TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG
TỔ TD – GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG














BÀI GIẢNG
Môn học: Giáo dục quốc phòng
Bài: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương.
Đối tượng: Học sinh Khối 10
Năm học: 2017 – 2018









Nguyễn Ngọc Anh










NAM ĐỊNH, THÁNG 08 NĂM 2017




TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG
TỔ TD – GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG



















BÀI GIẢNG
Môn học: Giáo dục quốc phòng
Bài: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương.
Đối tượng: Học sinh Khối 10
Năm học: 2017 – 2018






Ngày 21 tháng 08 năm 2017
TỔ TRƯỞNG


Nguyễn Xuân Bắc












NAM ĐỊNH, THÁNG 08 NĂM 2017 MỞ ĐẦU

Trong lao động, luyện quân sự, sinh hoạt, vui chơi và hoạt động thể dục thể thao... rất có thể xảy ra các tai nạn. Trong những tai nạn đó có loại chỉ cần sơ cứu tốt và điều trị tại nhà, nhưng cũng có những trường hợp cần cấp cứu tại chỗ một cách kịp thời và nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế để tiếp tục điều trị. Cấp cứu ban đầu các tai nạn là điều kiện tiên quyết cho việc điều trị tốt ở bệnh viện sau đó.




























NỘI DUNG
CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
I. CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG
1. Bong gân
a. Đại cương
+ Bong gân là sự tổn thương của dây chằng xung quanh khớp do chấn thương gây nên. Các dây chằng có thể bong ra khỏi chỗ bám, bị rách, hoặc đứt, không kèm theo sai khớp.
+ Cùng dính vào các dây chằng và phủ trong khớp là bao dịch chứa nhiều mạch máu và thần kinh.
+ Các khớp thường coi là bị bong gân là: Khớp cổ chân, ngón chân cái, khớp gối, khớp cổ tay.
b. Triệu chứng
+ Đau nhức nơi tổn thương là triệu chứng quan trọng nhất và sớm nhất. Đau nhói khi cử động...
+ Sưng nề to, có thể có vết bầm tím dưới da.
+ Chiều dài chi bình thường, không biến dạng.
+ Vận động khó khăn, đau nhức.
+ Tại khớp bị tổn thương có khi rất lỏng lẻo mà bình thường không có thình trạng đó.
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu:
+ Băng nhẹ để chống sưng nề, giảm tình trạng chảy máu và góp phần cố định khớp.
+ Chườm lạnh bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp vào vùng khớp.
+ Bất động chi bong gân, cố định tạm thời bằng các phương tiện.
+ Trường hợp bong gân nặng, chuyển ngay đến các cơ sở y tế để cứu chữa bằng các phương pháp chuyên khoa.
* Cách đề phòng
+ Đi lại, chạy nhảy, lao động, luyện tập quân sự đúng tư thế.
+ Cần kiểm tra thao trương, bãi tập và các phương tiện trước khi lao động luyện tập quân sự.
2. Sai khớp
a. Đại cương
+ Sai khớp là sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên.
 + Sai khớp thường xảy ra ở người lớn hoặc trẻ lớn khi xương đã phát triển.
+ Các khớp dễ bị sai: Khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng...
b. Triệu chứng
- Đau dữ dội, liên tục, nhất là đụng vào khớp hay lúc nạm nhân cử động.
- Mất vận động hoàn toàn, không gấp, duỗi được.
- Khớp biến dạng, đầu xương lồi ra, có thể sờ thấy ở dưới da.
- Chỉ ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại, thay dổi hướng tuỳ theo vị trí từng loại khớp.
- Sưng nề to quanh khớp.
- Tím bầm quanh khớp.
c. Cấp cứu ban đầu và cách đề phòng
* Cấp cứu ban đầu:
- Bất động khớp bị sai, giữ nguyên tư thế bị sai lệch.
- Chuyển ngay nạn nhân đến ngay đến cơ sở y tế để cứu chữa.
* Cách đề phòng
- Trong quá trình lao động, tập luyện phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn.
- Cần kiểm tra độ an
nguon VI OLET