Ngày soạn:
Tiết 19 Bài 16. HÔ HẤP TẾ BÀO

I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng
1. Kiến thức
- Giải thích được khái niệm hô hấp tế bào.
- Nêu được vai trò của hô hấp tế bào đối với các quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào. Nêu được sản phẩm cuối cùng của hô hấp tế bào là các phân tử ATP.
- Trình bày được quá trình hô hấp tế bào gồm nhiều giai đoạn rất phức tạp, có bản chất là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử.
- Trình bày được các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào .
2. Năng lực:
- Phát triển năng lực tự học và tự chủ thông qua
+ Tự tìm kiếm thông tin trong tài liệu.
+ Xác định được mục tiêu học tập.
+ Xây dựng được kế hoạch học tập của nhóm, cá nhân.
+ Nhận định và điều chỉnh được những thiếu sót của nhóm, cá nhân trong quá trình học tập.
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua:
Giải thích được hiện tượng đau mỏi cơ khi hoạt động quá sức
- Phát triển năng lực giao tiếp thông qua:
+ Biết cách thể hiện những kiến thức thu nhận được trước đám đông của lớp, rèn luyện khả năng trình bày với những phương pháp phù hợp.
- Phát triển năng lực hợp tác thông qua:
+ Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV
+ Biết tự nhận vai trò của cá nhân trong hoạt động chung của nhóm.
+ Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Rèn phẩm chất sống tự chủ, sống yêu thương, biết chia sẻ và yêu thiên nhiên, môi trường
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh phóng to sơ đồ hinh 16.1 SGK tr.63.
- Các hình 13.2, 16.3 SGK
- Các sơ đồ, tranh có liên quan.
- Máy tính, máy chiếu
- PHT:
Đặc điểm
Đường phân
Chu trình crep
Chuỗi truyền Electron

Nơi diễn ra




Nguyên liệu




Diễn biến




Sản phẩm




- Đáp án PHT
Đặc điểm
Đường phân
Chu trình crep
Chuỗi truyền Electron

Nơi diễn ra
- Tế bào chất (bào tương)
- Chất nền của ti thể
- Màng trong của ti thể

Nguyên liệu
- Glucôzơ 6C
2 Axetyl - CoA: 2C
 10 NADP, 2 FADH2

Diễn biến
- Glucôzơ (6C) được hoạt hóa rồi bị cắt mạch C thành 2 phân tử axit pyruvic (3C)
- 2 axit pyruvic bị ôxi hóa → 2 Axetyl - CoA, 2 NADH và 2 CO2
- 2 Axetyl - CoA vào chu trình Crep tiếp tục bị ôxi hóa thành CO2
NADP + FADH2
e ↓ oxh – khử
O2

ATP, H2O

Sản phẩm
- 2 phân tử axit piruvic
- 2 ATP, 2 NADH
- 6 CO2
2ATP, 8NADH, 2FADH2

- H2O
- 34 ATP

III. Tiến trình bài dạy
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới
- Kích thích sự tò mò của HS, để mong muốn tìm hiểu bài học
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung
- GV đặt vấn đề vào bài: Một bạn nhận thấy biểu hiện bên ngoài của hô hấp tế bào và sự đốt cháy là đều có sử dụng O2, thải CO2 và năng lượng nhưng không rõ chúng khác biệt nhau ở điểm nào. Em hãy giúp bạn tìm ra nhưng điểm khác biệt đó và chỉ rõ ý nghĩa sinh học của hô hấp tế bào?
c. Dự kiến SP của HS
( Dự kiến sản phẩm phần khởi động: HS kể tên được nguyên liệu và sản phẩm chính của hô hấp tế bào
4. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Một bạn nhận thấy biểu hiện bên ngoài của hô hấp tế bào và sự đốt cháy là đều có sử dụng O2, thải CO2 và năng lượng nhưng không rõ chúng khác biệt nhau ở điểm nào. Em hãy giúp bạn tìm ra nhưng điểm khác biệt đó và chỉ rõ ý nghĩa sinh học của hô hấp tế bào?
* Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và nêu ý kiến.
* Báo cáo sản phẩm:
- Hô hấp ngoài sử dụng O2, đưa vào trong tế bào
nguon VI OLET