Tìm hiểu về quy luật tương phản trong tranh của học sinh THCS

 

  1.    PHẦN MỞ ĐẦU
  1.   Lý do và mục đích chọn đề tài.

Lứa tuổi của học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ. Trong suy nghĩ của các em, chứa đựng ôm ấp nhiều ước mơ hoài bão, có những ước mơ giản dị nhưng cũng có những ước mơ xa vời thực tế. Có những ước mơ bộc lộ bên ngoài nhưng có những ước mơ thầm kín. Tuy nhiên, nếu ta để ý quan sát ta có thể nhận ra và khám phá được ý nghĩa thế giới của các em.

Đa phần những ước mơ, khát vọng của lứa tuổi học sinh THCS được thể hiện ra bên ngoài, qua những bức vẽ bằng những đường nét, hình vẽ, hồn nhiên ngộ nghĩnh, nét cong, nét thẳng, mảng lớn, mảng nhỏ, màu nóng, màu lạnh, đậm nhạt… Với những đường nét “nguệch ngoạc” t nhiên vô tình tương phản ấy, là yếu tố kết hợp hài hòa thống nhất trong bố cục tranh hoàn chỉnh của các em. Đồng thời, chứa đựng hàng loạt suy nghĩ, gửi gắm vào trong đó cả thế giới, cả khung trời tuổi thơ hay khoảnh khắc ý tưởng về tương lai.

Với đề tài: “Tìm hiểu về quy luật tương phản trong tranh vẽ của học sinh THCS”. Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy các em tôi tâm đắc câu nói “Dạy học đã khó nhưng dạy Mỹ thuật càng khó hơn”. Cái khó ở đây là thông qua môn học người giáo viên còn phải giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh những đức tính thẩm mỹ cần thiết, góp phần hoàn thiện hơn nhân cách toàn diện, bao hàm có đức và có tài. Bởi Bác Hồ kính yêu đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức chỉ là người vô dụng”. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ và tâm huyết với nghề nghiệp mà mình lựa chọn. Trở lại với lý do và mục đích chọn đề tài. Thông qua đề tài này tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn về: “Quy luật tương phản trong tranh học sinh THCS”.

Mỗi bức tranh các em vẽ không đòi hỏi chỉ có sự trau chuốt tỷ mỹ mà có sự chọn lọc, đơn giản hóa các hình ảnh đưa lên mặt phẳng mà xây dựng bố cục có trọng tâm. Nó không nhất nhất là sẽ tương đồng là đẹp mà có sự tương phản, lúc vô tình, lúc hữu ý, dựa trên cái đẹp hồn nhiên trong sáng sinh động và lôi cuốn người xem.

Do đó, tôi nhận thấy đây là một đề tài cần thiết đối với các họa sĩ nhí của chúng ta, để các em có thể nắm rõ các quy luật tương phản trong hội họa từ thuở THCS. Để các em có thể hình thành và xây dựng những tác phẩm riêng của mình. Nhằm đem lại sự sinh động, uyển chuyển, sáng tạo tư duy qua từng bức vẽ, bằng tất cả ngôn ngữ tạo hình trong hội họa. Vì thế nghiên cứu: “ Tìm hiểu về  quy luật tương phản trong tranh của học sinh THCS” là điều tất yếu để xây dựng kiến thức cho các em, để các em nổ lực phấn đấu rèn luyện, tếp tục chắp cánh ước mơ, biến ước mơ trở thành hiện thực. Đồng thời vẫn giữ được tính hồn nhiên, trong sáng trong tâm hồn trẻ thơ.

 

  1.   Mục đích nghiên cứu.

Việc nghiên cứu đề tài này, cho ta cái nhìn sâu hơn, chính xác hơn về tranh vẽ của học sinh THCS, cũng như tính tương phản trong đường nét màu sắc mảng khối nóng lạnh, ngôn ngữ tạo hình các em thể hiện. Qua đó có thể phát

NTH: Nguyễn Thị Minh Huệ  1

 


Tìm hiểu về quy luật tương phản trong tranh của học sinh THCS

 

hiện, bồi dưỡng tìm ra hướng đi hợp  lý, tháo gỡ khúc mắc… Để các em mãi hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng phát huy trí tưởng tượng ước mơ, tạo cá tính cho ngày mai.

  1.   Đối tượng nghiên cứu:

-         Tìm hiểu về  quy luật tương phản trong tranh của học sinh THCS

  1.   Phương pháp nghiên cứu:

-         Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo.

-         Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý  thuyết

      Qua so sánh phân tích về sự tương phản trong tranh của học sinh THCS để tìm ra sự khác biệt từ đó khẳng định được vấn đề.

  1. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

Hc sinh PTDT Nội trú lớp 6,7,8,9. Đây chính là lứa tuổi học sinh chuyển tiếp từ giai đoạn học tập, khả năng tri giác của các em rất tốt, hứng thú ngày càng bộc lộ các em thể hiện tính tò mò ham hiểu biết.

Thời gian nghiên cứu: 2/10/2017 đến 1/3/2019

 

II. NỘI DUNG.

  1. Thực trạng vấn đề:

Trong tranh vẽ của học sinh THCS là sự sắp xếp đường nét, hình mảng, hình khối đậm nhạt, màu sắc  trên  mặt phẳng hay không  gian để  tạo  nên sản  phẩm đẹp,  phục vụ đời sống con người.

  Con  người  luôn  yêu  cái  đẹp,  luôn  muốn  làm  đẹp  cho  cuộc  sống.  Từ trong gia đình đến ngoài xã hội, ở đâu cũng có sự sắp xếp, tô điểm của con

người nhằm làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui tươi.

  Trong nhu cầu cao về thẩm mĩ đó, các quy luật để tạo nên một bức tranh đẹp đóng vai trò quan trọng và đặc biệt đó là quy luật tương phản. Vì trong một bức tranh lúc nào cũng có sự sắp xếp mảng  to- mảng nhỏ, màu đậm- màu nhạt, tạo sự hấp dẫn, sinh động cho bức tranh.

Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy các em chưa áp dụng được quy luật tương phản trong tranh vẽ của mình, vì đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh còn nhỏ, sự tập trung chưa cao, kỷ năng vận dụng còn hạn chế. Tôi thử nghiệm ở học sinh lớp 6a có 28 em với 28 bài vẽ, kết quả như sau:

 

STT

Bài vẽ tốt

Bài vẽ khá

Bài vẽ trung bình

Bài vẽ yếu

1

13 em

(chiếm: 46,4%)

10 em (chiếm: 35,7%)

5 em

(chiếm: 17,9%)

 

 

          Vì vậy, tìm hiểu quy luật tương phản trong tranh học sinh THCS là vấn đề cần thiết quan trọng... nhằm nâng cao cảm thụ thẩm mĩ cho lứa tuổi các em.    

  1. Biện pháp thực hiện:

2.1. Khái niệm chung về quy luật tương phản nói chung và trong tranh nói riêng.

NTH: Nguyễn Thị Minh Huệ  1

 


Tìm hiểu về quy luật tương phản trong tranh của học sinh THCS

 

    2.1.1. Khái niệm về quy luật:

Quy luật là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật về tính chỉnh thể của chúng VI Lê Nin viết: “Khái niệm quy luật là một trong những giai đoạn của sự nhận thức con người về tính thống nhất và  liên hệ về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của quá trình thế giới”.

   2.1.2. Khái niệm về tương phản:

Tương phản là mối quan hệ hai mặt, có tính chất đối lập nhau, dùng để chỉ những mặt có thuộc tính trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan, trong tự nhiên xã hội và tư duy đối lập luôn luôn nương tựa và nhau vào tồn tại thống nhất lẫn nhau.

2.1.3. Tương phản trong thế giới tự nhiên trở thành quy luật: Những sự vật hiện tượng quanh ta như Tec – nư – sep – ski nói: “Có cái bản chất tự nhiên của chúng, được coi như bản chất thẩm mỹ khách quan và cái bản chất đó ít khi tương đồng lẫn nhau”. Trong thế giới tự nhiên, chúng ta bắt gặp rất nhiều sự vật hiện tượng tương phản đối lập nhau. Những sự vật hiện tượng, gần gũi với chúng ta. Như một buổi sớm mai tỉnh dậy giữa vũ trụ bao la ta thấy yêu mặt trời rạng đông, đó là biểu hiện cho ánh sáng và nuối tiếc với cảnh sắc hoàng hôn, khi mặt trời khuất núi biểu hiện cho màn đêm. Tối và sáng, luôn tồn tại tương trợ lẫn nhau, làm cho cuộc sống phong phú hẳn lên. Tương phản nhưng luôn luôn thống nhất hài hòa, khi ta mộng mơ với ánh trăng vàng đang tỏa sáng và lang thang vô định với sao khuya, ta bâng khuâng với sắc thu và sầu với mưa phùn trong một ngày đông lạnh lẽo, với thiên nhiên ta mê say với cảnh sắc mùa thu:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biển non phơi bóng vàng

Và tiêng tiếc với cảnh: “ Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu”  với tạo vật ta yêu dòng sông cuồn cuộn, con suối hiền hòa.

Ta thấy thiên nhiên phong phú nhưng cảnh sắc có hồn sinh động. Quy luật tương phản, đối lập luôn tồn tại và vận hành trong thế giới thiên nhiên, thành quy luật hiển nhiên.

2.1.4.   Tương phản trong cuộc sống:

Gooki viết : “ Con người bản tính là nghệ sỹ. Bất cứ ở đâu và bằng cách nào con người cũng muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống”. Cuộc sống đa dạng và phong phú, con người là chủ thể của cuộc sống mà cuộc sống tồn tại không êm đềm dịu ngọt, mà luôn luôn thay đổi trái ngược nhau đối lập nhau.

Như khuôn mặt hồn nhiên của trẻ thơ, khi cười ta muốn đùa giỡn, khi khóc  ta muốn giỗ dành. Đến vẽ dịu dàng âu yếm của mẹ, vẽ nghiêm nghị của cha.

Rồi đến những bản nhạc có lời và không lời đều tạo nên thi vị cho cuộc sống. Những hình ảnh đó thân thuộc gần gũi với cuộc sống chúng ta. Tuy đối lập, nhưng nó là cái gốc để ta tiến đến cái đẹp, là nguồn kích thích ta ghi lại bằng nghệ thuật, và bộc lộ trung thực đáng yêu, đáng qúy vào tranh mà lấy từ quy luật cuộc sống quanh ta.

2.1.5. Tương phản trong tranh

Trở thành quy luật cũng giống như trong thiên nhiên. Động lực điều khiển sự sống của trái đất cũng như mọi vận hành của vũ trụ, là những cặp đối lập mà

NTH: Nguyễn Thị Minh Huệ  1

 


Tìm hiểu về quy luật tương phản trong tranh của học sinh THCS

 

các nhà triết lý đông phương gọi là âm và dương. Nó vừa đối lập, vừa chuyển hóa sang nhau để rồi hòa quyện. Như vậy đối lập vốn là một mà hai lúc hài hòa lúc đối chọi nhau, lúc thuận mắt và có lúc trở về với cội nguồn là gốc. Nên ta thấy đối lập mà thống nhất. Trong tranh cũng vậy, trước khi vẽ một tác phẩm ta thường tìm tòi và chọn lọc bố cục cân nhắc, sắp xếp bố cục một cách khoa học, có trọng tâm và có sự thay đổi, chuyển động của đường nét, các phần trong một bố cục dù bộ phận hay toàn bộ để tạo được sự thăng bằng, phải vận dụng các yếu tố tương phản. Các họa sỹ nhí vô tình hay cố ý đã sử dụng các cặp đối lập như ngang dọc, cao thấp, to nhỏ, dài ngắn, đen trắng, xanh đỏ, thô- mịn, cong lên, úp xuống, mạnh- yếu, trong- đục làm cho bố cục thay đổi.

Ví dụ: 1 bức tranh có nhiều đường cong hướng về phía bên phải, để thăng bằng trong mắt nhìn, ta phải xây dựng một số đường cong theo hướng ngược lại và khi dùng màu sắc tương phản nóng lạnh ta đặt màu nguyên cạnh màu trầm để làm bật trọng tâm, cũng như tương phản về màu nóng lạnh trong tranh, ta dùng gam màu lạnh ta có thể điểm màu nóng, để làm bật trọng tâm và ở màu nóng ta cũng sử dụng ngược lại như thế, khuynh hướng đối lập tương phản. Các nghệ sĩ sử dụng cũng rất đa dạng ở đường nét màu sắc, độ trong- độ đục, cái vươn lên, cái suy tàn, như một bông hoa sen màu hồng tươi sáng tương phản với lá vàng, lá úa.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà ta có thể sử dụng tương phản về chiều hướng, đường nét đậm nhạt, sáng tối để đem đến sự hài hòa và thăng bằng cho bức tranh, đó là yếu tố quan trọng nhất để bức tranh lôi cuốn người xem.

3.Tìm hiểu quy luật tương phản trong bố cục tranh của học sinh THCS.

3.1. Tương phản đường nét:

Khái niệm: Đường nét là tập hợp những điểm trong chuyển động hoặc trong quỹ đạo của một điểm trong một chuyển động nào đó.

Nét là do con người tạo ra để quy những vật thể trong không gian (3 chiều) lên mặt phẳng hai chiều. Nét là phương tiện xây dựng đầu tiên trong tác phẩm. Trong một bức tranh, người ta có thể sử dụng nét đậm, nét nhạt, nét cong, nét cứng để tạo sự thay đổi đối lập nhau.

Ngay từ hình vẽ thời tiền sử, trong hang động người ta vẽ bằng cảm nhận hồn nhiên cũng mang những yếu tố đối lập về hình thể. Hình khắc mặt người (hang động nội Hòa Bình), khuôn mặt to, khuôn mặt nhỏ đối lập. Nó gây cho người xem sự thích thú thị  giác. Và cho đến nay các nghệ sỹ tạo hình đã sử dụng các đối lập trog đường nét như ngang dọc, cao thấp, to nhỏ, dài ngắn, cong thẳng lên xuống làm mặt chọi cho bố cục…

 

NTH: Nguyễn Thị Minh Huệ  1

 


Tìm hiểu về quy luật tương phản trong tranh của học sinh THCS

 

                Hình: 1: Hình mặt người hang Đồng Nội – Hòa Bình

 

Trong tranh nếu tác giả vẽ nhiều đường nét thẳng ở bên trái, thì phải có sự trả lời từ bên phải qua và những đường cong thay đổi, và nếu sử dụng nét đậm thì phải có nét nhạt. Như vậy, ở mức đơn giản nét đã tạo ra được không gian nét cong, nét thẳng, nét chéo – nét thẳng đối lập với trên dưới, bất kỳ nét cong nào luôn có hướng rõ rệt, nét chéo cho thói quen cũng có hướng khác nhau, từ phải sang trái, là đi lên từ trái sang phải là ngược lại. Nét đã định hướng cho khả năng sự vận động, nét phong phú,  phức tạp và đa dạng nét có nhiều cách tạo ra.

Như hình ảnh dãy núi trùng điệp nhấp nhô uốn lượn, ta thấy vui mắt nhẹ nhàng trong tâm hồn,  khi thấy sóng biển dập dờn ta thấy cảm giác sảng khoái dễ chịu.

Như tranh “Hội sim đêm trăng” của em Hồ Thị Ý lớp 9B, ở đây ta thấy em đã dùng đường nét mềm mại, để thể hiện không khí lễ hội của các nhân vật, bố cục các nhân vật được sắp xếp hợp lý, những nhân vật được đặt theo nét thẳng thì đối lập lại, ẩn sâu có dãy núi hình ảnh nhà sàn dàn hàng ngang ngăn lại giữ cho hình ảnh mềm mại uyển chuyển và tình cảm hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NTH: Nguyễn Thị Minh Huệ  1

 


Tìm hiểu về quy luật tương phản trong tranh của học sinh THCS

 

            Hình 2: “Hội sim đêm trăng” của em Hồ Thị Ý lớp 9B

Như vậy,  giữa sáng tạo có ý thức về đường nét bố cục và vô thức vẫn có sự đồng nhất về quy luật, tạo ra cái thẩm mỹ đối lập, cái cảm hứng cho thị giác nhưng có điều ở thời điểm hiện đại phải tương phản hơn thời tiền sử. Đó là quy luật của sự vận động lệch pha giữa ý thức và vô thức của xã hội loài người

3.2. Tương phản về mảng khối:

Khối là vật thể chiếm chỗ trong không gian, mỗi vật điều có hình thù khác nhau, được đưa lên mặt phẳng thành phương tiện tạo hình trong bố cục. Mảng là diện tích trên mặt tranh.

Trong một tác phẩm trọng tâm của bố cục thường nằm giữa bức tranh làm điểm thu hút của mắt. Nhưng không nhất thiết cứ chia điều các mảng và đối xứng nhau. Bằng diện tích và khối lượng mà sắp xếp sao một yếu tố hay một nhóm người đồ vật nặng qua một bên. Mà phải chia mảng và có sự thay đổi giữa các mảng, không điều nhau, giống nhau. Các mảng trong bức tranh được phân ra nhiều mảng khác nhau, mảng lớn, mảng nhỏ, mảng vừa, xa gần, đậm nhạt khác nhau, tạo nên nhịp điệu cho bố cục phong phú, tạo trọng tâm thu hút người xem đâu là chính, đâu là phụ có sự tương quan.

Ta phải vận dụng các quy luật trong hội họa và quy luật tương phản trong mảng khối ở đây cũng mang lại hiệu quả cao.

Ví dụ: Ta chia ba mảng ở trọng tâm nhưng không thể là 3 mảng hình vuông, mà có thể là hình tam giác, hình tròn chẳng hạn sẽ làm thay đổi mảng khối phong phú hình thể sẽ đẹp hơn, không gây nhàm chán mà thu hút được mắt người xem khi nhìn vào tác phẩm đầu tiên ta thường chú ý đến đường nét và mảng khối đã nêu rõ trọng tâm hay chưa.

https://scontent.fdad3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.15752-9/44522713_537751313332026_2252796465141252096_n.jpg?_nc_cat=106&_nc_ht=scontent.fdad3-2.fna&oh=49e7b9eafdaea1bbd5aca8d92ea57bba&oe=5C8A0486 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                    Hình 3: Ước mơ của em – Hồ Văn Tới lớp 9A

Trong tranh ước mơ của em của em Hồ Văn Tới lớp 9A. Nhìn bức tranh này ta thấy các em đã biết sử dụng mảng khối, mảng to, mảng nhỏ. Mảng trọng tâm to rõ ràng nổi bật trong bài các em đó là mơ ước có cuộc sống phương tiện hiện đại ở vùng bản mình. Những mảng nhỏ là hình ảnh các bạn đang vui chơi, những ngôi nhà đang nhấp nhô dãy núi xa xa. Mặc dù tương phản mảng lớn

NTH: Nguyễn Thị Minh Huệ  1

 


Tìm hiểu về quy luật tương phản trong tranh của học sinh THCS

 

mảng bé nhưng đó là quy luật trong một bức tranh làm cho bức tranh cân đối hài hòa thể hiện được tính chất ước mơ khát khao của các em.

3.3. Tương phản về màu sắc:

Khái niệm màu sắc là một dạng tồn tại của vật chất, là biểu hiện phức tạp nhất của nhận thức và cảm thụ thị giác của con người.

Dưới ánh sáng, mặt trời thiên nhiên ban cho con người muôn vàn màu sắc thực tế của cuộc sống, mỗi màu mang một âm hưởng một trạng thái tâm sự khác nhau.

*Khái niệm về màu sắc tương phản:

Trong vòng màu quang phổ màu nào đối diện nhau thì gọi là màu tương phản như: đỏ - lục, xanh – da cam, vàng – tím. Những cặp màu như vậy gọi là màu đối chọi và tính chất triệt tiêu nhau khi pha trộn chúng với nhau.

Ví dụ : Như đỏ - lục – đen, xanh – da cam – đen, vàng – tím – đem. Người ta cũng còn gọi là những cặp màu tương phản là màu bổ túc vì do tính chất trái ngược nhau của chúng, nên khi đặt cạnh nhau chúng càng tôn nhau lên. Ví dụ:  Tím đặt cạnh vàng thì vàng càng rực rỡ, tím càng chói. Đỏ đặt cạnh lục thấy đỏ càng chói, lục vàng lục biếc. Vì thế, trong bố cục hội họa, ta thường thấy các họa sỹ dùng quy luật này nhiều.

Trong một bức tranh muốn làm rõ trọng tâm, người ta thường đặt màu trầm bên một số màu tươi mạnh hoặc một gam màu nóng ta thường điểm lạnh và ngược lại để làm rõ trọng tâm.

Nhưng phải diễn đạt được độ rung chuyển của màu tương phản, chứ không phải lòe loẹt, phô trương về màu gây cảm giác khó nhìn mà phải đi đến hài hòa thống nhất.

 

https://scontent.fdad3-1.fna.fbcdn.net/v/t1.15752-9/44692601_495616967587870_5952477102027571200_n.jpg?_nc_cat=102&_nc_ht=scontent.fdad3-1.fna&oh=f515ca27d461c63eb33704ebd411cb2d&oe=5C844193 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 4: Tranh phong cảnh biển – em Hồ Thị Nhung lớp 9B

Bức tranh phong cảnh biển của em Hồ Thị Hồng Nhung lớp 9B. Em vẽ toàn bộ mặt nước biển màu xanh dương , nhấp nhô những dãy núi màu xanh lục, xen lẫn những cánh buồm màu tím và tương phản với mặt nước dãy núi xanh ấy

NTH: Nguyễn Thị Minh Huệ  1

 


Tìm hiểu về quy luật tương phản trong tranh của học sinh THCS

 

là một mặt trời lấp ló đỏ chói, đang lên trên nền trời vàng tươi, các em đã vô tình sử dụng màu sắc ngẫu nhiên nhưng tạo sự tương phản, cân bằng hài hòa làm bức tranh lung linh hơn.

3.4. Tương phản nóng lạnh:

Thông thường người ta xem một nữa vòng màu quang phổ từ :       đỏ, da cam     vàng thuộc màu nóng. Tím, chàm, xanh lá mạ thuộc màu lạnh.

Tính chất nóng lạnh của màu làm sự liên tưởng về cảm giác hiện thực mà có.

Ví dụ: Mặt trời màu đỏ, màu vàng của lửa đều là màu từ thế giới hiện thực và là màu nóng. Ban đêm trời tối sẽ lạnh, ban ngày trời sáng sẽ ấm áp đó là cơ sở để con người quy ước màu.

Xét về tương đối, tương phản nóng lạnh thì phải chú ý đến mối quan hệ giữa chúng với nhau, phải xét môi trường, vị trí mà nó đặt vào xa và gần là cảm giác của ta trước muôn vàn màu sắc. Nếu trọng tâm nhìn của ta là 3 màu cơ bản đỏ - vàng – lam cho ta một cảm giác xa xăm. Trong cặp đen trắng càng biểu lộ cảm giác xa lạnh, gần nóng. Tím nặng hơn xanh, đỏ nặng hơn vàng nâu nặng lục đen nặng hơn trắng.

Gam màu nóng và màu lạnh đối lập nhau một cách mạnh mẽ tạo sự kích thích thị giác gây cảm giác sặc sỡ. Nhưng dù có tương phản thế nào thì cũng tránh sự lòe loẹt mà phải hài hòa lôi cuốn người xem.

Ví dụ: Các cặp màu: đỏ - lam, cam – lục,  đặt gần nhau thì gây cảm giác lòe loẹt, chói mắt. Nếu như ta không biết cách ngăn chặn đường nét bằng màu đen để tạo sự ngăn cách giữa các màu để đem lại hài hòa cho bức tranh. Màu chứa đựng sự phong phú, tinh tế, tình cảm, con mắt của chúng ta luôn là sự khám phá đầy rung động trước đời sống tự nhiên. Bí ẩn và gợi mở màu sắc thực sự đưa lại cảm giác đa chiều thẩm mỹ thị giác màu của mỗi chúng ta.

https://scontent.fdad3-3.fna.fbcdn.net/v/t1.15752-9/44533020_325366231383812_5772219802810580992_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_ht=scontent.fdad3-3.fna&oh=8858c6efcbce37cf59df4c7983bcc8d3&oe=5C507EF3 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 5: Mãi nhớ các anh – em Mai Thị Duyên

 

Như bức tranh: “ Mãi nhớ các anh” của em Mai Thị Duyên lớp 8A. Nhìn vào ta thấy màu sắc trong tranh có sự tương phản mạnh, những con thuyền, nhân

NTH: Nguyễn Thị Minh Huệ  1

 


Tìm hiểu về quy luật tương phản trong tranh của học sinh THCS

 

vật, bầu trời mang màu vàng và màu cam nóng bỏng trái ngược với màu sắc đó là màu nước xanh ngắt. Màu sắc ở bức tranh này chủ yếu các em vẻ theo tình cảm, các em thấy con sông màu xanh thì vẽ màu xanh không hề có sự phối hợp và tạo màu. Nhờ vậy bức tranh tương phản về màu sắc nhưng cũng rất đổi gần gũi thân quen.

3.5. Tương phản đậm nhạt, sáng tối:

Đậm nhạt bản thân các vật thể được rọi dưới ánh sáng của mặt trời,  không có ánh sáng thì không có đậm nhạt. Trong tranh sáng và tối, luôn được vận hành. Nhưng độ sáng, độ tối được phân biệt khác nhau, được quy vào hai cực đen trắng đối lập. Mà muốn làm chủ được màu trước tiên ta phải làm quen với độ đậm nhạt, có rất nhiều độ đậm và độ nhạt nhưng chủ yếu chia làm ra 3 độ: đậm, nhạt, trung gian. Đậm nhạt cộng với màu sắc gọi là sắc độ của màu. Độ đậm của màu không phải là màu đen mà là một màu có sự tương quan hài hòa của gam màu trong bài ta có thể điều chỉnh độ đậm nhạt mạnh hay yếu. Sắp xếp sự quán xuyến tương quan nhau nêu lên được chính phụ. Chính thường có độ sáng hơn so với mảng phụ. Độ sáng nhất của mảng phụ không được bằng mảng chính, ta thấy được sự đối lập của độ đậm nhạt của mảng chính, mảng phụ.

 

https://scontent.fdad3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.15752-9/44687716_2273296302742719_5872873581163053056_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_ht=scontent.fdad3-2.fna&oh=0858ebf0cdf79069be2ee3f0782a03fc&oe=5C4E26F1 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                     Hình 6: Diễn văn nghệ - em Hồ Thị An lớp 9A

Như bức tranh: “Diễn văn nghệ” của em Hồ Thị An lớp 9A. Ta thấy tranh của các em đã biết sử dụng đậm nhạt sáng tối, như màu đất gần các em là màu đỏ nâu đậm càng xa dần màu càng nhạt gần từ màu nâu đỏ chuyển đến màu nâu vàng xa xa,  ẩn màu xanh nhạt của núi, nhìn vào bức tranh có đậm nhạt sáng tối, tạo bức tranh có độ xa gần sống động vừa mềm mại vừa uyển chuyển làm mát mắt cho người xem.

4. Một vài suy nghĩ về  tình cảm thể hiện qua tranh vẽ của học sinh THCS.

Có người cho rằng tranh vẽ của hoc sinh THCS là vô thức, đó là suy nghĩ không đúng nhưng cũng không sai. Khi các em cầm bút cũng như chúng ta các em cũng suy nghĩ xem nên vẽ cái gì từ những suy nghĩ đó, hàng loạt đề tài đã xuất hiện và trở thành nguồn cảm hứng cho các em. Với lứa tuổi của các em mỗi

NTH: Nguyễn Thị Minh Huệ  1

 


Tìm hiểu về quy luật tương phản trong tranh của học sinh THCS

 

đề tài là một cảm xúc. Mỗi cảm xúc rất chân thật nó phản ánh những ước mơ, thể hiện những niềm vui, nỗi buồn. Ngoài sự hồn nhiên trong sáng, chân thực dễ thấy ở tranh vẽ của các em. Khi các em vẽ thể hiện tình yêu mến với những người thân, cảnh bố mẹ cùng đi chơi cũng sẽ trở thành một bức tranh đẹp, cảnh vui đùa cùng các bạn trang lứa cũng trở nên sinh động.

Ngược lại,  đối với các em thiếu nhi ngay từ tấm bé đã thiếu đi tình yêu thương của gia đình, phải tự bôn ba để tìm kế sinh nhai, hàng ngày chứng kiến các bạn cùng trang lứa sống trong niềm hạnh phúc. Tranh vẽ của các em vẫn hiện diện hình ảnh của người cha, người mẹ. Nhưng có lẽ sẽ buồn hơn, bởi đây là ước mơ của em, ước mơ như bao bạn bè khác có một mái ấm gia đình. Ước mơ thật giản dị nhưng đối với các em nó xa vời đến vậy.

Có trường hợp trong bức tranh các em chỉ thấy hình ảnh của người cha, người mẹ, có lần tôi nhìn thấy một bé trai vẽ, em vẽ cùng một lúc hai người phụ nữ cầm tay dẫn em đi chơi. Tôi hỏi ai đây? Em trả lời một bên là mẹ, một bên là dì, tôi hỏi tiếp thế bố đâu. Tôi chợt nhận ra rằng vô tình tôi đã chạm vào nỗi đau của em, trong cuộc sống của em không có sự hiện diện của người cha.

Hội họa là phương tiện để biểu hiện những ước mơ phản ánh những suy nghĩ rất thật, vừa đơn sơ, vừa táo bạo, ước mơ được bay như những cánh chim trên bầu trời hay trở thành nhà du hành vũ trụ sống trên cung trăng. Tranh vẻ của học sinh THCS có sức biểu cảm rất lớn khi vui, khi buồn các em đều vẽ. Nhưng khi vui thì màu sắc rực rỡ, vui tươi, bầu trời trở lại nền trong xanh hơn, khi buồn thì trầm ngâm, bầu trời cũng trở nên dịu lại, mây đen xám xịt như từ đâu kéo đến.

https://scontent.fdad3-2.fna.fbcdn.net/v/t1.15752-9/44687716_2273296302742719_5872873581163053056_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_ht=scontent.fdad3-2.fna&oh=0858ebf0cdf79069be2ee3f0782a03fc&oe=5C4E26F1Trên thế giới, các nhà tâm lý thường sử dụng tranh vẽ của các em để làm thước đo điều tra tâm lý lứa tuổi, khám phá, giải mã những suy nghĩ đối với những đứa trẻ do “cú sốc” về tâm lý trở nên trầm ngâm suy tư ít nói, ít cười, người lớn khó có thể đoán được các em đang nghĩ gì và có những hành động gì tiếp theo.

Nhờ vậy việc khám phá tâm lý qua tranh vẽ không những cho ta biết trẻ đang suy ghĩ gì, đang cần gì mà còn kịp thời ngăn chặn uốn nắn những hành vi sai lệch.

Hiểu trước tâm tư tình cảm của các em thể hiện qua tranh vẽ chúng ta phải luôn bồi đắp, để các em tiếp tục phát huy tài năng, năng lực thẩm mỹ, tiếp tục nâng cao nhận thức về cuộc sống xung quanh. Đồng thời, tiếp tục thể hiện những tâm tư tình cảm của mình. Với tư cách là người giáo viên trực tiếp giảng dạy các em ở trường chúng ta phải luôn quan tâm đến suy nghĩ của các, em trên cơ sở tìm ra được hướng đi thích hợp cho từng học sinh, giúp các em biết thế nào là đẹp phải biết trân trọng và giữ gìn cái đẹp, biết bảo vệ mình trước cái xấu những hoạt động lành mạnh góp phần hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ về đức lẫn tài.

Nói tóm lại, qua tranh vẽ của học sinh THCS ta hiểu được tâm lý tình cảm của trẻ thông qua những hình tượng các em thể hiện bằng những đường nét, những mảng màu đơn giản, trong sáng với cách cảm nhận và suy nghĩ còn chút

NTH: Nguyễn Thị Minh Huệ  1

 


Tìm hiểu về quy luật tương phản trong tranh của học sinh THCS

 

mơ hồ, lệch lạc và cả sự thiếu hụt về kiến thức hội họa. Các em đã diễn tả những suy nghĩ tình cảm của mình chứ không phải là một nét vẽ hay chỉ là một mảng màu đơn thuần. Nó vừa mang giá trị thẩm mỹ rất riêng, vừa mang giá trị nhân

văn sâu sắc, ta chỉ có thể bắt gặp trong tranh của học sinh THCS.

  1. Giải pháp đặt ra của đề tài:

Muốn học sinh cảm thụ và lĩnh hội một cách tối ưu về Quy luật tương phản trong tranh”, yêu cầu người giáo viên phải chuẩn bị bài giảng mang tính

chất phù hợp với trình độ và khả năng lĩnh hội của học sinh, có nghĩa là nó

không quá cao siêu, trừu tượng hay quá nhàm chán, tẻ nhạt. Nó phải có sự lôi cuốn tính tìm tòi và sáng tạo ở các em. Ngoài ra, để giải quyết có hiệu quả khi áp dụng đề tài, người giáo viên cần sưu tầm các bài vẽ thực tế có sự đối lập về hình mảng đường nét, màu sắc phong phú đa dạng….Và sử dụng tư liệu có hiệu quả trong từng tiết dạy. Giúp cho học sinh có sự cảm thụ màu sắc trong bài vẽ 6. tranh cơ bản và đầy đủ khi tham gia tiết học trên lớp.

  1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

Khi tìm hiểu quy luật tương phản trong tranh học sinh THCS và áp dụng bài vẽ của các em, đã đem lại hiệu quả sau: Học sinh tập trung vào tiết học. Các em đã biết cách vận dụng các quy tắc tương phản vào tranh vẽ của mình, làm bức tranh thêm sinh động và hấp dẫn hơn, có nhiều bài tốt hơn cụ thể học sinh 6a qua học kì II đã có nhiều chuyển biến cụ thể:

 

STT

Bài vẽ tốt

Bài vẽ khá

Bài vẽ trung bình

Bài vẽ yếu

1

19 em

(chiếm: 67,86%)

7 em (chiếm: 25%)

2 em

(chiếm: 7,14%)

 

Trong các năm giao lưu: Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam các em tham gia đều đạt giải.

Tháng 3-2019 Em: Hồ Thị Oanh tham gia vẽ tranh thiếu nhi Việt Nam đạt giải khuyến khích.

  1. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

Những nét vẻ đối lập, cong thẳng, ngắn dài, to nhỏ, “nguệch ngoạc” đơn giản không cố định, không đồng nhất, với những màu tươi vui, trong sáng, khi thì gay gắt, khi thì tương phản, khi thì dịu nhẹ ngây thơ, trong sáng. Sự vô tình sử dụng từ đường nét đến mảng hình, màu sắc sáng tối một cách tương phản ngẫu nhiên. Tất cả đã tạo nên một đặc điểm rất riêng trong tranh của các em. Hãy để các em luôn mãi hồn nhiên vô tư. Đừng bao giờ áp đặt các em, hãy để các em vẽ, từ từ cảm nhận và hoàn thiện mình.

Điều quan trọng bây giờ, chúng ta hãy giành cho trẻ thật nhiều tình yêu. Chỉ bằng tình yêu, mới làm cho trẻ thêm yêu mến cuộc sống xung quanh, tự do vui đùa, tự tin thể hiện năng khiếu của mình. Tạo cho trẻ thật nhiều hứng thú để vẽ, bởi do đây là môn học góp phần rất lớn trong việc hình thành thị hiếu thẩm mỹ,  phát triển thị giác thẩm mỹ và năng lực cảm thụ cái đẹp trong các em, cảm nhận cuộc sống hàng ngày. Trẻ em là người chủ tương lai, vận mệnh đất nước.

NTH: Nguyễn Thị Minh Huệ  1

 

nguon VI OLET