Ngày soạn: / / 2013 Tuần: 6
Ngày dạy: / / 2013 PPCT: 6


Bài 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, sự cần thiết phải tôn sư trọng đạo.
2. Kĩ năng: - HS biết rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo
3. Thái độ: - HS có thái độ biết ơn, kính trọng thầy cô giáo, biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn với thầy giáo, cô giáo.
II: PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận nhóm
- Đàm thoại
- Đóng kịch…
III. CHẨN BỊ:
1. Gv : SGK, SGV, ca dao, tục ngữ về tôn sư trọng đạo,....
2. Hs : Xem trước nội dung bài học.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu những biểu hiện của yêu thương con người ? Vì sao phải yêu thương con người? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
GV kề câu chuyện “ học trò biết ơn thầy” để mỡ bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

HĐ 1: Khai thác nội dung truyện đọc:
GV gọi HS đọc truyện
GV:cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian?
HS: trả lời
GV: Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy Bình?
HS: trả lời
GV:HS kể lại kỷ niệm về những ngày thầy dạy nói lên điều gì?
HS: trả lời
GV bổ sung kết luận.
GV:Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo đã dạy dỗ em?
HS:
GV nhận xét.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV giải thích từ Hán Việt:sư, đạo.
GV: Thế nào là tôn sư?
HS : trả lời

GV: Theo em trọng đạo là gì?
GV gọi HS giải thích câu tục ngữ:
“Không thầy đố mày làm nên”.
GV:kết luận ý nghĩa của câu tục ngữ. Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ trên còn đúng nữa không?
HS : trả lời
GV: Hãy nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa ntn đối với mỗi chúng ta?
HS:

GV : Kết luận.


HĐ 3: Thảo luận nhóm.
GV: chia HS làm 2 nhóm thảo luận:
1. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ sau:
“ Học thầy không tày học bạn ”
2. Có người cho rằng: "Kính trọng thầy là không được phép có ý kiến, việc làm trái lời thầy". Các em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?.
HS: Các nhóm lần lượt trình bày, bổ sung, nhận xét sau đó GV chốt lại.


I.Truyện đọc:

-Sau 40 năm xa cách.


-Học trò vây quanh thầy, chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm.
-Không khí của buổi gặp mặt cảm động
-Thầy trò tay bắt mặt mừng.
-Bày tỏ lòng biết ơn của HS đối với thầy giáo.


+Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo
+Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau
+Khi mắc lỗi được thầy cô nhắc nhở, biết nhận và sửa lỗi.
II.Nội dung bài học
1. Khái niệm:
Tôn sư là: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo mọi lúc, mọi nơi.
Trọng đạo là: Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.



2. Biểu hiện:
- Có tình cảm, thái độ, hành động làm vui lòng thầy cô giáo.
- Có hành động đền ơn đáp nghĩa, làm những điều tốt đẹp xứng đáng với sự dạy dỗ của thầy cô.
3. Ý nghĩa:
- Tôn sư, trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thuỷ chung thể hiện đạo lí làm người.







4. Củng cố:
GV: Cho HS chơi trò chơi thi hát, đọc câu ca dao, tục ngữ về thầy cô giáo.
- Chia lớp làm 2 đội, đội nào hát, đọc nhiều sẽ thắng.
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét.
nguon VI OLET