Ngày soạn:
Ngày giảng:
Phần một: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI.
Chương I: CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHIVÀ KHU VỰC MĨ LA TINH
Tiết 1- Bài 1: NHẬT BẢN.
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học học sinh hiểu được
1. Kiến thức
          Hiểu rõ những nội dung cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị, kết quả, tính chất, ý nghĩa cuộc cải cách Minh Trị
          Đặc điểm của  Đế quốc chủ nghĩa Nhật Bản cuối TK XIX - TK XX.
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác sgk, tranh ảnh, phân tích, đánh giá.
3. Thái độ 
         Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội.
         Giải thích  được chiến tranh gắn với chủ nghĩa đế quốc.
4. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
Năng lực tự học; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực thực hành bộ môn lịch sử…
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
Thiết bị dạy học:  Bản đồ  Nhật Bản, tranh ảnh liên quan, máy chiếu.
Học liệu:  Lịch sử thế giới hiện đại, sách giáo khoa lịch sử lớp 11, sách giáo viên lịch sử lớp 11, tài liệu tham khảo 
 2. Chuẩn bị của học sinh
Sgk và đọc trước nội dung bài mới.  Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu Nhật Bản.
III. Tổ chức các hoạt động dạy- học.
* Ổn định tổ chức lớp
.
A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu
Với việc học sinh quan sát hình ảnh Thiên hoàng Minh Trị, các em sẽ biết được đây là ông vua của Nhật Bản có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản nhưng các em chưa thể biết được ông đã làm như thế nào để đưa Nhật trở thành một nước đế quốc và sau khi Nhật trở thành đế quốc có đặc điểm gì và ảnh hưởng như thế nào đến các nước trong khu vực. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
 2. Phương thức
         Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát bức ảnh tư liệu và thảo luận một số nội dung liên quan.
/
1. Who is he?
2.  Where is he from?
3. How does he play a role in the country?
Học sinh hoạt động cá nhân để tìm hiểu những nội dung được giao.
3. Gợi ý sản phẩm
Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm hoàn chỉnh của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.
Ông là Thiên hoàng Minh Trị.
Ông ấy đến từ Nhật Bản.
Là người đã thực hiện cải cách, duy tân đưa Nhật trở thành nước tư bản chủ nghĩa.
Giáo viên giới thiệu những nét khái quát về đất nước Nhật Bản.
Giáo viên xác định nội dung chính của bài học: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cuộc duy tân, tác động của duy tân đến Nhật Bản.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Nhật Bản trước cuộc cải cách Minh Trị
1. Mục tiêu.
Biết được những nét chính về kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản trước cuộc cải cách Minh Trị và hiểu được đây cũng là nguyên nhân dẫn tới cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868:
2. Phương thức.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK trang 4-5và trả lời câu hỏi:
1.  Những mâu thuẫn tồn tại trong kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là gì?
2. Hướng giải quyết những mâu thuẫn trên của Nhật Bản ?
Trong hoạt động này giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân sau đó trao đổi để tìm hiểu về những mâu thuẫn tồn tại trong lòng xã hội Nhật Bản.
      Giáo viên  gọi 1-2 học sinh bất kì báo cáo, các học sinh  khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa
 3. Gợi ý sản phẩm:
+ Về kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, tuy nhiên những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển nhanh chóng.
+Về chính trị : Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân - Sôgun.
+Về xã hội: Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế, song không có quyền lực về chính trị. Mâu thuẫn xã hội
nguon VI OLET