Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2016

Tuần 1

ĐẠO ĐỨC                                                 

Bài 1:  EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT

(Tiết 1)                                                       

I . Mục tiêu :Học sinh  biết được:

- Trẻ em có quyền có họ tên, quyền đi học

- Có thêm nhiều bạn mới, cô giáo mới, học thêm nhiều điều mới lạ.

- Vui vẻ, phấn khởi, tự hào đã là học sinh lớp 1. Yêu quý thầy cô bạn bè

II. Chuẩn bị :

Giáo viên: Đọc, tìm hiểu điều 7, 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Học sinh: Ôn các bài hát : Đi học, Em yêu trường em, Cả nhà thương nhau.

Tranh vẽ sở thích của em

III. Các hoạt động dạy và học

Quan sát tranh gợi mở :

Trong tranh vẽ những gì?

Nét mặt của các bạn trong tranh như thế nào?

Tranh vẽ lại cảnh các bạn đến trường. Để biết được tại sao các bạn trong tranh tươi cười, vui vẻ như thế, chúng ta tìm hiểu qua bi “Em l học sinh lớp 1”

GV ghi tựa: Em Là Học Sinh Lớp Một

Hoạt động 1 : Vòng tròn giới thiệu tên (BT 1)

- Gv chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 em . Phổ biến nội dung:

- Mỗi nhóm đứng thành vòng tròn, điểm số từ 1 đến hết

- Cách chơi: Đầu tiên giới thiệu tên mình. em thứ hai giới thiệu lại tên bạn thứ nhất và tên mình. em thứ ba giới thiệu lại tên bạn thứ nhất, thứ hai, tên mình.

tuần tự cho đến người sau cùng :

-Yêu cầu một nhóm thực hiện mẫu –Các nhóm thực hiện – GV theo dõi uốn nắn.

- Trò chơi giúp em điều gì?

- Em cảm thấy như thế nào khi giới thiệu tên mình với các bạn?

- Em cảm thấy như thế nào khi được biết tên các bạn trong lớp?

- Kết luận: Trò chơi đã giúp em biết được tên mình và tên các  bạn.

Mỗi người đều có một cái tên  .Trẻ em cũng có quyền có họ và tên.

* Hoạt động 2:  Giới thiệu về sở thích của mình (BT 2)

- Kiểm tra tranh vẽ sở thích của bé

- Các em cùng kết đôi bạn học tập kể cho nhau nghe  về  sở thích của mình

- GV mời một số HS tự giới thiệu trước lớp

Các tranh vẽ trên bảng có cùng sở thích như nhau không?

- Kết luận:Qua tranh vẽ cũng như khi lắng nghe các em trao đổi với nhau.

Mỗi em đều có sở thích ước mơ khác nhau, nhưng cũng có bạn giống nhau. Cô mong muốn các em đều đạt được sở thích và ước mơ của mình. bên cạnh đó các em phải biết tôn trọng sở thích và ước mơ của bạn

* Hoạt động 3:  Kể về ngày đầu tiên đi học  (BT 3)

      * Đàm thoại

1

 


 

- Bố mẹ đã chuẩn bị những gì cho các em đi học?

- Ngày đầu tiên đến trường em gặp những ai?

- Kể lại niềm vui ngày dự lễ khai giảng

- Cảnh vật xung quanh thế nào?

- Các bạn học sinh lớp 1 có gì đẹp?

- Thầy cô và anh chị đón chào em như thế nào?

- Em có thích không?

Kết luận: Vào lớp một,em sẽ có thêm nhiều bạn mới,thầy cô giáo mới,em sẽ được học những điều mới lạ,biết đọc,biết viết và biết làm toán nữa.

Được đi học là niềm vui,là quyền lợi của trẻ em .Em rất vui và tự hào vì mình là HS lớp một.Em và các bạn sẽ cố gắng học tập thật giỏi,thật ngoan.

Hoạt động  4: Củng cố - dặn dò

+Thi đua hát cá nhân, đôi bạn, nhóm những bài hát mà giáo viên đã dặn chuẩn bị

+Hỏi : - Trò chơi vòng tròn giới thiệu tên giúp em điều gì?

- Kể lại cho lớp nghe những quyền mà cô đã dạy?

            - Để cha mẹ, thầy cô vui lòng em phải làm gì?

+Nhận xét tiết học

+Dặn dò:Kể cho ba mẹ nghe những điều học được trong tiết học

Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2016

 

 

TUẦN 1                                                                           

THỂ DỤC

TỔ CHỨC LỚP-TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

I.MỤC TIÊU:

-Phổ biến nội quy luyện tập,biên chế tổ học tập ,chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.

-Trò chơi "Diệt các con vật có hại ".Yêu cầu bước đầu biết tham gia được vào trò chơi.

II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.

-Trên sân trường.

-Còi,tranh ảnh và một số con vật .

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

Nội dung

Định lượng

              Phương pháp tổ chức

1.Phần mở đầu:

-nhận lớp ,phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.

 

6- 8 phút

 

2- 3 phút

 

 

- Tập hợp lớp thành 4 hàng dọc:

            *   *   *   *   *

            *   *   *   *   *

1

 


 

 

 

 

-Khởi động                         

 

 

2.Phần cơ bản.

-Biên chế tổ tập luyện,chọn cán sự bộ môn.

-Phổ biến quy chế luyện tập.

 

 

 

-HS chỉnh sửa lại trang phục.

 

 

-Trò chơi "Diệt các con vật có hại".

 

 

 

 

 

3.Phần kết thúc.

-Hồi tỉnh ,thả lỏng.

-Hệ thống lại bài.

-Nhận xét ,dặn dò.

 

 

 

1 - 2 phút

1 - 2phút

 

18 - 20 phút

2 - 4 phút

 

 

   1- 2 phút

 

 

 

 

1-2 phút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5-7 phút

3-4 phút

1-2 phút

1-2 phút

            *   *   *   *   *

            *   *   *   *   *       

-Sau đó quay thành hàng ngang 

-Đứng vỗ tay ,hát "Quê hương tươi đẹp

-Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2,1-2…

 

-Phân lớp trưởng là cán sự,tổ luyện tập 1,2,3,4.Tổ trưởng điều khiển tổ mình,chịu sự giám sát của lớp trưởng.

-GV nêu ngắn gọn:

+Phải tập hợp dưới sự điều khiển của lớp trưởng.

+Trang phục gọn gàng.

+Muốn ra vào lớp phải xin phép.

-Cho HS để dép vào nơi quy định, sủa lại trang phục cho một số HS ,chỉ dẫn cho HS biết thế nào là trang phục gọn gàng.

-GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. Khi gọi tên đến con vật nào có hại thì hô to "Diệt, Diệt ,Diệt",còn gọi con vật nào có ích thì im lặng.

Cho HS chơi thử vài lần trước khi chơi thật.

 

 

-Đứng vỗ tay và hát.

-Đàm thoại.

 

Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2016

 

TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

BÀI 1: CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA

I/Mục tiêu: HS biết

-Kể tên bộ  phận chính của cơ thể.

-Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay.

-Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.

1

 


 

II/Đồ dùng dạy học:

Tranh phóng to bài 1 SGK.

III/Các hoạt động dạy và học :

* Hoạt động  1:Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.

+Bước 1: HS hoạt động theo cặp

QST trang 4  SGK Hãy chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.

GV theo dõi và giúp đỡ các em.

+Bước 2: Hoạt động cả lớp

HS xung phong nói tên các bộ phận của cơ thể.(chỉ trên hình vẽ)

GV cùng HS nhận xét.

* Hoạt động  2: Hoạt động của một số bộ phận của cơ thể

+Bước 1 : làm việc theo nhóm nhỏ

- Quan  sát các hình trang 5 SGK, chỉ và nói các bạn trong tranh đang làm gì?

- Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? (GV theo dõi giúp đỡ  các nhóm )

+Bước 2 : hoạt động cả lớp

GV gọi một số nhóm lên biểu diễn trước lớp – lớp quan sát.

Vậy cơ thể chúng ta gồm mấy phần?

+Kết luận: Cơ thể chúng ta gồm ba phần, đó là: đầu, mình và tay, chân

Chúng ta nên tích cực vận động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.

* Hoạt động  3: Tập thể dục

+Bước 1: Học hát bài:      Cúi mãi mỏi lưng. Viết mãi mỏi tay.

                                           Thể dục thế này  .Là hết mệt mỏi.

+Bước 2: GV làm mẫu từng động tác vừa làm vừa hát HS làm theo.

+Bước 3:Lớp trưởng điều khiển vừa làm vừa hát cả lớp làm theo

* Hoạt động  4: Trò chơi “Ai nhanh ,ai đúng ’’

Cách tiến hánh: GV làm trọng tài ,bấm thời gian khoảng 1 phút Một HS chỉ và nói các bộ phận bên ngoài của cơ thể .(Tương tự HS khác ) Cuối cùng  em nào nêu được nhiều bộ phập và chỉ đúng sẽ thắng

GV cùng HS nhận xét tuyên dương.

Nhận xét tiết học

DD: Về nhà QST chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể

Rút kinh nghiệm 

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

................................................................................................................................

................................................................................................................................ 

Thứ tư ngày 31 tháng 8 năm 2016

 

Tuần 2

ĐẠO ĐỨC: 

            BÀI 1:   EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT

(TIẾT 2)

1

 


 

I/ Mục tiêu :

- Học sinh hiểu được : Có thêm nhiều bạn mới, cô giáo mới, học được nhiều điều mới lạ.Biết kể chuyện theo tranh

- Giáo dục trẻ trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt

II. Chuẩn bị :

Giáo viên;Tranh minh họa trang 4, 5, 6 Bài tập đạo đức.

Học sinh; Sách bài tập

III. Các hoạt động dạy và học :

* Hoạt động  1 : KT bài:Em là học sinh lớp 1(T1)

- Nêu tên  mình và kể về gia đình mình gồm có những ai?

- Em là học sinh lớp mấy học trường nào? Cô giáo em tên gì?

- Trẻ em được hưởng những quyền gì?

- Qua trò chơi giới thiệu tên em có cảm nghĩ gì?

Nhận xét kiểm tra

* Hoạt động 2: Kể chuyện theo tranh (BT 4)

Kể chuyện qua nội dung tranh.(5 nhóm mỗi nhóm một tranh)

Tranh 5 : Nhóm 5

Đại diện nhóm kể trước lớp lớp theo dõi bổ sung

Tranh 1 : Đây là gia đình bạn Mai. Mai 6 tuổi Mai vào lớp một. Bố mẹ và bà đang chuẩn bị cho bạn đi học

Bố mẹ đã làm gì? để chuẩn bị cho Mai đi học.

Tranh 2 :Mẹ đưa Mai đến trường.Trường Mai thật là đẹp .Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp

      -  Trẻ em có quyền gì?

Đến trường  học em đã quen với những ai?

Em có thích đi học không, vì sao?

Hãy kể về ước mơ của em

Tranh 3 : Cô giáo đang dạy các em học. Được đi học, được học tập nhiều điều mới lạ. Được đi học em sẽ biết đọc biết viết

Em hãy kể những điều mà em được học ở trường

Nếu biết đọc, biết viết em sẽ làm gì ?

Tranh 4 : Cảnh vui chơi trên sân trường

Kể những Trò chơi mà em cùng các bạn đùa vui trên sân?

    - Gáo dục cho các em biết trò chơi có hại và có lợi để học sinh biết lựa chọn mà chơi

Tranh 5 : Kể lại cho bố mẹ nghe về những niềm vui và những điều bạn đã học tập được ở trường

Các em hãy kể những điều mà  các em  đã được học ,chơi ở trường cho ba mẹ nghe ?

*Kết luận chung:

- Trẻ em có quyền có họ tên,có quyền được đi học

- Chúng ta thật vui và tự hào đã trở thành HS lớp một

- Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi,thật ngoan để xứng đáng là HS lớp một.

* Củng cố - dặn dò

1

 


 

Cách tiến hành :Tập cho học sinh hát múa bài “Ước mơ xanh” các em đã được làm quen ở mẫu giáo

Qua bài học các em biết được trẻ em  có quyền gì?

Em cảm thấy như thế nàokhi trở thành học sinh lớp một

- Các em sẽ làm gì để trở thành con ngoan, trò giỏi?

Nhận xét tiết học

Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

 

Thứ năm  ngày 1 tháng 9 năm 2016

 

THỂ DỤC: 

TRÒ CHƠI-ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ

I.MỤC TIÊU:

-Ôn trò chơi "Diệt các con vật có hại". Yêu cầu HS biết thêm một số con vật có hại,biết tham gia vào trò chơi chủ động hơn bài trước.

-Làm quen với tập hợp hàng dọc,dóng hàng.Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng,có thể còn chậm.

II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.

-Trên sân trường.

-Còi,tranh ảnh và một số con vật .

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

Nội dung

Định lượng

              Phương pháp tổ chức

1.Phần mở đầu:

-Nhận lớp ,phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.

 

 

 

 

-Nhắc lại nội quy và sửa lại trang phục.

-Khởi động                         

 

2.Phần cơ bản.

-tập hợp hàng dọc , dóng hàng dọc .

 

 

 

 

6- 8 phút

 

2- 3 phút

 

 

 

 

1-2 phút

 

   2-3 phút

1- 2 phút

18-20 phút

10-12 phút

 

 

 

 

 

 

- Tập hợp lớp thành 4 hàng dọc:

            *   *   *   *   *

            *   *   *   *   *

            *   *   *   *   *

            *   *   *   *   *        *

Sau đó quay thành hàng ngang

-HS tự sửa trang phục.

 

-Đứng vỗ tay ,hát .

-Giậm chân tại chỗ .

 

-GV hô khẩu lệnh cho  một tổ ra vừa giải thích vừa làm mẫu . sau đó cho tổ 2,3,4 …ra xếp bên cạnh tổ 1.GV hô " nhìn trước.. thẳng " cho HS dóng hàng dọc . Nhắc HS nhớ vị trí của mình rồi giải tán , sau đó cho tập hợp lại . Sau

1

 


 

 

 

-Trò chơi "Diệt các con vật có hại".

 

3.Phần kết thúc.

-Hồi tỉnh ,thả lỏng.

-Hệ thống lại bài.

-Nhận xét ,dặn dò.

 

 

 

6-8 phút

 

 

5-7 phút

 

 

mỗi lần như vậy GV nhận xét tuyên dương và giải thích thêm .

- GV cho HS kể thêm các con vật có hại cần diệt . sau đó cho HS ôn và chơi thành thạo trò chơi .

 

- Giậm chân tại chỗ , vỗ tay và hát

-Đàm thoại .

- Tìm thêm các con vật có hại .

 

 

Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

Thứ bảy  ngày 3 tháng 9 năm 2016

TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

BÀI 2: CHÚNG TA ĐANG LỚN

I/Mục tiêu : Giúp HS biết

Sức lớn của trẻ thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.

So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp.

Ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn giống nhau, có người cao hơn. có người thấp hơn, có người béo hơn, … đó là bình thường.

II/Đồ dùng:

Tranh các hình bài 2 SGK.

III/Các hoạt động dạy và học:

Khởi động: Trò chơi vật tay

GV yêu cầu HS chơi theo nhóm.Cứ 4 HS là một nhóm, chơi vật tay. Mỗi lần một cặp. Những người thắng lại đấu với nhau …

Kết thúc cuộc chơi, GV hỏi xem trong nhóm 4 người ai thắng thì giơ tay.

GV kết luận và giới thiệu bài : các em có cùng độ tuổi nhưng có em khỏe hơn, có em yếu hơn, có em cao hơn, có em thấp hơn, … hiện tượng đó nói lên điều gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời.

* Hoạt động 1: Sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng , sự hiểu biết.

+Buớc 1 : HS làm việc theo cặp

GV hướng dẫn :QS hình ở trang 6 SGK và nói với nhau về những gì cá em quan sát được trong từng hình.

GV gợi ý một số câu hỏi để HS tập hỏi và trả lời nhau qua mỗi hình như :

- Những hình nào cho biết sự lớn lên của em bé từ lúc còn nằm ngửa đến lúc biết đi, biết nói, biết chơi với bạn, … ? Hãy  chỉ và nói về từng hình để thấy em bé ngày càng biết vận động nhiều hơn.

+Bước 2 : hoạt động cả lớp

1

 


 

GV yêu cầu một số HS lên trước lớp nói về những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm.  các  HS khác bổ sung.

Kết luận : Sức lớn của mọi người thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.

* Hoạt động  2: So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn.

+Bước 1 :Mỗi nhóm (4 HS) chia làm hai cặp. Lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng, đầu và gót chân chạm vào nhau. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn.

Cũng tưng tự, các em đo xem tay ai dài hơn, vòng tay, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn.

Quan sát xem ai béo, ai gầy …

+Bước 2 : GV hỏi :

- Dựa vào kết quả thực hành đo lẫn nhau, các em có thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau có phải không ?

- Điều đó có gì đáng lo không ?

HS phát biểu (CN). GV khuyến khích các em hỏi nếu có gì băn khoăn về sự lớn lên của bản thân.

GV kết luận : Sức lớn của mỗi người không hoàn toàn như nhau, có người lớn nhanh hơn, có người lớn chậm hơn.

* Củng cố - dặn dò

Sức lớn của các em thể hiện ở điều gì ?

Sức lớn của mỗi người có giống nhau không ?

-Nhận xét tiết học

*Rút kinh nghiệm: 

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

 

Thứ hai  ngày 7 tháng 9 năm 2016

Tuần 3

ĐẠO ĐỨC:

Bài 2: GỌN GÀNG SẠCH SẼ

(Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu được thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ

- Học sinh biết cách ăn mặc gọn gàng sạch sẽ

- Học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân: đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ

II/.Chuẩn bị :

Giáo viên :

Tranh vẽ của bài tập 1 trang 7

-    Tranh vẽ của bài tập 2 trang 8

Học sinh; Vở BT ĐĐ

III. Các hoạt động dạy và học

* Hoạt động 1: KT bài :Em là học sinh lớp 1(T2)

Em có vui và tự hào khi mình là học sinh lớp một không ? vì sao?

1

 


 

Em phải làm gì để xứng đáng là học sinh lớp một?

Đọc lại 2 câu thơ của nhà văn Trần Đăng Khoa?

Nhận xét.

* Hoạt động  2:Nhận Biết bạn có trang phục sạch sẽ gọn gàng

Giáo viên nêu yêu cầu

Tìm  và nêu tên  bạn trong nhóm hôm  nay  có đầu tóc, áo quần gọn gàng, sạch sẽ.

Vì sao em cho rằng bạn đó gọn gàng sạch sẽ?

Giáo viên khen những HS đã nhận xét chính xác.

Kết luận: Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là đầu tóc phải chải gọn gàng, quần áo mặc sạch sẽ  lành lặn, không nhăn nhúm.

* Hoạt động 2 :Biết cách chỉnh sửa quần áo gọn gàng, sạch sẽ

Cách thực hiện : Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập 1 (VBT)

Giáo viên đưa ra 1 số câu hỏi gợi ý:

- Em hãy tìm xem bạn nào  có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ

- Tại sao em cho rằng bạn gọn gàng , sạch sẽ.

- Bạn nào chưa gọn gàng, sạch sẽ? Vì sao?

- Em hãy giúp bạn sửa lại quần áo đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ

- GV: Cho học sinh sửa bài tập 1 (bạn số 4, 8 sạch sẽ gọn gàng)

Giáo viên nhận xét

Kết luận :

- Dù ở nhà hay đi ra ngoài đường, phố các em phải luôn luôn mặc quần áo sạch sẽ gọn gàng và phải phù hợp với lứa tuổi của mình.

* Hoạt động 3:Cùng nhau lựa chọn đúng trang phục để đi học

Cách thực hiện : Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một bộ quần áo đi học phù hợp cho bạn nam hoặc bạn nữ trong tranh.

Giáo viên treo tranh của bài tập 2, học sinh quan sát:

Giáo viên nhận xét

Kết luận : Mỗi khi đến trường học, chúng ta phải mặc quần áo sạch sẽ, gọn gàng, đúng đồng phục của trường; không mặc quần áo nhàu nát, rách, tuột chỉ, đứt khuy, bẩn hôi, xộc xệch đến lớp.

Nhận xét tiết học

Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

 

Thứ năm  ngày 8 tháng 9 năm 2016

 

                 THỂ DỤC                

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

I.MỤC TIÊU:

-Ôn tập tập hợp hàng dọc , dóng hàng . yêu cầu học sinh tập hợp đúng chỗ , nhanh và trật tự .

1

 


 

-Làm quen với đứng nghiêm, nghỉ.Yêu cầu thực hiện thao tác theo khẩu lệnh  ở mức cơ bản đúng.

- Ôn trò chơi diệt các con vật có hại . Yêu cầu tham gia vào các trò chơi ở mức tương đối chủ động .

II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.

-Trên sân trường.

-Còi .

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

Nội dung

Định lượng

              Phương pháp tổ chức

1.Phần mở đầu:

-Nhận lớp ,phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.

 

 

 

-Khởi động

 

2.Phần cơ bản.

-Ôn tập hàng dọc , dóng hàng dọc .  

 

- Tư thế nghiêm

 

 

 

-Tư thế nghỉ

 

- Phối hợp nghiêm , nghỉ

- Tập phối hợp , dóng hàng , nghiêm nghỉ .

- Trò chơi diệt các con vật có hại .

3.Phần kết thúc.

-Hồi tỉnh ,thả lỏng.

-Hệ thống lại bài.

-Nhận xét ,dặn dò.

 

6- 8 phút

   2- 3 phút

 

 

 

 

1-2 phút

    1- 2 phút

18-20 phút

2-3 lần

 

 

3 lần

 

 

 

3 lần

 

      2 lần

 

 

 

 

    5-6 phút

2-3 phút

    1-2 phút

 

- Tập hợp lớp thành 4 hàng dọc:

            *   *   *   *   *

            *   *   *   *   *

            *   *   *   *   *

            *   *   *   *   *        *

-Đứng vỗ tay ,hát .

-Giậm chân tại chỗ .

 

-Lần 1 GV chỉ huy , sau đó cho HS giải tán , lần 2, 3 để cán sự điều khiển , GV giúp đỡ .

- GV giải thích tư thế đứng nghiêm rồi hô cho HS thực hiện . Xen kẽ giữa lần hô nghiêm là hô thôi để HS đứng bình thường . GV sửa sai cho HS

- GV giải thích , làm mẫu và hướng dẫn HS làm .

-GV giúp đỡ cán sự điều khiển .

-GV điều khiển .

 

- GV hô cho HS thực hiện như các tiết trước nhưng có phạt ở những em sai .

 

- Giậm chân tại chỗ .

-Đàm thoại

 

 

Rút kinh nghiệm

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

...............................................................................................................................

................................................................................................................................ 

1

 


 

Thứ sáu  ngày 9 tháng 9 năm 2016

TN& XH

          BÀI 3: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH

I/Mục tiêu: Giúp HS biết :

Nhận xét và mô tả được một số vật xung quanh.

Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết đươc các vật xunh quanh.

Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể.

II/Đồ dùng :

Các hình trong bài 3 SGK.

Một số đồ vật như : bông hoa hồng hoặc xà phòng thơm, nước hoa, quả bóng …

III/Các hoạt động dạy và học:

Trò chơi: “Nhận biết các vật xung quanh”.

Cách tiến hành: Dùng khăn sạch che mắt một bạn,lần lượt đặt vào tay bạn đó một số vật như: xà phòng thơm ,quả bóng...để bạn đó đoán xem đó là cái gì ? Ai doán đúng tất cả người đó thắng cuộc

GV nêu vấn đề: Qua trò chơi chúng ta biết được ngoài việc sử dụng mắt để nhận biết các vật xung quanh còn có thể dùng các bộ phận khác của cơ thể để nhận biết các sự vật và hiện tượng ở xung quanh bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó.

* Hoạt động  1: Mô tả  một số vật xung quanh.

+Bước 1 : Chia nhóm 2 HS.

GV hướng dẫn : Quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn, nhẵn hay sần sùi … của các vật xung quanh mà em nhìn thấy torng hình ở SGK.

HS từng cặp quan sát và nói  cho nhau nghe về các vật có trong hình.

+Bước 2 : Một số HS chỉ và nói các vật trước lớp (hình dáng, màu sắc,và các đặc điểm khác như nóng, lạnh, nhẵn, sần sùi, mùi vị …), các em khác bổ sung.

GV chốt ý:

* Hoạt động  2:Vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh.

*Bước 1 : GV hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm:

Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật ?

Nhờ đâu bạn biết được hình dang của một vật ?

Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật ?

Nhờ đâu bạn biết được vị của thức ăn ?

Nhờ đâu bạn biết một vật là cứng, mềm; sần sùi, mịm màng, trơn, nhẵn, nóng, lạnh … ?

Nhờ đâu bạn nhận ra đó là tiếng chim hót hay tiếng chó sủa… ?

Các em thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi.

*Bước 2 : GV cho HS xung phong : đứng lên trước lớp để nêu một trong những câu hỏi các em đã hỏi nhau khi làm việc theo nhóm. Em này có quyền chỉ định một bạn ở nhóm khác trả lời. Ai trả lời đúng và đầy đủ sẽ được tiếp tục đặt ra một câu hỏi khác và được quyền chỉ định một bạn khác trả lời …

Tiếp theo, GV lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận :

Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt của chúng ta bị hỏng ?

1

 

nguon VI OLET