NHỮNG CÂU CHUYỆN THÚ VỊ VỀ CÁC VỊ VUA VIỆT NAM
"Loại đàn bà tàn nhẫn, vì muốn ít con cái để giữ lấy nhiều của, hoặc ngại việc sinh đẻ, muốn tránh khó nhọc, thấy mình có thai, dùng kế cho sẩy thai, thương tổnh mệnh, làm hại luân thường, cùng là những kẻ phá thai cho người khác, đều phải tra xét, trị tội theo luật pháp".
Dưới đây là những câu chuyện lý thú về các vị vua Việt Nam.
An Dương Vương chọn đất đóng đô ở nơi… chó đẻ
Theo Ngọc phả Đền Hùng: “…Thục An Dương Vương được nước, cảm thấy sự nhường ngôi của (Hùng) Duệ Vương công đức như trời đất, bèn dóng xe về núi Nghĩa Lĩnh, dựng giao đàn để quốc gia phụng tự, dựng hai cột đá ở giữa núi, chỉ lên trời mà khấn rằng: Nguyện có trời cao lồng lộng chứng giám xét soi, xin đời đời giữ gìn non sông bền vững và trông nom miếu vũ họ Hùng, sai lời thề sẽ bị trăng vùi gió dập…”.
Sau đó An Dương Vương đã rời đô về đất Cổ Loa, xây dựng tòa thành 9 vòng theo hình xoáy ốc mà lịch sử, huyền tích thường gọi là thành Ốc (Loa thành), Cổ Loa thành hoặc bằng nhiều tên khác như Khả Lũ, Côn Lôn thành, Khả Lưu thành, Qủy Long thành, Tư Long thành, Trung Quy thành…
Dã sử và truyền tụng ở địa phương cho biết, ban đầu An Dương Vương chọn đất Uy Nỗ (Tó) làm nơi xây dựng kinh đô, nhưng đàn chó của vua cứ kéo nhau sang đất Cổ Loa, trong đó có con chó quý tìm đến một khu gò đất lót ổ đẻ con, vì thế vua cho dời đô sang Cổ Loa, dựng cung điện ngay trên gò đất nơi chó đẻ. Với quan niệm “đất chó đẻ là đất quý” nên người dân Cổ Loa trước đây có tục làm nhà trên khu đất chó đẻ con.
Đời Lý Thái Tổ dựng cung điện trên núi Nùng ở Thăng Long hay chuyện Trần Hưng Đạo chọn nơi dựng thái ấp ở Kiếp Bạc cũng đều gắn với việc chó tìm đất để lót ổ sinh con…
Lý Anh Tông cho…10 vạn quân đi dẹp trộm cướp
Lý Anh Tông là vị vua cho huy động một lực lượng đông nhất trong lịch sử để trấn áp tội phạm. Dưới triều ông trị vì, ngoài một số cuộc khởi nghĩa, nổi loạn còn xuất hiện tình trạng binh lính đào ngũ đi làm cướp, vì thế vào tháng 8 năm Qúy Mùi (1163) vua sai Phí Công Tín đem 10 vạn quân đi đánh dẹp các đảng cướp.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Bọn lính bỏ trốn, rủ nhau tụ họp thành bầy cướp bóc nhân dân trên đường bộ. Vua sai Phí Công Tín đem quân 10 vạn quân đi đánh dẹp yên được”.
Huy động cả một lực lượng khổng lồ để trấn áp chứng tỏ tình trạng cướp bóc lúc bấy giờ rất nghiêm trọng nhưng may mắn là triều đình đã khắc phục được. Điều thú vị là người có công lớn trong việc trấn áp tội phạm không phải là một võ tướng mà ông xuất thân từ quan văn, về sau mới chuyển sang ban võ nắm binh quyền. Phí Công Tín làm quan dần dần từ chức Nội thường thị lên đến chức Tả ty, rồi Chư vệ, Binh bộ thượng thư, hàm Thái bảo và được Lý Anh Tông ban quốc tính (họ Lý).

Trần Nhân Tông xem bói quốc gia đại sự
Trong lịch sử có những vị vua rất không ưa chuyện bói toán, thuật số nhưng ngược lại có người thậm chí còn thưởng cả chức quan, tước vị cho người đã gieo quẻ, bói trúng, đó là trường hợp đặc biệt liên quan đến vua Trần Nhân Tông.
Tháng 5 năm Kỷ Sửu (1289), sau chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 3, vua Trần Nhân Tông đã phong cho Phùng Sĩ Chu chức Hành Khiển, lý do là “khi người Nguyên sang, vua sai Sĩ Chu bói. Sĩ Chu đoán rằng: Thế nào cũng đại thắng! Vua mừng bảo: Nếu đúng như lời đoán, sẽ có trọng thưởng. Giặc yên, vua nói: Thiên tử không có nói đùa. Do đấ, có lệnh này” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Đến năm Nhâm Thìn (1292) vua lại phong cho một viên quan là Trần Thì Kiến giữ chức An phủ lộ Yên Khang (nay là đất Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) cũng vì ông đã bói trúng.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho hay: “Trước đây, quân Nguyên vào cướp, vua sai Thì Kiến bói, được quẻ Dự biến sang quẻ Chấn, đoán là tốt. Mùa hạ năm sau, quân Nguyên đại bại, quả đúng như lời đoán. Mùa thu năm Trùng Hưng thứ 2 (1285), quân Nguyên lại vào cướp, vua lại sai bói, được quẻ Quan biến sang quẻ Hoán, Thì Kiến đoán: "Hoán nghĩa là tan, là điềm
nguon VI OLET