TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG
TỔ TD – GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG














BÀI GIẢNG
Môn học: Giáo dục quốc phòng
Bài: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC
Đối tượng: Học sinh Khối 11
Năm học: 2017 – 2018









Nguyễn Ngọc Anh











NAM ĐỊNH, THÁNG 9 NĂM 2017




TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG
TỔ TD – GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG



















BÀI GIẢNG
Môn học: Giáo dục quốc phòng
Bài: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC
Đối tượng: Học sinh Khối 11
Năm học: 2017 – 2018






Ngày 11 tháng 9 năm 2017
TỔ TRƯỞNG

Nguyễn Xuân Bắc












NAM ĐỊNH, THÁNG 9 NĂM 2017 NỘI DUNG
GIỚI THIỆU SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC

I. SÚNG TIỂU LIÊN AK.
1. Tác dụng, tính năng chiến đấu.
Súng Tiểu liên AK do Liên Xô sản xuất đầu tiên. AK viết tắt của Atomat Kalashnikova (súng Kalashnikova tự động) Do Mikhail Timofeevich Kalasnikov -  người Liên Bang Nga chế  tạo  năm 1947, còn gọi là súng AK 47, AK thường hay AK  cỡ 7,62 mm.
Sau này có một số súng được cải tiến như: AKM, AKMS, và nhiều phiên bản khác.
 - Súng AK trang bị cho từng người dùng để tiêu diệt sinh lực địch. Súng có lê để đánh gần.
- Súng dùng đạn cỡ 7,62 mm x 39 mm  kiểu 1943 do  Liên Xô  chế  tạo hoặc kiểu 1956 do Trung Quốc chế tạo. Súng dùng chung đạn với các  loại  súng:
Súng  trường CKC,  K63,  trung  liên  RPD, RPK.
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm : 800m, AK cải tiến là 1000m.
- Tầm bắn hiệu qủa: 400; hỏa lực tập trung: 800 m; bắn máy bay, quân nhảy dù : 500m
- Tầm bắn thẳng: Mục tiêu cao 0.5m xa 350m, mục tiêu cao 1.5m xa 525m.
- Tốc độ của đầu đạn: AK:710m/s; AK cải tiến:715m/s
- Tốc độ bắn chiến đấu: phát một: 40phát/phút, liên thanh: 100phát/phút.
- Trọng lượng của súng là 3,8kg, AKM : 3,1kg, AKMS : 3,3kg.
- Hộp tiếp đạn chứa 30 viên nặng 0,5 kg
2.Cấu tạo của súng.
Súng tiểu liên AK  gồm có 11 bộ phận chính
a. Nòng súng: Để định hướng bay cho đầu đạn...
b. Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự ly khác nhau.
c. Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng.
d. Bệ khóa nòng và thoi đẩy.
e. Khóa nòng.
f. Bộ phận cò.
g. Bộ phận đẩy về.
h. Ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay.
i. Báng súng và tay cầm.
k. Hộp tiếp đạn.
l. Lê
3. Cấu tạo của đạn .
Đạn K56 có 4 bộ phận:
          1.Đầu đạn.
          2. Vỏ đạn.
          3. Thuốc phóng
          4.Hạt lửa.
4. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn:
- Gạt  cần  định  cách bắn về vị trí bắn, kéo tay khéo BKN về sau, buông ra để lên đạn.
- Bóp cò, búa đạp vào kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, đạn nổ đẩy đầu đạn vào nòng súng.
- Khi  đầu đạn  qua lỗ trích  khí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng lùi,  hất vỏ đạn ra ngoài.
- Khi  bệ khoá nòng lùi hết cỡ, bộ phận  đẩy về giãn ra đẩy  bệ khoá nòng và  khoá nòng tiến, đưa  viên đạn tiếp theo vào buồng đạn.
5. Cách lắp và tháo đạn.
a. Lắp đạn:
Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải cầm viên đạn, đầu đạn quay sang phải. Đặt viên đạn vào cửa tiếp đạn rồi ấn xuống, đáy vỏ đạn phải sát thành sau của hộp tiếp đạn.
b. Tháo đạn:
Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải dùng đầu ngón tay cái đẩy đáy vỏ đạn về trước, cứ như vạy cho đến khi hết đạn.
6. Tháo và lắp súng thông thường
a. Quy tăc tháo và lắp súng
nguon VI OLET