Tuần 1
Tiết 1 Ngày soạn: 21/ 8/ 2020

PHẦN MỞ ĐẦU
BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực, có căn cứ KH.
Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, học sinh cần có phương pháp học tập khoa học, thích hợp.
2. Kỹ năng:
Giúp các em có khả năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt, có thể trả lời được câu hỏi cuối bài.
3. Thái độ:
Trên cơ sở kiến thức khoa học, bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn lịch sử và phương pháp học tập, khắc phục quan niệm sai lầm lệch lạc tước đây là: Học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng.
Bằng nội dung cụ thể gây hứng thú cho các em học tập, để các em yêu thích môn lịch sử.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan,
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Tranh ảnh trong SGK.
Sưu tầm một số tư liệu lịch sử.
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Ở cấp tiểu học, các em đã học các tiết lịch sử ở bộ môn “Tự nhiên và xã hội”, thường nghe và sử dụng từ “lịch sử”.Vậy lịch sử là gì? Hôm nay ta cùng tìm hiểu.
b/ Triển khai bài.

TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC

13 Phút










12 Phút











10 Phút

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về lịch sử
GV: Gọi HS kể sơ lược thời nhỏ các em từ khi bắt đầu đi học đến nay.
HS: Trả lời
GV: Sơ kết và giảng:
Vậy theo em lịch sử là gì?
Sự khác nhau giữa lịch sử con người và lịch sử xã hội loài người?
GV: hướng dẫn hs xem hình1 SGK và yêu cầu các em So sánh nhận xét:
Vì sao có sự khác nhau đó?
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò, tác dụng của bộ môn lịch sử.
Tại sao học lịch sử là một nhu cầu không thể thiếu được của con người?
GV: Kết luận yêu cầu HS ghi nhớ:
Vì sao ta phải học lịch sử?
Học lịch sử có tác dụng và ý nghĩa như thế nào?





Hoạt động 3: Tìm hiểu các tư liệu về lịch sử.
GV: Cho học sinh quan sát tranh SGK
Trên bia ghi gì?
Trên bia ghi tên, tuổi, địa chỉ, năm sinh và năm đỗ của tiến sĩ.
GV giới thiệu Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng.=>. đó gọi là tư liệu truyền miệng.
Căn cứ vào đâu mà người ta biết được lịch sử?
GV: Hướng dẫn HS trả lời.
=> GV sơ kết và giảng:
Để dựng lại Lịch sử phải có bằng chứng cụ thể. Các nguồn tư liệu có ý nghĩa gì đối với việc học tập nghiên cứu Lịch sử?
1. Lịch sử là gì?
- Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là một môn khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người.





2. Học lịch sử để làm gì?
- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn dân tộc, biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
- Biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc.
- Biết lịch sử phát triển của nhân loại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lich sử?
- Tư liệu truyền miệng (truyền thuyết)
- Hiện vật người xưa để lại (trống đồng, bia đá)
- Tài liệu chữ viết (văn bìa), tư liệu thành văn (Đại Việt sử
nguon VI OLET