KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI

PHÊ DUYỆT

Ngày ... tháng 8 năm 2019

 

 

Môn học: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Bài 1: Bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN sau năm 1975

TTPPCT: 1,2,3 

Đối tượng: Lớp 12

Năm học: 2019 - 2020

 

Phần I: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

I. MỤC TIÊU

1. Về phẩm chất

- Qua bài học trang bị cho các học sinh hiểu được những nội dung cơ bản cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sau năm 1975.

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng nhân ái, khoan dung, yêu hòa bình, tôn trọng lịch sử. Thể hiện và phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

- Xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc rèn luyện, chăm chỉ, thái độ trung thực và tinh thần trách nhiệm phấn đấu góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Cảnh giác trước các âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

- Tích cực tự giác trong học tập, làm tốt công tác tuyên truyền tính chính nghĩa đúng đắn của các cuộc chiến tranh bảo vệ bảo vệ tổ quốc sau năm 1975.

- Xây dựng niềm tin đối với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Về năng lực

Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau:

2.1. Năng lực chung

Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh chủ động nghiên cứu tài liệu, phim tư liệu, sưu tầm tranh ảnh lịch sử, chủ động học tập ngoại khóa tham quan bảo tàng lực lượng vũ trang, truyền thống đánh giặc của địa phương trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc sau năm 1975.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với hình ảnh, phim tư liệu lịch sử, biết hợp tác với các thành viên trong nhóm hoàn thiện nội dung thảo luận, nghiên cứu nội dung bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua nghiên cứu, học tập, thảo luận học sinh vận dụng sáng tạo vào trong học tập, xây dựng hệ thống kiến thức lịch sử, giải quyết các vấn đề lịch sử một cách sáng tạo, có hiệu quả

2.2. Năng lực đặc thù

- Biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin khai thác tài liệu học tập

1

 


- Có hiểu biết về lịch sử hình thành các lực lượng vũ trang, nắm được vai trò và xứ mệnh của sự hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang

- Vận dụng sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, ngoại khóa.

- Thể hiện sự hiểu biết, tăng tiến trong học tập, đặc biệt kiến thức về quân sự.

- Có năng lực nghiên cứu khoa học lịch sử.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

Bài giảng, kế hoạch bài giảng đã được phê duyệt, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh minh họa, phòng học.

2. Chuẩn bị của học sinh

Sách giáo khoa, vở ghi, bút, trang phục đúng quy định, sưu tầm tài liệu.

III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP

A. TỔ CHỨC

- Lấy đơn vị lớp học để giới thiệu nội dung

- Thảo luận chia lớp thành 4 nhóm

B. PHƯƠNG PHÁP

1. Giáo viên: Thuyết trình, giảng giải, phân tích, pháp vấn, đặt vấn đề, thảo luận, trực quan….

2. Học sinh: Thảo luận nhóm, nghe, quan sát, ghi chép nội dung ý chính của bài

Phần II: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI

Tiết 1:

1. Ổn định tổ chức lớp học

- Nhận lớp, nắm quân số,  báo cáo cấp trên (nếu có)

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

Tên học sinh vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phổ biến quy định trong học tập

- Kiểm tra bài cũ ( nếu có)

- Phổ biến ý định giảng bài

2. Trình tự giảng bài: 40 phút

1

 


Thứ tự,

nội dung

Thời gian

Phương pháp

Vật chất

Giáo viên

Học sinh

Mở đầu

3 phút

- Nêu lời mở đầu

- Nghe, nắm nội dung

- Bài giảng, KHGB. Tài liệu

I. Bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn (1975-1989)

1. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam

a. Nguyên nhân

b. Diễn biến

c. Kết quả

2. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc

a. Nguyên nhân

b. Diễn biến

c. Kết quả

3. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biển đảo thiêng liêng của tổ quốc

 

* Kết luận

35 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 phút

- Nêu tên và nội dung 1, 2,3

- Thuyết trình, giảng giải, pháp vấn, đặt vấn đề, trình chiếu minh họa, ví dụ cụ thể làm rõ nội dung

 

 

 

 

 

 

 

 

Nêu lời kết luận

- Nghe, nắm tiêu đề

- Nghe, ghi nắm nội dung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghe nắm KL

 

 Bài giảng, các tài liệu tham khảo

 

 

 

PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 2 phút

- Hệ thống nội dung bài giảng

- Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có)

- Định hướng nội dung cần tiếp tục nghiên cứu

- Nhận xét kết thúc bài giảng

* Tự rút kinh nghiệm:  ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………………………

 

1

 


Tiết 2:

1. Ổn định tổ chức lớp học

- Nhận lớp, nắm quân số,  báo cáo cấp trên (nếu có)

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

Tên học sinh vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phổ biến quy định trong học tập

- Kiểm tra bài cũ ( nếu có)

- Phổ biến ý định giảng bài

2. Trình tự giảng bài: 40 phút

Thứ tự,

nội dung

Thời gian

Phương pháp

Vật chất

Giáo viên

Học sinh

Mở đầu

3 phút

- Nêu lời mở đầu

- Nghe, nắm nội dung

- Bài giảng, KHGB. Tài liệu

II. Bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN giai đoạn 1990 đến nay

1. Thực trạng bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1990 đến nay

a. Những thành tựu

b. Những hạn chế

2. Mục tiêu quan điểm, lực lượng, sức mạnh, phương châm và phương thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

a. Mục tiêu bảo vệ tổ quốc

b. Quan điểm chỉ đạo bảo vệ tổ quốc

c. Lực lượng tiến hành BVTQ

d. Sức mạnh bảo vệ tổ quốc

e. Phương châm bảo vệ tổ quốc

37 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nêu tên và nội dung 1, 2

- Thuyết trình, giảng giải, pháp vấn, đặt vấn đề, trình chiếu minh họa, ví dụ cụ thể làm rõ nội dung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nghe, nắm tiêu đề

- Nghe, ghi nắm nội dung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Bài giảng

 

 

 

1

 


g. Phương thức tiến hành bảo vệ tổ quốc

* Kết luận

 

 

2 phút

 

 

Nêu lời kết luận

 

 

Nghe nắm KL

 

PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 2 phút

- Hệ thống nội dung bài giảng

- Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có)

- Định hướng nội dung cần tiếp tục nghiên cứu

- Nhận xét kết thúc bài giảng

* Tự rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………

Tiết 3:

1. Ổn định tổ chức lớp học

- Nhận lớp, nắm quân số,  báo cáo cấp trên (nếu có)

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

Tên học sinh vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phổ biến quy định trong học tập

- Kiểm tra bài cũ ( nếu có)

- Phổ biến ý định giảng bài

2. Trình tự giảng bài: 40 phút

Thứ tự,

nội dung

Thời gian

Phương pháp

Vật chất

Giáo viên

Học sinh

Mở đầu

3 phút

- Nêu lời mở đầu

- Nghe, nắm nội dung

- Bài giảng, Tài liệu

III. Ý nghĩa và trách nhiệm của học sinh

1. Ý nghĩa

2. Trách nhiệm của học sinh

37 phút

 

 

 

- Nêu tên và nội dung 1, 2

- Thuyết trình, giảng giải, pháp vấn, đặt vấn đề,

- Nghe, nắm tiêu đề

- Nghe, ghi nắm

 

 Bài giảng

 

 

1

 


 

 

 

* Kết luận

 

* Kiểm tra 15 phút.

 

 

 

 

2 phút

trình chiếu minh họa, ví dụ cụ thể làm rõ nội dung

Nêu lời kết luận

nội dung

 

 

Nghe nắm KL

 

PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG BÀI: 2 phút

- Hệ thống nội dung bài giảng

- Giải đáp thắc mắc của học sinh (nếu có)

- Định hướng nội dung cần tiếp tục nghiên cứu

- Nhận xét kết thúc bài giảng

* Tự rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………

Ngày  19  tháng 8 năm 2019

NGƯỜI THÔNG QUA

   TỔ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Văn Kiên

 

 

 

 

 

 

Ngày 15 tháng 8 năm 2019

NGƯỜI BIÊN SOẠN

GIÁO VIÊN

 

 

 

 

Triệu Hoàng Quân

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 


MỞ ĐẦU

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội sau năm 1975 được tiến hành trong bối cảnh đất nước thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, khi nước ta đang tập trung đề hàn gắn vết thương chiến tranh, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa thì các thế lực thù địch, bành trướng đã gây ra hai cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, buộc nhân dân Việt Nam phải đứng lên tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng cộng sản việt nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội, từng bước hội nhập khu vực và thế giới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, cũng đặt ra nhiều khó khăn thách thức cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Căn cứ biên soạn:

- Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2017.

Phần II

NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY

Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, cả nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên đất nước gánh chịu hậu quả nặng nề của mấy chục năm chiến tranh để lại, cơ chế quản lý điều hành xã hội có nhiều bất cập, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, lạm phát tăng cao, trong khi đó, nguồn viện trợ từ các nước cho Việt Nam hầu như không còn. Mỹ và các thế lực thù địch bao vây, cấm vận cô lập, chống phá toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, nước ta phải tập trung phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phải tiếp tục phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của chủ nghãi đế quốc, chủ nghĩa bành trướng và các thế lực thù địch.

A. BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GIAI ĐOẠN  (1975- 1989)

1. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Tây Nam

Nằm ở phía Tây Nam Việt Nam ( Đông Nam của Campuchia), biên giới VN – CPC có chiều dài hơn 1214 km, tiếp giáp với 8 tỉnh của Việt Nam ( số tỉnh ở vào thời điểm xảy ra chiến tranh) Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lăk, Sông Bé, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, với 9 tỉnh CPC ( Ratanakri, Moonddoonkirri, Karachiê, Kôngpông Chàm, Svâyriêng, Prâyveng, Kanđan, Takeo, Kampốt). Từ lâu, nhân dân VN – CPC ở hai bên biên giới Tây Nam đã xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết cùng chống kẻ thù chung, đặc biệt đã kề vai sát cách chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đề giành độc lập cho dân tộc.

Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, ở Campuchia, tập đoàn phản động Pôn pốt – Iêng Xari đại diện cho phái Khơ Me Đỏ lên nắm quyền, chúng đã tiến hành các

1

 


hoạt động gây chiến, dã tâm quay súng bắn và nhân dân ta, những người bạn chiến đấu thân thiết, thủy chung vừa chung sức, chung lòng, hy sinh xương máu làm nên thắng lợi ngày 17- 4- 1975 của nhân dân Campuchia

a. Nguyên nhân

- Tập đoàn phản động Pôn pốt – Iêng Xari cho rằng : Ở đâu có cây thốt nốt ở đó là đất của người Campuchia, lịch sử vùng đất miền Tây Nam Bộ Việt Nam là của Campuchia, bị Việt Nam chiếm đóng từ trước, nên phải đòi lại. Họ kích động tinh thần thù hằn giữ hai dân tộc, bài xích người Việt, coi Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp, kẻ thù số 1. Với ý đồ của họ là tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài, xâm chiếm từng vùng đất đai lãnh thổ của Việt Nam, kết hợp với gây bạo loạn trong nọi địa đất nước ta.

- Những người Khơ Me đỏ bị kích động từ phía các thế lực thù địch, khi họ cho rằng Hiệp định Giơ – Ne – Vơ năm 1954 được ký kết, nhưng phía Campuchia không được hưởng quyền lợi gì đáng kể, trong khi miền Bắc Việt Nam có hòa bình xây dựng, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ít nhất có 2 tỉnh Phong Xa Lì và Sầm Nưa được giải phóng. Họ xoáy vào việc Việt Nam bỏ rơi Campuchia, không bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nhân dân Campuchia

- Lực lượng Pôn pốt – Iêng Xari cho rằng, vì Việt Nam lập căn cứ địa cách mạng trên đất Campuchia nên Mỹ và đồng minh đã oanh tạc vào dùng Đông Bắc Campuchia, tàn phá đất đai và người dân Campuchia hy sinh tổn thất rất lớn, trong khi đó Việt Nam vô ơn, bỏ rơi Campuchia

- Phát động chiến tranh xâm lượng biên giới Tây Nam Việt Nam, lực lượng Pôn pốt – Iêng Xari nhằm tạo cớ để thanh trừng nội bộ, đàn áp những cuộc nổi dậy ở trong nước, củng cố quyền lực để thực hiện một chế độ tàn bạo ở Campuchia

b. Diễn biến của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam

Ngày 3-5-1975 lực lượng Kho me đỏ đổ bộ quân đánh chiếm đáo Phú Quốc, ngày 10-5-1975 chủng đánh chiếm đào Thồ Chu, trong những ngày tiếp theo chúng đưa quân đánh chiêm các tinh biên giới Tây Nam của Việt Nam từ Hà Tiên đến Tây Ninh.

Cuối năm 1975 đầu năm 1976, quân Pôn Pốt bất ngờ tiến hành một số vụ xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam trên l0km ở vùng Sa Thay (Gia lai - Kon Tum) gây ra tội ác với nhân dân ta.

Giữa năm 1977, chúng huy dộng lực lượng khoảng một sư đoàn bất ngờ tiến công vào 13 xã (trong số 15 xã biên giới) thuộc tinh An Giang. Trong các tháng 9, 10,11 năm 1977, chúng huy động lục lượng ngày càng lớn (tù 3 đèn 5 sư đoàn) tiên công dọc biên giới nước ta từ nhiều hướng. Phối hợp với quản Pôn Pốt - lriêng Xari, bọn phản động tay sai của lực lượng phản động quốc tế hoạt động mạnh tại Thành phô Hồ Chí Minh và một số tinh Nam Bộ chuẩn bị thực hiện bạo loạn. Đều bị ta ngăn chặn

1

 


Với mong muôn sớm chấm dứt xung đột biên giới băng thương lượng đàm phán hòa bình, ngày 5 - 2 - 1978 Bộ Ngoại giao ta chù động đưa ra tuyên bố lặp trường 3 điểm đê giải quyêt vấn đê biên giới Việt Nam – Campuchia

Đề tỏ thiện chí, đêm 5-11-1978, Việt Nam đơn phương thu quân vào cách biên giới 5 km. Đáp lại, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari không những khước từ thiện chí của ta mà chúng còn tăng cường hơn nữa quân chù lực dọc biên giới, kiếm cớ duy trì cuộc chiến tranh biên giới chông Việt Nam.

Trước tình hình trên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, quân và dân Nam Bộ phối hợp với các đơn bị chủ lực, tổ chức lực lượng tiến hành phản công, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân xâm lược vừa tiến vào đất nước ta cụ thể:

+ Ngày 22/12/1978 Quân đoàn 4 phản công bao vây 3 sư đoàn địch ở khu vực Bến Sỏi.

+ Quân đoàn 2 tổ chức 11 khối tập kết ở khu vực Bảy Núi ( An Giang), Quân khu 9 phản kích địch ở nhiều nơi.

+ Ngày 31/12/1978 Quân đoàn 2 và lực lượng vũ trang Quân khu 9 đánh địch ở kê Vĩnh Tề, thu hồi phần đất cuối cùng bị xâm chiếm. Tiếp đó, các cánh quân của ta phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng CPC mở cuộc tiến công giải phóng thủ đô Phnôm Pênh 7/1/1979 kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.

c. Kết quả

Cuộc tiến công quy mô lớn cùa tập đoàn Pôn Pốt - lêng Xari hoàn toàn bị đập tan. Toàn bộ quân xâm lược bị quét khỏi bờ cõi nước ta, hoà bình lập lại trẽn biên giới Tây - Nam Tổ quốc. Những thắng lợi lịch sử đó đã khôi phục lại tình đoàn kết chiến dấu, tinh hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchiạ, dồng thời góp phần bào vệ hoà bình ớ Dông Dương và Đông Nam Á. Chiến thắng biên giới Tây - Nam cùa quân dân ta đã tạo thời cơ lớn, hết sức thuận lợi dê quân và dân ta tiêp tục hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quốc tế, giúp nhân dân Campuchia giải phóng đất nước, giữ vững thành quả cách mạng; đồng thời chuân bi mọi mặt cho cuộc chiên tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới phía Bắc.

2. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía phía Bắc

Vừa kết thúc chiến tranh biên giới Tây Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại phải đương đầu với những khó khăn và thử thách lớn co các thế lực phản động quốc tế gây nên, đặc biệt là nguy cơ xảy ra cuộc tiến công tổng lực của quân bành trướng Trung Quốc từ phía Bắc.

a. Nguyên nhân

- Một là, Trung Quốc cho rằng VN ngạo mạn xâm lược Campuchia, khoa trương thế lực là cường quốc thứ 3 trên thế giới, TQ muốn cứu Pôn Pốt. Ý đồ của họ là muốn chiếm một số khu vực đất đai của ta ở khu vực biên giới, nếu ta sơ hở sẽ tiến vào sâu, buộc ta đàm phán, đòi ta phải rút quân khỏi Campuchia để đánh đổi họ rút quân. Mức thấp nhất là đánh để buộc ta vì lo bảo vệ miền Bắc phải rút quân khỏi

1

 


Campuchia, tạo điều kiện cho quân pôn pốt bảo toàn lực lượng, giữ được  các căn cứ, đẩy mạnh hoạt động, tiến tới khôi phục vị trí của chúng.

- Hai là, sau khi Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện được ký vào ngày 3/11/1978 giữa hai nước Việt Nam và Liên Xô, đây là một hiệp ước liên minh quân sự vì Hiệp ước có điều khoản “Trong trường hợp một trong hai bên bị tiến công, hoặc bị de dọa tiến công thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đôi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó, và áp dụng những biện pháp thích đảng có hiệu lực để bảo đâm hòa binh và an ninh của hai nước”. Trung Quốc cho rằng Việt Nam đa ngã hẳn sang Liên Xô, phản bội Trung Quốc đã từng “kề vai sát cánh” giúp đỡ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến, Trung Quốc thất vọng nên cần phải “dạy chọ Việt Nam một bài học”; đồng thời, thông qua đó để thảm dò phản ứng của Liên Xô và dư luận thế giới đề chuẩn bị cho những bước phiêu lưu sau này

- Ba là, Theo Đặng Tiểu Binh, bản chất cuộc chiến là “hoàn kích tự vệ chiến”,'tức đánh trả để tự vệ, bời vì Việt Nam đã "trục xuất kiều dân người Hoa" cung như bộ dội Việt Nam nhiều lần mở các cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc, chiếm đầt của Trung Quốc cũng như bắn giết lực lượng của Trung Quốc. Thực tế, trên tuyến biên giới Việt - Trung không có lực lượng vũ trang nào cùa Việt Nam, không có việc Việt Nam đã "trục xuất kiều dân người Hoa".

- Bốn là,Trung Quốc muốn sát hạch khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng, tranh thủ Mỹ và các nước đế quốc giúp đỡ họ xây dựng bốn hiện đại hóa. Uy hiếp Lào từ phía Bắc, làm suy yếu liên minh chiến đấu Việt – Lào, phá hoại Lào toàn diện buộc Lào theo họ chống ta. Đồng thời thị uy các nước Đông Nam Á gỡ thể diện cho họ sau thất bại nặng nề ở Campuchia.

- Năm là, Quyết định đánh VN, TQ muốn tỏ rõ với phương tây và Mỹ. TQ sẵn sàng dùng biện pháp mạnh vơi VN, mặc dầu VN với TQ như răng với môi, môi hở răng lạnh. Nhằm chuyển một thông điệp tới Mỹ và phương tây rằng TQ rất thực dụng và TQ cần có trách nhiệm để duy trì cân bằng quyền lực của đại cường.

- Sáu là, đánh VN nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế - quốc phòng của ta, làm ta suy yếu, kích động bạo loạn, hạ uy thế quân sự, chính trị to lớn của ta sau chiến thắng 1975 vì cho rằng phần lớn lực lượng của ta đang thực hiện nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, phía bắc chỉ có 1 quân đoàn, sẽ khó đương đầu với lực lượng quân sự áp đảo của họ. Mặt khác họ đánh vào sáng chủ nhật, phía TQ hy vọng nếu giành thắng lợi trong ngày thi đã tạo nên việc đã rồi khi thế giới chưa kịp lên án.

b. Diễn biến chính của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc

- Đêm 16 dạng sáng ngày 17/2/1979. TQ bí mật huy động hơn 60 vạn quân, cùng vũ khí trang bị hiện đại, tổ chức lực lượng vượt biên, luồn sâu, ép sẵn ở nhiều khu vực trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung. 3h30 ngày 17/2/1979 TQ sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ nước ta, sau đó đưa lực lượng tiến công sang lãnh thổ VN

- Ngày đầu chúng đánh vào các tỉnh trên 1150km: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, TQ tiến sâu vào lãnh thổ VN có nơi tiến sâu vào vài chục km

1

 


- Với ý đồ đánh chiếm một số thị xã, ngăn chặn đường tiếp tế phía nam, tùy vào tình hình đánh sâu vào lãnh thổ VN. Hướng tấn công chủ yếu là Lạng Sơn, Cao Bằng, hướng quan trọng là Lào Cai ( Hoàng Liên Sơn), hướng nghi binh Hà Tuyên, Quảng Ninh. TQ tiến công chính diện với vu hồi, thọc sâu, bao vây, chia cắt, phối hợp xe tăng, pháo binh, gây tổn thất về người cà của cải của đồng bào biên giới nhất là Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.

- Ngày 17/2/1979 Chính phủ ta tuyên bố rõ: Nhà cầm quyền TQ đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân 2 nước, phá hoại nghiêm trọng tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân 2 nước và khẳng định quân và dân VN không còn con đường nào khác phải dùng quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả

- Bộ Quốc phòng VN đã điều động các sư đoàn BB từ tuyến sau lên. Quân dân 6 tỉnh tích cự, chủ động tổ chức lực lượng chiến đấu tại chỗ, cầm chân, đẩy lùi từng đợt tiến công của địch trong khi chờ quân tăng viện. Cùng thời điểm, một cuộc chuyển quân, vũ khí trang bị, lương thực, thực phẩm thần tốc của 3 quân đoàn ra theo đường biển, bộ, đường không. Đặc biệt đã cơ động lớn các đơn vị đang làm nhiệm vụ ở mặt trật Campuchia ra thẳng miền Bắc thông qua lập cầu hàng không

- Với tinh thần không có gì quý hơn độc lập tự do, từ bộ đội chủ lực của quân khu 1, 2 đến bộ đội địa phương các huyện tỉnh, biên phòng, dân quân tự vệ trên các tuyến biên giới đã kịp thời đáp trả những đòn phản công quyết liệt, bẻ gẫy các đợt tiến công của địch

- Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh 29- LCT ra lệnh tổng động viên trong cả nước để Bảo vệ Tổ quốc VNXHCN trong đó yêu cầu nam từ 18- 45, nữ từ 18- 35 tuổi có đủ điều kiện gia nhập hàng ngũ du kích tự vệ, tình nguyện đưa vào lực lượng vũ trang quần chúng. Khi xảy ra ở địa phương trừ người được phép đi sơ tán, còn lại tất cả mọi người phải ở lại làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu

- Đáp lời kêu gọi có hàng chục hiệu người trong đó chủ yếu là thanh niên, học sinh, sinh viên ở các tỉnh thành phố tình nguyện đăng ký gia nhập LLVT, ra chận chống quân thù

- Trước sự phản đối kịch liệt của dư luận tiến bộ trên thế giới và trong nước, trước những đòn đánh trả mạnh mẽ, quyết liệt của quân và dân ta, quân TQ bị tổn thất nặng nề. Thấy rõ nguy cơ bị tiêu diệt trong thế trận chiến tranh nhân dân VN, ngay 5/3/1979 TQ tuyên bố rút quân khỏi lãnh thổ VN. Ngày 18/3/1979 TQ hoàn thành việc rút quân.

c. Kết quả

Sau 30 ngày đêm chiến đấu anh dũng, kiên cường của quân và dân ta ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã gây tổn thất cho 9 quân đoàn chủ lực, loại khỏi vòng chiến 62.500 đên địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo, cối hạng nặng và thu nhiều đồ dùng vũ khí quân sự khác. Như vậy, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược này, đối phương bị thất bại toàn diện về quân sự, chính trị, ngoại giao.

1

 

nguon VI OLET