/
DANH SÁCH GIÁO VIÊN SOẠN KHBD GDCD 6- BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
/

                                              Bài
Số tiết
 Tên GV soạn

Bài 1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
2
Vũ Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1977, GV trường THCS Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng.

Bài 2. Yêu thương con người
3
Vũ Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1977, GV trường THCS Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng.

Bài 3. Siêng năng, kiên trì
3
Em Chu Thị Lý - 1989 - THCS Bằng Vân, Ngân Sơn, Bắc Kạn

Bài 4. Tôn trọng sự thật
2
Nguyễn Thị Quyên GV trường THCS Hòa Điền huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang

Bài 5. Tự lập
2
Vũ Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1977, GV trường THCS Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng.

Bài 6. Tự nhận thức bản thân
3
Lương Thị Thanh Hiếu-1980, 0983506175, trường TH và THCS Quan Bản, Lộc Bình, Lạng Sơn

Bài 7. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm
4
Nguyễn Thị Rỡ, Sn: 1982, trường THCS Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận

Bài 8. Tiết kiệm
3
Nguyễn Thị Hà Nguyên, Sn: 1988, trường THCS Yết Kiêu, Gia lộc, Hải Dương

Bài 9. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2
Nguyễn Thị Mai sinh năm 1987 GV GDCD-KNS Trường Tiểu học và THCS Oxford Hà Nội.

Bài 10. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
2
Đặng Thị Thu Hà- Sinh năm 1983, GV trường THCS thị trấn Đu, huyện Phú Lương,tỉnh Thái Nguyên

Bài 11. Quyền cơ bản của trẻ em
2
Đỗ Thị Quyên, sinh 1979, GVtrường THCS An Đà, Ngô Quyền, Hải Phòng

Bài 12. Thực hiện quyền trẻ em
2
Trần Xuân Trọng, sinh năm 1996, giáo viên GDCD trường Pascal, Hà Nội,










TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
TỔ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết

TÊN BÀI DẠY:
TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
Môn học: GDCD; lớp: 6A1-6A11
Thời gian thực hiện: 2-3 tiết
/

/

I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
2.Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học:Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Điều chỉnh hành vi:Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Phát triển bản thân:Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Tư duy phê phán:Đánh giá, phê phán được những hành vichưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ:HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Trách nhiệm:Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống của gia đình, dòng họ để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ?
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng
nguon VI OLET