Tuần: 01 Ngày soạn: 22/08/2019 Tiết: 01 Ngày dạy: 24/08/2019
CHƯƠNG I :CƠ HỌC
Bài soạn: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh nắm vững được cách làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên và biết được rằng chuyển động và đứng yên chỉ có tính tương đối.
2. Kỹ năng
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
3. Thái độ
- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
- Học sinh hiểu rõ hơn về chuyển động và đứng yên tạo cho học sinh tiếp cận được thế giới quan khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Tranh vẽ H.1.1, H1.2 (SGK - Tr13) phóng to phục vụ cho bài giảng và bài tập.
HS : có thể yêu cầu học sinh vẽ một số chuyển động thường gặp trong cuộc sống(như vẽ máy bay đang bay, người đang đánh bóng bàn, mô hình đồng hồ đang chạy, nếu có đồng hồ thật thì càng tốt)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Giới thiệu bài : Làm thế nào để biết một vật như ôtô, chiếc thuyền, tàu hoả, người đang đi xe đạp, đám mây… là đang chuyển động hay đứng yên ? Giáo viên có thể lấy bức tranh đã vẽ sẵn ở nhà H1.1(SGK-Tr4) treo lên bảng và đưa ra tình huống có vấn đề như phần mở bài trong SGK.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* Hoạt động 1 (15 phút) Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên ?
- Gv cho học sinh thảo luận để tìm cách hiểu và nhận biết vật chuyển động hay đứng yên ở câu C1 ?

- GV: Nhưng trong vật lý làm thế nào để nhận biết được một vật đang đứng yên hay đang chuyển động ?
- GV : đưa ra quy ước: Trong vật lý, để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc
( Vật mốc).
GV: Để chọn vật mốc người ta chọn những vật như thế nào ? ở đâu ?
GV: lưu ý thêm : trong bài sau nếu không nói đến vật mốc thì ta hiểu ngầm vật mốc là Trái Đất và những vật gắn với Trái Đất.
GV: Khi nào một vật được coi là chuyển động ? Chuyển động đó gọi là chuyển động gì ?
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện C2: Nêu ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc?
GV: Tiếp tục cho học sinh thảo luận để trả lời C3 GV: Khi nào một vật được coi là đứng yên ? Tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc ? ( yêu cầu học sinh lấy những ví dụ thực tiễn xung quanh các em mà các em đã gặp ).
GV đưa ra tình huống : Bạn Dũng đang ngồi trên tàu hoả và nhìn xuống vệ đường, bạn Dũng nói cái cây kia đang chuyển động. Bạn Dũng nói thế đúng hay sai ?
Từ đó gv giới thiệu hoạt động 2
* Hoạt động 2(10 phút) Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Vật mốc.
- Gv cho học sinh quan sát H1.2(SGK-Tr5) và yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời các câu C4,C5?
-GV: gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả và gọi nhóm khác nhận xét và bổ xung?
- GV cho học sinh thảo luận và điền từ thích hợp vào C6 :
Nhận xét: Một vật có thể là chuyển động …(1) …nhưng lại là …(2)…đối với vật khác ?
- GV cho học thực hiện cá nhân để trả lời C7 ?
GV : từ những ví dụ trên ta thấy một vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào gì ? ( Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối)
- GV cho học sinh trả lời C8 câu hỏi ở đầu bài đã đặt ra?
* Hoạt động 3:(7 phút) Giới thiệu một số chuyển động thường gặp

/
- Yêu cầu học sinh quan sát H1.3 a,b,c (SGK-Tr6) về một số loại chuyển động thường gặp?
- Yêu cầu học sinh lấy thêm các ví dụ khác bằng cách trả lời C9?
* Hoạt động 4: (5 phút) Vận dụng
: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời C10?
nguon VI OLET