TUẦN: 01
NGÀY SOẠN:
NGÀY DẠY:
TIẾT SỐ: 01

CHỦ ĐỀ: LÝ THUYẾT CHUNG

I/ MỤC TIÊU: Học xong nội dung lý thuyết chung, học sinh:
Kiến thức: Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về sức bền và phương pháp tập luyện đơn giản để các em luyện tập phát triển sức bền.
Kĩ năng: Biết một số nguyên tắc, phương pháp đơn giản tập luyện phát triển sức bền
Thái độ: Có thái độ, hành vi đúng trong ứng xử với bạn và tự giác, tích cực kiên trì tập luyện TDTT trong các giờ học Thể dục, tự học, tự tập hằng ngày.
Năng lực hình thành: Vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào môn học.
II/ NỘI DUNG:
Một số phương pháp tập luyện phát triển sức bền. Biên chế lớp
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh, còi
Học sinh: Đồng phục TDTT theo quy định; tập viết để ghi chép.
IV/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Tiết 1: Một số phương pháp tập luyện phát triển sức bền. Biên chế lớp học

A/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 5 phút
- Giáo viên và học sinh làm thủ tục lên lớp với đội hình 4 hàng ngang. Cán sự báo cáo sĩ số.
(((((((((((((
(((((((((((((
(((((((((((((
((((((((((((((

(

- Giáo viên phổ biến nhiệm vụ. HS lắng nghe.
B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: 34 phút
Giáo viên nêumột số khái niệm về sức bền
Học sinh chú ý lắng nghe và ghi chép
1/Một số hiểu biết cần thiết:
Sức bền có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống, nếu không có sức bền con người vừa mới làm việc, học tập đã mệt mỏi, như vậy sẽ không bao giờ làm được việc gì có kết quả cao.
Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi học tập, lao động hay tập luyện TDTT kéo dài.
Sức bền gồm có sức bền chung và sức bền chuyên môn.
Sức bền chung là khả năng của cơ thể khi thực hiện các công việc nói chung trong một thời gian dài.
Sức bền chuyên môn là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên môn sâu một hoạt động lao động, hay bài tập thể thao trong một thời gian dài.
Ví dụ: Khả năng leo núi của người vùng cao; khả năng bơi, lặn của người làm nghề chài lưới (đánh bắt cá); khả năng của VĐV chạy 10km; 20km; 42,195km;…
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sức bền của một số HS THCS rất kém, do các em không chịu khó tập luyện. Sức bền kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập, do đó cần phải biết tập luyện phát triển sức bền.

2/ Biên chế lớp
GV: Giới thiệu biên chế lớp.
Chia nhóm luyện tập.
Phụ trách hướng dẫn luyện tập cho từng nhóm.
- Chia 4 tổ theo tổ lớp.
Chọn lớp trưởng lớp thể dục.
Chọn lớp phó lớp thể dục.
- Chọn tổ trưởng của từng nhóm.
- Quy định luyện tập TD:
. Trang phục đầy đủ(Tùy điều kiện HS)
. Tự giác, luyện tập.
. Tuân thủ yêu cầu.

C/ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 5 phút
Giáo viên nêu câu hỏi và gọi HS trả lời
Câu 1: Em hãy cho biết sức bền là gì?
Câu 2: Một em HS nam chưa tập chạy bền bao giờ, ngay buổi tập đầu tiên đã chạy 1000m, theo em như vậy tốt hay không?
Câu 3: Em đã tự tập chạy bền bao giờ chưa?
Giáo viên gọi 4 học sinh trả lời câu hỏi.
Giáo viên và học sinh cùng chú ý lắng nghe, đánh giá theo mức Đạt, Chưa đạt
D/ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG:1 phút
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà học bài đã học.
Giáo viên hô “giải tán” học sinh đồng thanh hô “khỏe”.












TUẦN 01 NGÀY SOẠN:
NGÀY DẠY:
TIẾT SỐ: 02
CHỦ ĐỀ:LÝ THUYẾT CHUNG

I/ MỤC TIÊU:Học xong nội dung lý thuyết chung, học sinh:
Kiến thức: Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về sức bền và phương pháp tập luyện đơn giản để các em luyện tập phát triển sức bền.
Kĩ năng: Biết một số nguyên tắc, phương pháp đơn giản tập luyện phát triển sức bền
Thái độ: Có thái độ, hành vi đúng trong ứng xử với bạn và tự giác, tích cực kiên trì tập luyện TDTT trong các giờ
nguon VI OLET