Giáo án văn hóa giao thông lp 2 trn b

THIẾT KẾ BÀI DẠY

MÔN: VĂN HÓA GIAO THÔNG – LỚP 2

LỚP 2:   BÀI 1

ĐI BỘ AN TOÀN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết cách đi bộ trên vỉa hè đúng luật, không tụ tập đùa giỡn ở vỉa hè để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.

2. Kĩ năng:

- HS có hành vi cư xử đúng đắn và văn minh khi gặp sự cố trên đường

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân không tụ tập đùa giỡn, mua bán trên vỉa; có thái độ văn minh lịch sự khi nhắc nhở mọi người.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh về việc đi bộ, các vỉa hè bị lấn chiếm, cá vỉa hè gần trường học, hình tham gia các phương tiện giao thông công cộng để trình chiếu minh họa.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

  1. Trải nghiệm:

   

viber image.jpeg                            VnDoc - Ti tài liu, văn bn pháp lut, biu mu min phí


 

 

 

- H: Em nào hay đi bộ đến trường?

- H: Em có nhận xét gì khi đi trên cá vỉa hè?

- H: Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, nếu em ăn bánh kẹo …thì em làm gì để giữ vệ sinh chung?

- HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó GV mời một số HS trình bày trước lớp.

 2. Hoạt động cơ bản:

- GV kể câu chuyện “Ai đến trường nhanh hơn?”. – HS lắng nghe.

- GV nêu câu hỏi:

H: Trong câu chuyện, bạn nào đến trường trước? HS trả lời

H: Nếu không gặp sự cố trên đường, Minh và Hải có thể đến trường trước An không?  HS trả lời

- HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi.

H: Em thấy các cư xử của Minh và Hải khi gặp sự cố như thế nào?

H: Em có chọn cách đi nhanh đến trường như Minh và Hải không? Vì sao?

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý:

 Khi đi bộ trên vỉa hè, chúng ta không nên chen lấn, đẩy xô, không đi nhanh, đi ẩu để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.

 3. Hoạt động thực hành

Cá nhân trả lời suy nghĩ của mình: “ em sẽ nói điều gì với Minh và Hải trong câu chuyện trên?”

- GV cho HS quan sát hình trong sách ( trang 6) yêu cầu HS nêu tình huống như SGK

GV cho HS thảo luận nhóm bốn 3 câu hỏi sau:

H: Theo em, theo em, bạn Nam nói đúng không?

H: Tại sao mọi người trong quán chè đều nhìn Nam?

H: Nếu em là Nam, em sẽ ứng xử như thế nào để thể hiện mình là người lịch sự, có văn hóa?

   

viber image.jpeg                            VnDoc - Ti tài liu, văn bn pháp lut, biu mu min phí


 

 

 

- GV mời các nhóm xử lí tình huống đưa ra theo cách của nhóm các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, chốt ý:

Cho dù mình đúng người sai

Chớ nên cự cải chẳng ai quí mình

Cư xử sao cho thấu tình

Người thương bạn quý gia đình yên vui.

4. Hoạt động ứng dụng

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 tình huống như SGK (trang 7). Phân vai để giải quyết xem “ Bạn Ngọc sẽ nói gì với các bạn trong câu chuyện và các bạn ấy sẽ xử sự ra sao?”

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS có câu trả lời

  + GV cho HS thảo luận nhóm 3.

 + GV cho HS đóng vai xử lí tình huống.

 + GV mời 2 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

 + GV nhận xét, tuyên dương.

GV chốt ý: Vỉa hè là lối đi chung, không nên tụ tập, đùa giỡn làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông.

 5. Củng cố, dặn dò:

GV liên hệ giáo dục: Muốn giữ gìn an toàn cho bản thân,  khi đi bộ trên vỉa hè các em phải làm gì?

GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

LỚP 2:   BÀI 2

CHẤP HÀNH TÍN HIỆU ĐÈN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

   

viber image.jpeg                            VnDoc - Ti tài liu, văn bn pháp lut, biu mu min phí


 

 

 

- HS biết thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông khi đi bô, đi xe đạp qua đường  để bảo đảm an toàn cho bản thân và người đi đường.

2. Kĩ năng:

- HS có hành vi và thói quen đi  đúng theo hiệu đèn giao thông khi đi bô, đi xe đạp qua đường  khi tham gia giao thông.

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông khi đi bô, đi xe đạp; có thái độ văn minh lịch sự khi nhắc nhở mọi người.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị đồ dung theo yêu cầu SGK để tổ chức trò chơi như: hai tấm bìa có dán hình tròn xanh, đỏ, vàng như màu của đèn giao thôn.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp2 để trình chiếu minh họa

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

  1. Trải nghiệm:

- H: Em nào hay đi bộ đến trường? Em có nhìn thấy cột đèn tín hiệu ở các ngã tư không?

- H: Em nào nêu được các ý nghĩa tín hiệu đèn đỏ, đèn vàng, đen xanh,

- H: Muốn sang đường em thường em gì?

- H: Em làm gì khi đi xe đạp đến ngã tư mà gặp đèn đỏ?

 2. Hoạt động cơ bản:

- GV kể câu chuyện “Phải nhớ nhìn đèn giao thông?”. – HS lắng nghe.

   

viber image.jpeg                            VnDoc - Ti tài liu, văn bn pháp lut, biu mu min phí


 

 

 

- GV nêu câu hỏi:

H: Tại sao anh em Hải bị xe gắn máy va phải? HS trả lời

H: Tại sao kkhi có tín hiệu đèn đỏ dành cho các phương tiện giao thông mà bạn Nam vẫn có thể qua đường?  HS trả lời

H: Theo em, bạn Thảo nói có đúng không?

- HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi.

H:  Nếu chúng ta không chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông thì điều gì sẽ xảy ra?

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý:

 Hãy chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông để bảo đảm an toàn cho bản thân và mọi người.

 3. Hoạt động thực hành

Cá nhân trả lời suy nghĩ của mình: “Em sẽ nói điều gì với Minh và Hải trong câu chuyện trên?”

- GV cho HS quan sát hình trong sách (trang 9) yêu cầu HS nêu tình huống như SGK

GV cho HS thảo luận nhóm đôi các nội dung sau:

H: Tranh vẽ gì? Tín hiệu đèn giao thông trong tranh chỉ dẫn chúng ta điều gì?

- GV mời các nhóm nêu nội dung các bức tranh thông qua Trò chơi “Ô cử bí mật” các nhóm khác nhận xét đúng sai. Gv chốt nội dung từng tranh.

Hình 1: Tín hiệu đèn đỏ dành cho các phương tiện giao thông, thì người đi bộ được phép sang đường.

Hình 2: Tín hiệu đèn xanh dành cho các phương tiện giao thông, thì người đi bộ không được phép sang đường.

Hình 3: Tín hiệu đèn vàng dành cho các phương tiện giao thông thì người đi bộ đứng chờ.

Hình 4: Tín hiệu đèn đỏ dành cho người đi bộ, thì người đi bộ không được sang đường.

Hình 5: Tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ. 

   

viber image.jpeg                            VnDoc - Ti tài liu, văn bn pháp lut, biu mu min phí


 

 

 

- GV cho HS xem tranh và nêu tình huống của BT2, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để giải quyết tình huống trên

Mời các nhóm trình bày , GV chốt ý đúng

Khi muốn đi bộ qua đường ở ngã tư mà kjhoong có cột đèn giao thông thì cần:

-         Quan sát trước sau xem có xe đang đi tới không .

-         Đưa tay xin đường và chậm rãi đi sang đường vào đúng vạch dành cho người đi bộ

4. Hoạt động ứng dụng: Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”

- GV cho HS ra sân trường đã được kẻ sa bàn và tiến hành như SGK (trang 11). Phân vai để thực hiện

- GV là người quản trò thay đổi hiệu lệnh liên tục để  trò chơi hấp dẫn hơn.

5. Củng cố, dặn dò:

GV nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh có thái đọ tích cực.

Dặn dò HS chuẩn bị bài sau

LỚP 2:   BÀI 3

CÀI DÂY AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết cách cài dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô và máy bay để bảo đảm an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông.

2. Kĩ năng:

- HS có hành vi thực hiện việc cài dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô và máy bay.  

3. Thái độ:

   

viber image.jpeg                            VnDoc - Ti tài liu, văn bn pháp lut, biu mu min phí


 

 

 

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thânthực hiện đúng việc cài dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô và máy bay để bảo đảm an toàn cho bản thân và người thân khi tham gia giao thông.  

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị 1 dây an toàn của xe ô tô để hướng dẫn và thực hành cài dây an toàn.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp2 để trình chiếu minh họa

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

  1. Trải nghiệm:

- H: Em nào được đi ô tô? Em nào đã được đi máy bay?

- H: Em có cảm giác gì khi tham gia giao thông bằng các phương tiện đó?

- H: Khi ngồi xe ô tô và máy bay em thường làm gì?

  2. Hoạt động cơ bản:

- GV đọc câu chuyện “Lần đầu đi máy bay?”. – HS lắng nghe.

- GV nêu câu hỏi:

H: Ba đưa Nam vào thành phố Hồ Chí Minh thăm bác Hai bằng phương tiện gì? HS trả lời

H: Trên máy bay cô tiếp viên hướng dẫnmọi người làm gì?  HS trả lời

H: Tại sao chúng ta phải cài dây an toàn khi đi trên 1 sô phương tiện giao thông?

- HS trả lời, các bạn khác bổ sung

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý:

   

viber image.jpeg                            VnDoc - Ti tài liu, văn bn pháp lut, biu mu min phí


 

 

 

 Hãy luôn cài dây an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông

 3. Hoạt động thực hành

Cá nhân trả lời suy nghĩ của mình: “ em sẽ nói điều gì với Minh và Hải trong câu chuyện trên?”

- GV cho HS quan sát hình trong sách ( trang 13) yêu cầu 2 HS/ 1 nhóm thảo luận nội dung sau:

H: Tranh vẽ gì? Việc thực hiện của những người trong tranh đúng hay sai? Vì sao?

- Sau 2 phút GV cho HS sử dụng thẻ đúng sai để đưa ra ý kiến,

GV đưa  từng tranh hỏi ý kiến HS sau đó chốt tranh có hành vi đúng và tranh có hành vi sai

Cho HS giải thích vì sao đúng, vì sao sai?

Hình 1: Bạn gái ngồi trên ô tô mà không cài dây an toàn là sai.

Hình 2:Người đàn ông ngồi trên máy bay mà không cài dây an toàn là sai..

Hình 3: Bạn gái ngồi trên ô tô cài dây an toàn không chặt vào người là sai.

Hình 4: Bạn gái ngồi trên ô tô dung kéo cắt đứt dây an toàn là hoàn toàn sai.

Cho HS trả lời cá nhân: “Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình?”

GV chốt ý đúng :

Cài dây an toàn phải đúng qui cách mới đảm bảo an toàn cho bản thân.

4. Hoạt động ứng dụng:

- GV cho HS đọc câu chuyện trong SGK (trang 14)

Phân lớp thành 4 nhóm , 2 nhóm sẽ thảo luận và phân vai cho tình huống a và 2 nhóm thảo luận và phân vai cho tình huống b.

  1. Minh không cài dây an toàn như lời chú Ba nhắc nhở. Xe đang chạy bỗng 1 chú chó đột ngột băng qua đường, chú Ba thắng gấp………( H: Điều gì sẽ xảy ra?)
  2. Minh nghe lời chú B, cài dây an toàn cẩn thận. Xe đang chạy, bỗng một chú chó đột ngột băng qua đường, chú Ba thắng gấp………( H: Điều gì sẽ xảy ra?)

GV cho 2 nhóm đongvai lại 2 tình huống trên, các nhóm khác bổ sung.

   

viber image.jpeg                            VnDoc - Ti tài liu, văn bn pháp lut, biu mu min phí


 

 

 

GV chốt ý đúng: Cho HS đọc câu thơ:

                            Dây an toàn bảo vệ ta

                    Cài đúng quy cách mới là an tâm

5. Củng cố, dặn dò:

GV nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh có thái độ tích cực.

Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

Bài soạn Văn hóa giao thông

Bài 4- lớp 2

GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN TRONG THAM GIA GIAO THÔNG

I- MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 Biết được giúp đỡ người khác gặp khó khăn trên đường khi tham gia giao thông là thể hiện nếp sống văn minh.

 2. Kĩ năng

 Có hành động đẹp giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn trên đường.

 3. Thái độ

 HS thực hiện và vận động bạn bè, người thân có ý thức giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn trên đường.

II- CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên

  − Tranh ảnh về những hành động biết giúp đỡ người gặp khó khăn khi tham gia giao thông trên đường cũng như một số tranh ảnh về những hành động chưa biết giúp đỡ người khác.

 − Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị, hoặc tranh ảnh về giao thông trong đồ dùng học tập của trường.

   

viber image.jpeg                            VnDoc - Ti tài liu, văn bn pháp lut, biu mu min phí


 

 

 

 − Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2

 2. Học sinh

 - Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

 - Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III- MỘT SỐ LƯU Ý VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC

 Các phương pháp và kĩ thuật dạy học

 Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận nhóm/lớp, đóng vai, tổ chức trò chơi, thi đố,…

  1)  Trải nghiệm

 - GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về việc giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông trên đường:

 + Ở lớp, những bạn nào tự đi bộ đến trường?

 + Khi đi đi bộ trên đường em đã bao giờ gặp một người nào đó cần mình giúp đỡ không? Ví dụ như một cụ già hay một em nhỏ muốn sang đường, hay một người nào đó sơ ý bị té hay là một người đau chân mà xách đồ nặng,…. Em hãy chia sẻ cho các bạn trong lớp cùng nghe về những tình huống đó.

 + Khi họ cần giúp đỡ thì em có sẵn sang giúp họ không? Em đã làm gì trong những tình huống như vậy?

 − HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó GV mời một số HS trình bày trước lớp.

 Lưu ý: GV chỉ mời phát biểu khi HS giơ tay hoặc chấp nhận đề nghị một cách thoải mái. Không nên tỏ ý không hài lòng hoặc phê phán khi HS chưa tham gia chia sẻ trải nghiệm, hoặc chia sẻ chưa đúng theo yêu cầu của GV.

- Từ những trải nghiệm của HS, Gv dẫn dắt vào bài và giới thiệu bài mới: Giúp đỡ người gặp khó khăn trong tham gia giao thông.

 2) Hoạt động cơ bản: Nghiên cứu truyện

   

viber image.jpeg                            VnDoc - Ti tài liu, văn bn pháp lut, biu mu min phí


 

 

 

 − GV yêu cầu HS đọc truyện “Đi chậm thôi bạn nhé” (tr. 16) và thảo luận theo các câu hỏi cuối truyện đọc.

 − HS trao đổi thảo luận theo nhóm lớn hoặc nhóm đôi.

Câu 1: Tại sao Thanh phải nghỉ học mấy hôm?

Câu 2: Vì sao Trang rất vui khi thấy Thanh đi học lại?

Câu 3: Trang đã giúp đỡ Thanh đi đến trường bằng cách nào?

Câu 4: Em có muốn kết bạn với Trang không? Tại sao?

  − GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

 − GV nhận xét, chốt ý đúng:

 + Thanh phải nghỉ học mấy hôm vì Thanh bị té, cổ chân bị sưng không thể đi học được.

 + Khi thấy Thanh đi học lại, Trang rất vui vì đã có bạn đi cùng đến trường cho vui.

 + Nhưng chân Thanh còn đau lắm nên cần được giúp đỡ. Thế là Trang đã xách cặp dùm bạn và còn đưa vai cho bạn vịn vào và còn dặn Thanh là đi chậm thôi nhé! Hành động của Trang thật đẹp đúng không các em?

 Để HS hiểu rõ hơn về làn đường dành cho xe đạp, ngoài việc HS quan sát trong sách, GV còn có thể trình chiếu video clip hoặc các tranh ảnh.

  • Cho HS xem thêm một số tranh ảnh về những hành động đẹp biết giúp đỡ người khác.

 3) Hoạt động thực hành

 - HS quan sát hình trong sách và thảo luận nhóm 4 câu hỏi sau:

 - GV nêu câu hỏi:  Em sẽ làm gì nếu gặp các trường hợp đó? Tại sao em làm như vậy?

 - HS đại diện các nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung. HS giải thích vì sao?

- Sau đó GV tùy tình huống chốt lại kết luận sau: Giúp đỡ người gặp khó khăn trên đường là thể hiện nếp sống văn minh.

 4) Hoạt động ứng dụng

   

viber image.jpeg                            VnDoc - Ti tài liu, văn bn pháp lut, biu mu min phí

nguon VI OLET