Ngày soạn: 15 – 08 - 2010
Tiết 1                 CHƯƠNG I. DAO ĐỘNG CƠ
DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức
- Nêu được định nghĩa của dao động, dao động tuần hoàn, dao động điều hòa
- Viết được biểu thức của phương trình của dao động điều hòa giải thích được các đại lượng trong phương trình
- Nêu được dao động điều hòa và chuyển động tròn đều.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng được các biểu thức làm các bài tập đơn giản và nâng cao trong SGK hoặc SBT vật lý 12.
3. Về thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  - Chuẩn bị một con lắc lò xo treo thẳng đứng
- Chuẩn bị các hình vẽ về con lắc lò xo nằm ngang.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
3. Bài mới 
* Tiến trình giảng dạy
Hoạt động 1: Dao động cơ (10 phút)
HOẠT ĐỘNG THẦY -TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC


- Lấy ví dụ về dao động trong thực tế mà hs có thể thấy từ đó yêu cầu hs định nghĩa dao động cơ.
- Lấy một con lắc đơn cho dao động và chỉ cho hs dao động như vậy là dao động tuần hoàn
- Dao động tuần hoàn là gì?
- Kết luận

- Theo gợi ý của GV định nghĩa dao động cơ.

- Quan sát và trả lời câu hỏi của GV
- Đình nghĩa dao động tuần hòan (SGK)

- Ghi tong kết của GV
I. Dao động cơ
   1. Thế nào là dao động cơ?
   Dao động cơ là chuyển động là chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.
   2. Dao động tuần hoàn
- Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ (vị trí cũ và hướng cũ) sau những khoảng thời gian bằng nhau.
- Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa

Hoạt động 2: Phương trình của dao động điều hòa (25 phút)

- Vẽ hình minh họa ví dụ 
- Yêu cầu hs xác định góc MOP sau khoảng thời gian t.

- Yêu cầu hs viết phương trình hình chiếu của OM lên x 
- Đặt OM = A yêu cầu hs viết lại biểu thức
- Nhận xét tính chất của hàm cosin
- Rút ra P dao động điều hòa

- Yêu cầu hs định nghĩa dựa vào phương trình
- Giới thiệu phương trình dao động điều hòa
- Giải thích các đại lượng
   + A
   
   + (ωt + φ)
   
  + φ

- Nhấn mạnh hai chú ý của dao động liên hệ với bài sau.

- Tổng kết 

- Quan sát

- M có tọa độ góc φ + ωt

/

/

- Hàm cosin là hàm điều hòa
- Tiếp thu

- Định nghĩa (SGK)

-Tiếp thu và chuẩn bị trả lời các câu hỏi cuảt GV

- Phân tích ví dụ để cùng GV rút ra các chú ý về quỹ đạo dao động  và cách tính pha cho dao động điều hòa

- Ghi vào vở
II. Phương trình của dao động điều hòa
    1. Ví dụ

- Giả sử M chuyển động theo chiều dương vận tốc góc là ω, P là hình chiếu của M lên Ox.
    Tại t = 0, M có tọa độ góc φ
    Sau t, M có tọa độ góc φ + ωt
Khi đó: /
/
- Đặt A = OM ta có:/
Trong đó A, ω, φ là hằng số
- Do hàm cosin là hàm điều hòa nên điểm P được gọi là dao động điều hòa
    2. Định nghĩa
    Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.
    3. Phương trình
   - Phương trình x = A cos(ωt + φ) gọi là phương trình của dao động điều hòa
   *  A là biên độ dao động, là li độ cực đại của vật. A > 0.
   * (ωt + φ) là pha của dao động tại thời điểm t
   * φ là pha ban đầu tại t = 0 (φ < 0, φ>0, φ = 0)
    4. Chú ý
a) Điểm P dao động điều hòa trên một đoạn thẳng luôn luôn
nguon VI OLET