CHƯƠNG I:
PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG

Tiết 1 : §1 PHÉP BIẾN HÌNH

I. MỤC TIÊU
1)Về kiến thức:
- HS hiểu đượcđịnh nghĩa về phép biến hình, một số thuật ngữ và kí hiệu liên quan đến nó
- HS hiểu đượcđịnh nghĩa về phép tịnh tiến .Hiểu được phép tịnh tiến hoàn toàn được xác định khi biết vectơ tịnh tiến
- Hiểu được tính chất cơ bản của phép tịnh tiến là bảo toàn khoảng cách giữa 2 điểm bất kì
2) Về kĩ năng:
- Biết được biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến .Vận dụng nó để xác định ảnh của điểm, phương trình đường thẳng ,đường tròn qua một phép tịnh tiến
- Biết dựng ảnh của một điểm của đường thẳng ,tam giác qua phép tịnh tiến
3) Về kĩ năng:
Liên hệ được với nhiều vấn đề trong cuộc sống với phép biến hình, phép tịnh tiến, tạo hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề: đưa ra phán đoán trong quá trình tìm hiểu và tiếp cận các hoạt động bài học và trong thực tế.
- Năng lực hợp tác và giao tiếp: kỹ năng làm việc nhóm và đánh giá lẫn nhau.
- Năng lực vận dụng kiến thức về phép tịnh tiến để giải quyết một số bài toán thực tế.
II. Phương pháp dạy học :
*Diễn giảng, gợi mở vấn đáp, nu v giải quyết vấn đề…
III. Chuẩn bị của GV - HS :
Bảng phụ hình vẽ 1.1 trang 4 SGK, thước , phấn màu . . .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Giới thiệu chương I
2: Bài mới:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung

A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu :
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: vấn đáp, gợi mở..
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Giáo viên giới thiệu phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng như sách giáo khoa.
( SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý;
Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu :
- HS hiểu đượcđịnh nghĩa về phép biến hình, một số thuật ngữ và kí hiệu liên quan đến nó
- HS hiểu đượcđịnh nghĩa về phép tịnh tiến .Hiểu được phép tịnh tiến hoàn toàn được xác định khi biết vectơ tịnh tiến
- Hiểu được tính chất cơ bản của phép tịnh tiến là bảo toàn khoảng cách giữa 2 điểm bất kì
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Thực hiện (1: GV treo hình 1.1 và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau :
+ Qua M có thể kẻ được bao nhiêu đường thẳng vuông góc với d?
+ Hãy nêu cách dựng điểm M’.

+ Có bao nhiêu điểm M’ như vậy?
+ Nếu điểm M’ là hình chiếu của M trên d, có bao nhiêu điểm M như vậy?

* GV gợi ý khái niệm phép biến hình thông qua hoạt động (1
+ Cho điểm M và đường thẳng d, phép xác định hình chiếu M’ của M là một phép biến hình.
+ Cho điểm M’ trên đường thẳng d, phép xác định điểm M để điểm M’ là hình chiếu của điểm M không phải là một phép biến hình.
* GV nêu kí hiệu phép biến hình.
* GV: Phép biến hình mỗi điểm M thành chính nó được goị là phép biến hình đồng nhất.


+ Chỉ có 1 đường thẳng duy nhất.

+ Qua M kẻ đường thẳng vuông góc với d , cắt d tại M’.
+Cĩ duy nhất một điểm M’.
+ Có vô số điểm như vậy, các điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với d đi qua M’.
+ HS nêu định nghĩa : Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng (P) được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.

Kí hiệu phép biến hình là F thì ta viết F(M) = M’ hay M’ = F(M) và gọi điểm M’ là ảnh của điểm M qua phép biến
nguon VI OLET