NS: NG: BGH kí duyệt:
TIẾT 1- PPCT
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XI ĐẾN NĂM 1917)
CHƯƠNG I :THỜI KÌ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX)
Bài 1
NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
- Nắm được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội Châu Âu trong các thế kỉ XVI - XVII
- Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến. Từ đó thấy được cuộc đấu tranh giữa tư sản và quý tộc phong kiến tất yếu nổ ra.
-Các khái niệm cơ bản trong bài,chủ yếu là khái niệm: Cách mạng tư sản.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh lược đồ..
-Độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và bài tập.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS
-Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng tư sản.
-Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột với chế độ phong kiến.
4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ , sáng tạo .
-Năng lực tái tạo kiến thức , xác định mối quan hệ giữa các sự kiện,
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Bản đồ thế giới.
- Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh
- Tranh ảnh, kênh hình: Tranh sử tử Sác- lơ I;
- Tư liệu tham khảo.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
1. Mục tiêu:
Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh đọc thêm để nhận biết được những biến chuyển về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII.
2. Phương thức
- Giáo viên treo bản đồ thế giới:

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS xác định vị trí nước Hà Lan, Anh trên bản đồ
H: Em có nhận xét gì về vị trí địa lý của hai nước trên?
H: Nêu những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XVI – XVII?
-HS thảo luận:Hệ quả của biến đổi xã hội.
3. Gợi ý sản phẩm: Học sinh trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau. Giáo viên lựa chọn một sản phẩm của học sinh để kết nối vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII.
1. Một nền sản xuất mới ra đời (Đọc thêm)
2. Tìm hiểu cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
*Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cách mạng Hà Lan.
* Phương thức:
Hãy quan sát bản đồ thế giới, lược đồ Nê- đéc – lan trước cách mạng, đọc nội dung phần 2 kiến thức sgk trang 4, cho biết
+ Nguyên nhân cách mạng bùng nổ là gì?
+ Trình bày diễn biến chính của cuộc cách` mạng?
+ Cách mạng Hà Lan diễn ra dưới hình thức nào?
+ Vì sao cách mạng Hà Lan được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới?
+ Nêu ý nghĩa của cuộc cách mạng?
- Trong hoạt động này GV có thể cho học sinh hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại nhóm để tìm hiểu
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi, thực hiện theo yêu cầu
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn học sinh, trợ giúp khi các em cần
* Gợi ý sản phẩm:
+ Nguyên nhân:
-Vào TK XVI, nền KT TBCN ở Nê-đec-lan phát triển mạnh nhất ở C.Âu, nhưng lại bị TBN thống trị, ra sức ngăn cản sự phát triển này.
-Chính sách cai trị hà khắc của TBN càng làm tăng mâu thuẫn dt.
+ Diễn biến:
- 8-1566 nhân dân Nêđeclan nổi dậy chống sự thống trị của phong kiến Tây Ban Nha.
- 1648 nền độc lập của Hà Lan được công nhận. Hà Lan được giải phóng.
+ Ý nghĩa : Cách mạng Hà Lan là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới , mở đường cho CNTB phát triển.
II. cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh
*Mục
nguon VI OLET