đó bổ sung các ý chưa được nhắc tới.

- GV tổng hợp các ý kiến và kết luận về thế nào là sự lựa chọn trường học cho tương lai đúng đắn, ý nghĩa của việc chọn trường học cho tương lai và những yêu cầu khi lựa chọn.

2. Hoạt động 2: Thảo luận về sự lựa chọn trường học cho tương lai của bản thân

- GV tổ chia lớp đứng thành 2 nhóm có số học sinh bằng nhau. Sau đó yêu cầu nhóm thứ nhất tạo thành một vòng tròn đứng quay lưng vào nhau, nhóm thứ 2 tạo thành vòng tròn lớn hơn đứng xung quanh vòng tròn kia, (Những người ở vòng tròn ngoài đứng quay mặt vào trong, những người ở vòng tròn trong đứng quay mặt ra ngoài) đảm bảo rằng cứ 2 người tạo thành một cặp đứng đối mặt nhau

    - GV gợi ý câu hỏi thảo luận như sau:

    + Bạn đã lựa chọn trường THPT nào sẽ học sau khi tốt nghiệp lớp 9 chưa?

    + Tại sao bạn lại chọn trường đó ? Bạn đã có những thông tin gì về trường này ?

GV: Nguyễn Đức Đồng  Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng  1

nguon VI OLET