HỌC KÌ II
Tiết: 19 - Bài 19 : Thường thức mĩ thuật
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu khái quát về một số tranh dân gian Việt Nam, đặc biệt là 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống
2.Năng lực
HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt
3.Phẩm chất:
HS có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnhvà có trách nhiệm với bản thân .
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GiáoViên:
- Phương tiện:Tranh dân gian Việt Nam , ( Hứng Dừa, Bịt mắt bắt Dê, Đám cưới chuột ...)
2. Học Sinh : Sưu tầm tranh dân gian Việt Nam
-Giấy chì, bút...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động khởi động
a, Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b, Nội dung: Thi viết về dòng tranh dân gian mà em biết
c, Sản phẩm: Trình bày của HS
d, Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành 4 nhóm các nhóm cử nhóm trưởng lên bảng thi viết về dòng tranh dân gian mà em biết. Đội nào viết được nhiều dòng tranh dân gian đội đó sẽ chiến thắng. Chú ý không viết trùng tên dòng tranh (thời gian 3 phút )
Đặt vấn đề: - Hằng năm vào dịp Tết Nguyên Đán người ta thường treo các tranh dân gian hoặc cau đối. Tranh là đời sống tinh thần của nhân dân ta đặc biệt là lối diễn tả giản lược của người xưa nhằm vạch trần chân dung cuộc sống.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS
Sản phẩm dự kiến

Hoạt động 1: Vài nét về tranh dân gian
a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu vài nét về tranh dân gian Việt Nam
b, Nội dung: Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm, liên hệ thực tiễn
c, Sản phẩm: HS nêu khái quát vài nét về tranh dân gian Việt Nam
d, Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS tìn hiểu về tranh dân gian ?
Tranh dân gian có từ bao giờ ?
Do ai sáng tác ?
Tranh thường được sử dụng trong dịp gì ?
Nêu nội dung của các bức tranh dân gian?
Có mấy dòng tranh dân gian? Kể tên các dòng tranh đó?
Kể tên những bức tranh dân gian mà em biết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS tìm hiểu thông tin SGK trả lời các câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
I. Vài nét về tranh dân gian
+ Tranh dân gian có từ lâu đời do các nghệ nhân xưa sáng tác
+ Tranh được sử dụng trong dịp Tết, và thường được gọi là tranh Tết
+ Nội dung : Cảnh sinh hoạt đời sống XH , các trò chơi...
+ Có 2 dòng tranh dân gian Tranh Đông Hồ và Hàng Trống
+Tranh dân gian: Đám cưới chuột , Hứng Dừa, Bịt mắt bắt Dê...

Hoạt động 2 : Hai dòng tranh đông Hồ và tranh Hàng Trống
a, Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về hai dòng tranh đông Hồ và tranh Hàng Trống
b, Nội dung: Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm, liên hệ thực tiễn
c, Sản phẩm: HS nêu được các đặc điểm của hai dòng tranh đông Hồ và tranh Hàng Trống
d, Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chia nhóm: ( 4 nhóm ) Cử nhóm trưởng, cử thư kí ghi chép ý kiến của nhóm - Phát phiếu bài tập , thảo luận 10` , trình bày 5`, kết luận 5`.
* Phiếu bài tập 1
- Vì sao gọi là tranh Đông Hồ
- Tranh Đông hồ do ai sáng tác ? tranh phục vụ cho ai
- Tranh đề cập đến nội dung gì ?
- Màu sắc lấy từ đâu?
- Kể tên những nguyên liệu dùng làm tranh Đông Hồ
Kể tên những bức tranh Đông Hồ mà em biết
* Phiếu bài tập 2
- Vì sao gọi là tranh Hàng Trống
- Tranh do ai sáng tác nhằm mục đích gì
- Nêu đặc điểm nghệ thụât của tranh Hàng Trống
- Tranh đề cập đến nội dung gì
- Kể tên những bức tranh Hàng Trống mà em biết
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
nguon VI OLET