Giáo án Địa 6 Chân trời sáng tạo

BÀI MỞ ĐẦU. TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa và sự lý thú của việc học môn Địa lí.
- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
- Hiểu được tâm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: giải thích được một số hiện tượng địa lí.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Sử dụng kênh chữ sách giáo khoa (SGK) trang (tr) 115, 116.
+ Sử dụng quả Địa cầu để giải thích được hiện tượng ngày đêm.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: vận dụng kiến thức địa lí để giải thích hiện tượng ngày và đêm.
3. Về phẩm chất:ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học Địa lí.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV)
- Quả Địa cầu, hình ảnh chuồn chuồn bay khi trời mưa.
- Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS):SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về môn Địa lí 6.
b.Nội dung:GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1.Giao nhiệm vụ:Em hãy cho biết ở lớp 5 các đã học được những kiến thức Địa lí nào?
Bước 2.HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩa để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3:Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
+ Địa lí Việt Nam: địa hình, khí hậu, đất đai, dân số, các hoạt động kinh tế…
+ Địa lí thế giới: các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ…
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4.GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Vậy ở chương trình Lịch sử và Địa lí lớp 6 các em sẽ học được những nội dung kiến thức Địa lí gì? Tại sao cần phải học những kiến thức Địa lí đó? Để biết được điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
2.1. Tìm hiểu sự lý thú của việc học môn Địa lí (10 phút)
a. Mục tiêu:HS hiểu được ý nghĩa và sự lý thú của việc học môn Địa lí.
b. Nội dung:HS sử dụng kênh chữ SGK và hình ảnh chuồn chuồn bay khi trời mưa, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
/

c. Sản phẩm:trả lời được các câu hỏi của GV.
d.Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài

Bước 1.Giao nhiệm vụ:
* GV gọi HS đọc nội dung mục I.
* GV treo hình ảnh chuồn chuồn bay trong cơn mưa lên bảng và đặt câu hỏi cho HS:
- Người dân vùng biển ra khơi vào lúc nào và trở về vào lúc nào?
- Nêu các câu ca dao tục ngữ nhận biết hiện tượng trời mưa.
- Dựa vào đâu để giải thích được các hiện tượng vừa nêu?
- Bằng hiểu biết của bản thân em hãy giải thích câu ca dao:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Bước 2.HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát hình ảnh và đọc kênh
nguon VI OLET