Ngày dạy:
Tiết: 16
Bài 11
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 - 1077)
(Tiếp theo)
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076- 1077)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
- Tích hợp mục II.1,II.2 (Sông Như Nguyệt và việc lập phòng tuyến sông Như Nguyệt; diễn biến cuộc chiến đấu)
- Diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn 2 và thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt.
- Tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống: chủ động tấn công trước, lập phòng tuyến Như Nguyệt, chỉ huy quân đội đánh đuổi quân Tống xâm lược, chủ động giảng hoà.
Tư tưởng
Giáo dục lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta thời Lý.
Kĩ năng
Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc chiến trên sông Như Nguyệt
THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Lược đồ trận chiến tại phong tuyến Như Nguyệt
Tư liệu về Lý Thường Kiệt.
TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
Tổ chức lớp: KTSS
Kiểm tra bài cũ
Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?
Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, triều Lý đã làm gì?
Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
GHI BẢNG



Gọi HS đọc bài.
Hỏi: sau khi rút quân khỏi Ung Châu, Lý Thường Kiệt đã làm gì?
Giảng: Dự kiến địch kéo vào nước theo hai hướng, Lý Thường Kiệt đã bố trí (sử dụng lược đồ):
+ Một đạo quân chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh, không cho thuỷ quân địch vượt qua.
+ Đường bộ được bố trí dọc tuyến sông Cầu qua đoạn Như nguyệt và xây dựng chiến tuyến Như Nguyệt không cho giặc vào sâu.
+ Ngoài ra các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.
Hỏi: Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Cầu làm phòng tuyến chông quan Tống?




Hỏi: Phòng tuyến sông Cầu được xây dựng như thế nào?
Hỏi: Sau thất bại ở Ung Châu, nhà Tống đã làm gì?
Giảng:
- Cuối năm 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, một vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tiến vào nước ta. Một đạo quân do Hoà Mâu dẫn đầu tiếp ứng theo đường biển.
- Năm 1077, quân dân Đại Việt đã đánh những trận nhỏ để cản bước tiến của chúng. Khi đến phòng tuyến Như Nguyệt, quân Tống phải đóng quân ở bên bờ Bắc chờ thuỷ quân đến. Trước mặt chúng là sông và bờ bên kia là chiến luỹ kiên cố.
- Thuỷ quân của chúng đã bị Lý Kế Nguyên chặn đánh 10 trận tại Quảng Ninh không thể hỗ trợ được.





* Dùng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt để miêu tả trận chiến đấu;
- Chờ mãi không thấy thuỷ quân đến, Quách Quỳ đã cho quân đóng bè vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta.
- Quân nhà Lý đã kịp thời phản công làm cho chúng không tiến vào được. Vào buổi đêm khi hai bên ngừng chiến, từ đền thờ hai vị thần Trương Hống và Trương Hát (tướng của Triệu Quang Phục) trên bờ sông vang lên những câu thơ "Nam quốc sơn hà..." Bài thơ được nhắc lại nhiều lần mạnh mẽ vang xa làm tăng sức mạnh quyết chiến, quyết thắng cho quân ta. Quân giặc sợ hãi chán nản khiến cho Quách Quỳ phải hạ lệnh cho các tướng sĩ "Ai còn bàn đánh sẽ chém".
Trước tình thế đó, Lý Thường kiệt không cho mở các cuộc phản công ngay mà đến tận cuối mùa xuân năm 1077, đang đêm Lý Thường Kiệt cho quân lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt bất ngờ đánh vào các doanh trại của giặc.
Quân Tống thua to và lâm vào tình thế khó khăn tuyệt vọng.
Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng biện pháp thương lượng giảng hoà. Quách Quỳ chấp nhận ngay và rút quân về nước.

Hỏi: Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng giảng hoà với giặc?





Hỏi: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?









Hỏi: Trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt thắng lợi là do đâu?




Hỏi: Chiến thắng ở phòng tuyến Như Nguyệt có ý nghĩa gì?






*Tích hợp:
- Từ việc chọn vị trí sông Như Nguyệt đến cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt đã tạo cho em những suy nghĩ gì?





- Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị
nguon VI OLET