TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG
TỔ: TOÁN – LÝ - TIN


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hoà thành, ngày ….. tháng ….. năm 2020


KẾ HOẠCH
GIÁO DỤC MÔN VẬT LÍ
Năm học 2020 - 2021

Căn cứ vào công văn số 3280/BGDĐT- GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT;
Bộ môn Công nghệ xây dựng Kế hoạch Giáo dục môn Vật lí 7 như sau:
- Cảnăm:35tuần( 35 tiết)
- Họckì1:18tuần( 18 tiết)
- Họckì2:17tuần( 17 tiết)

HỌC KỲ
SỐ ĐẦU ĐIỂM TỐI THIỂU


HỆ SỐ 1
HỆ SỐ 2
HK


Kiểm tra thường xuyên

Kiểm tra định kì


I
2
1
1

II
2
1
1





KẾ HOẠCH CỤ THỂ

HỌC KÌ I

Tiết
Bài học
Mục tiêu
Theo chuẩn KTKN
ND giảm tải theo CV3280

1



Bài 1: Nhận biết ánh sáng. Nguồn sáng và vật sáng
1. Kiến thức:
- Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng: Ta nhận biết được ánh sáng khi cóánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi cóánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- Phân biệt được nguồn sáng, vật sáng. Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
2. Kỹ năng:
- Làm và quan sát TN để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
3. Thái độ: - Nghiêm túc qsht khi chỉ nhìn thấy một vật.


2, 3
Chủ đề: Sự truyền ánh sáng - Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
1. Kiến thức:
- Biết làm TN để xác định được đường truyền của ánh sáng. Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng. Nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm sáng.
- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
- Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
2. Kỹ năng: HDHS tự học:
- Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích một số hiện tượng trong thực tế, hiểu được một sốứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.
Mục III: Vận dụng (Bài 2 + bài 3 ->Tự học có hướng dẫn.

4
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
1. Kiến thức:
- Tiến hành được thí nghiệm nghiên cứu đường đi của tia phản xạ trên gương phẳng. Biết xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ. Phát biểu được định luật phản xạánh sáng.
-Biết ứng dụng định luật phản xạánh sáng đểđổi hướng đường truyền ánh sáng theo mong muốn.
2. Kĩ năng:
- Biết làm TN, biết đo góc, quan sát hướng truyền ánh sáng để rút ra quy luật phản xạánh sáng


5
Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
(Kiểm tra 15 phút)
1. Kiến thức:
- Biết được tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng
- Biết cánh dựng ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng.
2. Kĩ năng:
- Giải thích được sự tảo thành ảnh bởi gương phẳng
- Vẽđược ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng.


6
Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
1. Kiến thức:
- Nắm được cách xác định ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng
- Biết cách xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
2. Kĩ năng:
- Xác định được ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng
- Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Mục II.2. Xác định vùng nhình thấy của gương phẳng. -> Tự học có hướng dẫn.

7
Bài 7: Gương cầu lồi
1. Kiến thức:
- Nắm được tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi
- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.
2. Kĩ năng:
- Biết cách xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi , cầu lõm.
- Giải thích được ứng dụng của gương cầu lồi, cầu lõm.


 8
Bài 8: Gương cầu lõm
1. Kiến thức:
- Nắm được tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi, cầu lõm.
- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn của gương phẳng có cùng kích thước.
2. Kĩ năng:
nguon VI OLET