Ngày soạn: 01/ 09/ 2018

Tiết: 1. Vẽ trang trí
CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức. HS hiểu về hoạ tiết trang trí dân tộc và ứng dụng của nó.
2. Kỹ năng. HS vẽ được một số hoạ tiết trang trí dân tộc và tô màu theo ý thích.
3. Thái độ. Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, nhận ra vẻ đẹp của nghệ thuật miền xuôi và miền núi.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
- Tranh về chạm khắc gỗ Việt nam
- Tài liệu tham khảo"Lược sủ mĩ thuật và mĩ thuật học" của Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Nguyễn Thái Lai
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc
2. Học sinh:
- Tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Giấy, chì, màu, tẩy
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC.
1. Kiểm tra. không kiểm tra
2. Bài mới.
Trang trí là một phần quan trọng của cuộc sống, phản ánh sự phát triển hay trì trệ của xã hội. Trang trí là bộ môn quan trọng trong môn học mĩ thuật. Bài hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em biết về hoạ tiết dân tộc cách chép và trang trí chúng.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Quan sát- nhận xét
? Gv giới thiệu một số công trình kiến trúc, đình chùa và chỉ rõ các hoạ tiết ở trang phục dân tộc bằng đĩa hình, tranh trực tiếp.

? Các hoạ tiết này được trang trí ở đâu?
? Chúng có hình dáng chung như thế nào
? Hoạ tiết trang trí thường thể hiện nội dung gì, do ai sáng tác
HSKT. E hãy nêu một số đồ vật có trang trí họa tiết dân tộc ?
? Đường nét của hoạ tiết đó như thế nào.
? Các hoạ tiét đó được sắp xếp theo nguyên tắc nào
? Em có nhận xét gì về màu sắc của các hoạ tiết dân tộc.

Hoạt động 2. Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc
Gv. Khi quan sát- nhận xét phải tìm ra hình dáng chung của hoạ tiết .
? Sau khi có hình dáng chung ta phải làm gì
Gv yêu cầu HS phân tích các bước minh hoạ trên ĐDDH
* GV kết luận , bổ sung.
I. Quan sát- nhận xét


+ Đây là những hoạ tiết trang trí trên trống đồng, trên váy áo người dân tộc.
1.Hình dáng : hình vuông, hình tròn, hình tam giác
2. Nội dung : Là các hình hoa lá, mây,sóng nước, chim muông được khắc trên gỗ, vẽ trên vải trên gốm sứ.
3. Đường nét. Mềm mại, uyển chuyển phong phú nét vẽ giản dị, khúc chiết
4. Bố cục. Cân đối, hài hoà thường đói xứng xen kẻ hoặc nhắc lại.
5. Màu sắc. Rực rỡ, tươi sáng hoặc hài hoà.
II. Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc
B1. Quan sát, nhận xét tìm ra đặc điểm của hoạ tiết (vẽ hình dáng chung của hoạ tiết)
B2. Phác khung hình và đường trục
B3. Phác hình bằng nét thẳng
B4. Hoàn thiện bài vẽ và tô màu




Hoạt động 3.Thực hành.
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài
- GV bao quát lớp, hướng dẫn , chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được
- Hướng dẫn một vài nét trực tiếp lên bài của những em vẽ yếu
Hoạt động 4:
Nhận xét đánh giá.
- GV thu một số bài vẽ của HS (4-5 bài ) yêu cầu hs nhận xét.
- GV kết luận, bổ sung, tuyên dương những em trả lời tốt , động viên những em trả lời chưa tốt
III. Thực hành.
+ Chọn và chép một hoạ tiết trang trí dân tộc sau đó tô màu theo ý thích.
+Kích thước 8 x 13 cm
+ Màu tuỳ thích.





? Hình dáng của hoạ tiết
? Bố cục của hoạ tiết
? Màu sắc của hoạ tiết


3. Dặn dò, hướng dẫn học bài ở nhà.
- Chép hoạ tiết trang trí ở nhà
- Chuẩn bị bài - Sưu tầm tranh ảnh về mĩ thuật Việt nam thời kì cổ đại.
IV. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH BÀI DẠY.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................













Ngày soạn: 09/ 09/ 2018

Tiết: 2 Thường thức mĩ thuật
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ CỔ ĐẠI

I. MỤC TIÊU.
1
nguon VI OLET