CHỦ ĐỀ: VĂN NGHỊ LUẬN
MÔN HỌC: NGỮ VĂN 9
Gồm 05 bài:
- Bàn về đọc sách (trích) của Chu Quang Tiềm
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Thời gian thực hiện: 8 tiết

I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. (1)
- Phương pháp đọc sách có hiệu quả. (2)
- Đặc điểm, yêu cầu, đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. (3)
- Những yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. (4)
2. Năng lực.
- Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa vào phân tích ngôn từ). (5)
- Nhận ra và phân tích được bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, rõ ràng trong một văn bản nghị luận. (6)
- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Nhận xét, đánh giá được tính chất đúng và sai của vấn đề đặt ra trong đoạn trích. (7)
- Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội. (8)
- Nhận biết được bố cục của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí. (9)
- Phân biệt được những điểm giống và khác nhau giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lí. (10)
- Biết quan sát các hiện tượng của đời sống. (11)
- Đọc hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại. (12)
- Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và một vấn đề về tư tưởng, đạo lí với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình. (13)
3. Phẩm chất.
- Yêu sách, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Intenet để mở rộng hiểu biết, có phương pháp đọc sách hiệu quả. (14)
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. (15)
- Có ý thức luôn quan tâm đến đời sống, tu dưỡng đạo đức; tôn trọng lẽ phải, bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người, khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử, đứng về lẽ phải mà suy nghĩ. (16)
- Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm. (17)
- Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân. (19)
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu bài tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu:
- Liên hệ, kết nối những hiểu biết của bản thân với chủ đề của bài học.
- Nêu và bảo vệ được quan điểm của bản thân bằng ngôn ngữ nói về một vấn đề xã hội liên quan đến nội dung của bài học.
b) Nội dung hoạt động:
- HS xem vi deo. Chia sẻ quan điểm của cá nhân.
c) Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ nói theo phương thức nghị luận.
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS xem video về Ngày hội đọc sách-“Quyển sách tôi yêu”.

- Suy nghĩ của em sau khi xem video?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS suy nghĩ, chia sẻ quan điểm của cá nhân.
* Báo cáo kết quả:
- HS chia sẻ quan điểm của cá nhân.
* Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét, kết luận, dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu và làm văn nghị luận.
2.1. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu
nguon VI OLET