TIẾT PPCT :01
Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (2 tiết)
Tiết 1

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Học xong bài này, học sinh cần đạt được:
Về kiến thức
- Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
- Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
2. Về kỹ năng
Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân.
Về thái độ
- Tích cực tham gia kinh tế gia đình và địa phương.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
+Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
-Phương pháp thuyết trình.
-Phương pháp đàm thoại
-Phương pháp nêu vấn đề
-Phương pháp thảo luận nhóm.
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 11.
-giấy khổ lớn, bút dạ…
-Máy chiếu, giấy.
-Phiếu học tập
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (sĩ số, nền nếp).
2. Kiểm tra bài cũ (kiểm tra vở,sgk)
3. Học bài mới.
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu :
-Học sinh nhận biết được thế nào là phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
-Rèn luyện năng lực phân tích, tư duy,liên hệ thực tiễn
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

-Gvcho học sinh xem một số hình ảnh về vai trò của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
-GV hỏi HS : Theo em vì sao trong những năm gần đây đất nước ta phát triển trên các lĩnh vực như vậy.
-HSTL.
-GVKL: Kinh tế phát triển và đó chính là cơ sở, tiền đề thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đất nước.

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu :
-HS nắm được khái niệm của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất.
-HS nắm được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
- Hình thành kỹ năng phân tích, tư duy.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Giáo viên giúp HS nắm được thế nào là SX của cải vật chất.
Câu hỏi :
- Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải làm gì ?

- Con người tác động làm biến đổi tự nhiên để làm gì ?





- Em hiểu thế nào là sản xuất của cải vật chất ?* Chuyển ý :
Sau khi hs trả lời thế nào là SX của cải v/c GV có thể đặt ra các câu hỏi dẫn dắt gợi mở để HS tự trả lời.
Câu hỏi :
- Theo em sản xuất vật chất có vai trò như thế nào?



- Tại sao thông qua LĐ con người lại hoàn thiện về thể chất và tinh thần?




- Tại sao SX của cải VC lại giúp cho các PTSX hoàn thiện?
GV đưa ra sơ đồ SLĐ => Tư liệu lao động => ĐTLĐ => Sản phẩm sau đó giáo viên đi vào từng yếu tố.
Câu hỏi :
- Để sản xuất chúng ta cần phải có những yếu tố nào ?

- Sức lao động của một con người bao gồm hai mặt nào?
Khi phân tích KN LĐ GV cần nhấn mạnh tính có m/đ, có ý thức trong h/đ LĐ của con người.
- Tại sao LĐ lại là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người?


nguon VI OLET