CHỦ ĐỀ 1: VẺ ĐẸP TÂM HỒN TRẺ THƠ
TRONG VĂN BẢN “TÔI ĐI HỌC” VÀ “TRONG LÒNG MẸ”,
TÍCH HỢP TÍNH THỐNG NHẤT, CHỦ ĐỀ VÀ BỐ CỤC VĂN BẢN
Môn: Ngữ văn - Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 8 tiết

I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a. Kiến thức.
* Biết được: - Khái niệm thể loại Hồi kí.
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học, Trong lòng mẹ
- Chủ đề của văn bản.
- Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
* Hiểu được:
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh
-Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật qua ngòi bút của Nguyên Hồng
- Tính thống nhất về chủ đề và bố cục của 2 văn bản truyện kí. Cách xây dựng văn bản
* Vận dụng được
- Phân tích tính thống nhất về chủ đề của một văn bản trong SGK.
- Xác định bố cục của một văn bản SGK
- Rút ra những bài học liên hệ thực tiễn từ kiến thức được học.
- Viết đoạn văn, bài văn thể hiện tính thống nhất về chủ đề, có bố cục rõ ràng, rành mạch.
2. Về năng lực:
a.Các năng lực chung.
- Tự chủ và tự học: khai thác các nguồn thông tin về những vấn đề văn học
- Giao tiếp và hợp tác.
- Sáng tạo: thơ, vẽ tranh....
b. Các năng lực chuyên biệt.
- Năng lực ngôn ngữ: giao tiếp tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ: trình bày một vấn đề trước tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp…
- Năng lực thẩm mĩ: cảm thụ văn học.
3. Về phẩm chất:
- Hình thành thái độ tích cực đối với việc đến trường, đến lớp của HS.
- Yêu thương, quan tâm đến những trẻ em có hoàn cảnh bất hạnh
- Chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
GV:- Xây dựng chủ đề.
- Soạn giáo án
- Bài giảng điện tử.
- Một số clip liên quan .
HS: - Tìm hiểu, giới thiệu về tác giả, tác phẩm (Chuẩn bị trên Powerpoint)
- Soạn các văn bản
-Nghiên cứu bài học theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
b. Nội dung: HS vận dụng vào kiến thức hiểu biết của mình để trả lời.
c. Sản phẩm: Trình bày miệng
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
-Cho hs nêu những cảm xúc của mình về ngày đầu tới trường?
Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm tuổi thơ mà em nhớ mãi?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV đánh giá kết quả làm việc của HS.
+ GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài mới:
Trong cuộc đời mỗi con người, những kí ức của tuổi thơ mãi neo đậu, trở thành những kỉ niệm không bao giờ phai nhòa trong tâm trí mỗi người. Kỉ niệm ấy đã được nhà văn Thanh Tịnh và Nguyên Hồng ghi lại cảm động trong các trang văn của mình. Để tìm hiểu kí ức tuổi thơ trong sáng ấy , tính thống nhất về chủ đề , bố cục xây dựng một văn bản như thế nào cô và các em sẽ tìm hiểu trong chủ đề dạy học tích hợp hôm nay

2. Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
A. VẺ ĐẸP TÂM HỒN TRẺ THƠ TRONG VĂN BẢN “TÔI ĐI HỌC’’ VÀ ‘TRONG LÒNG MẸ”
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS

nguon VI OLET