Bài 1
SỐNG GIẢN DỊ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là sống giản dị ;
- Kể được một số biểu hiện của lối sổng giản dị;
- Phân biệt được giản dị với, cầu kì; phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả;
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
2. Kỹ năng
- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
- Các KNS cơ bản cần được giáo dục: Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị, Kĩ năng so sánh, Kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện giản dị và thiếu giản dị, kỹ năng tự nhận thức giá trị giá trị bản thân về đức tính giản dị
3.Thái độ
Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
4. Định hướng năng lực được hình thành:
a.Năng lực chung: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề,NL tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán.
b. Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức và điều chỉnh hành vi, giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP: giảng giải, vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại thuyết trình, động não.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
- SGK, SGV.
- Một số câu chuyện, đoạn thơ nói về việc sống giản dị.
2. Chuẩn bị của HS: soạn bài; Một số câu chuyện, đoạn thơ nói về việc sống giản dị.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sư chuẩn bị đầu năm của HS. (1 phút)
3. Bài mới:
3.1.Hoạt động khởi động: 5 phút
* Mục tiêu:
- Rèn luyện cho học sinh ý thức và tư duy nhận xét, đánh giá và giải quyết vấn đề.
-Tạo tâm lí vui vẻ, kích thích tính tò mò, mối liên tưởng kiến thức, lôi cuốn học sinh vào bài học.
* Cách tiến hành:
Cho học sinh nghe bài hát: “Đôi dép Bác Hồ”; nhạc Văn An; lời thơ Tạ Hữu Yên.
HS thảo luận nhóm, trả lời 2 câu hỏi:
- Theo em sự giản dị vĩ đại của Bác được thể hiện ở câu thơ nào, ý nào trong bài hát?
- Qua bài hát “Đôi dép Bác Hồ”, em suy nghĩ gì về sự giản dị trong cuộc sống?
* Sản phẩm dự kiến:
HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
* GV chốt và dẫn dắt vào bài mới
Giới thiệu vấn đề: Sống Giản dị là một đức tính quý báu của con người, vậy sống Giản dị là sống như thế nào ? Biểu hiện của nó ra sao ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức: 20 phút


Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng

Thao tác 1. Tìm hiểu truyện đọc
* Mục tiêu:
- HS hiểu nội dung truyện, biết được đức tính sống giản dị.
- Rèn luyện NL tư duy phê phán, năng lực giao tiếp cho HS.
- Biết giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết các vấn đề xã hội.
* Cách tiến hành:
GV: gọi một hs đọc truyện ở sgk
Hs: đọc truyện
GV: Chia 4 nhóm cho hs thảo luận theo nội dung sau:
N1, N2: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc thái độ, tác phong, lời nói của Bác??
N3, 4: Tìm chi tiết thể hiện cách ăn mặc thái độ, tác phong, lời nói của Bác Hồ?
HS: Thảo luận các nhóm cử đại diện nhóm lên trình bày.
* Sản phẩm dự kiến:
1. Bác ăn mặc đơn sơ. Thái độ chân thành cởi mở, không hình thức lễ nghi. Lời nói dễ hiểu, gần gũi thân thương.

2. Chi tiết thể hiện cách ăn mặc thái độ, tác phong, lời nói của Bác Hồ:
- Mặc đồ Kaki, mũ vải, dép cao su
- Cười đôn hậu, vẫy tay …
- Thân mật…
* Gv: Nhận xét bổ sung và chốt lại đáp án đúng
GV Kết luận: Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta lúc đó. Thái độ chân thành cởi mở đã xoá tan những gì còn xa cách giữa Bác Hồ( Chủ tịch nước) với nhân dân.
- Sự giản dị được biểu hiện ở nhiều
nguon VI OLET