Chương I. ĐIỆN HỌC
Tuần 1 – Bài 1 - Tiết 1
SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN.

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
-Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.
-Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
2. Kĩ năng:
- Mắc mạch điện theo sơ đồ. Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampekế.
- Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
- Kĩ năng vẽ và sử lí đồ thị.
3. Thái độ:
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu:
Một dây dẫn bằng nicrôm chiều dài 1800mm, đường kính 0,3mm, dây này được quấn sẵn trên trụ sứ (gọi là điện trở mẫu)
+ 1 ampe kế có giới hạn đo 1A. 1 vôn kế có giới hạn đo 6V, 12V.
+ 1 công tắc,1 nguồn điện một chiều 6V, các đoạn dây nối.
2. Học sinh:
Mỗi nhóm: mang 1 đôi pin đại.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động
- Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác.

D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi


E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi


 2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8 phút)
1. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Phương pháp thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:
3. Sản phẩm hoạt động: HS vẽ được sơ đồ mạch điện có Ampe kế và vôn kế trong mạch. Giải thích được cách mắc 2 dụng cụ đó.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Đọc phần giới thiệu nội dung chương I.
+ Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 bóng đèn, 1 vôn kế, 1 ampe kế, 1 công tắc K. Trong đó vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, ampe kế đo cường độ dòng điện qua đèn.
+ Giải thích cách mắc vôn kế, ampe kế trong mạch điện đó.
- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu.
- Giáo viên: lắng nghe để tìm ra vấn đề vào bài mới.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Đọc toàn bộ nội dung phần mở đầu chương I và trả lời những nội dung cần nghiên cứu trong chương I như SGK.
+ Vôn kế mắc song song với bóng đèn, am pe kế mắc nối tiếp với bóng đèn.
nguon VI OLET