Ngày soạn: 28/8/2019
Ngày dạy:
Tiết: 01 PHẦN I. ĐIỆN HỌC. ĐIỆN TỪ HỌC
Chương I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
Bài 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Nêu được các cách nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).
+ Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.
2. Kĩ năng
+ Biết cách tính độ lớn của lực theo công thức định luật Cu-lông.
+ Biết cách vẽ hình biểu diễn lực tác dụng lên các điện tích.
+ Vận dụng được định luật Cu-lông giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.
3. Thái độ: - Tập trung chú ý nghe giảng bài. Nghiêm túc trong học tập
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng kiến thức: Sử dụng kiến thức vào giải các bài toán cơ bản
- Năng lực phương pháp: phát hiện ra vấn đề cần nghiên cứu, đưa ra giải thuyết, thiết kế và thực hiện phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết. Phân tích sử lí số liệu, khái quát hoá rút ra kết luận khoa học về kiến thức trong bài
- Năng lực trao đổi thông tin: Thực hiện trao đổi, thao luận với bạn bè khi thực hiện nhiệm vụ.
- Năng lực cá thể: Sử dụng kiến thức để giải một số bài tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Xem SGK Vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động:
-Gv: Ta đã biết các vật mang điện hoặc hút nhau, hoặc đẩy nhau. Lực tương tác đó phụ thuộc vào những yếu tố nào và tuân theo định luật nào? Để trả lời cho các câu hỏi trên, chúng ta đi vào tìm hiểu bài hôm nay.
-HS: Nghe, lĩnh hội và vào bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản

 GV: Cho học sinh làm thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điên do cọ xát.
HS: Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của thầy cô.
GV: Giới thiệu các cách làm vật nhiễm điện.
HS: Ghi nhận các cách làm vật nhiễm điện.
GV: Giới thiệu cách kiểm tra vật nhiễm điện.
HS: Nêu cách kểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không.
GV: Giới thiệu điện tích.
HS: Tìm ví dụ về điện tích.
GV: Cho học sinh tìm ví dụ.
GV: Giới thiệu điện tích điểm.
GV: Cho học sinh tìm ví dụ về điện tích điểm.
HS: Tìm ví dụ về điện tích điểm.
GV: Giới thiệu sự tương tác điện.
HS: Ghi nhận sự tương tác điện.
GV: Cho học sinh thực hiện C1.
HS: Thực hiện C1.
GV:Giới thiệu về Coulomb và thí nghiệm của ông để thiết lập định luật.
HS:Ghi nhận định luật.
GV: Giới thiệu biểu thức định luật và các đại lượng trong đó.
HS: Ghi nhận biểu thức định luật và nắm vững các đại lương trong đó.
GV: Giới thiệu đơn vị điện tích.
GV: Cho học sinh thực hiện C2.
HS: Ghi nhận đơn vị điện tích.
Thực hiện C2.
GV: Giới thiệu khái niệm điện môi.
HS: Ghi nhận khái niệm. Tìm ví dụ.
GV: Cho học sinh tìm ví dụ. Cho hs nêu biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không.
HS: Ghi nhận khái niệm.
HS: Nêu biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không.
GV: Cho học sinh thực hiện C3.
HS: Thực hiện C3.
I. SỰ NHIỄM ĐIỆN CỦA CÁC VẬT. ĐIỆN TÍCH. TƯƠNG TÁC ĐIỆN
1. Sự nhiễm điện của các vật
* Vật nhiễm điện: Là những vật có thể hút được những vật nhẹ.
* Các cách làm một vật bị nhiễm điện: cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác.
2. Điện tích. Điện tích điểm
* KN điện: Là một thuộc tính của vật, vật nhiễm điện gọi là mang điện hay điện tích.
* KN Điện tích
nguon VI OLET