Chủ đề 1. KHÁI NIỆM VỀ KHỐI ĐA DIỆN
Thời lượng dự kiến: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là một khối đa diện và hình đa diện.
- Hiểu được các phép dời hình trong không gian.
- Hiểu được hai đa diện bằng nhau bằng các phép biến hình trong không gian.
- Hiểu được rằng đối với các đa diện phức tạp ta có thể phân chia thành các đa diện đơn giản.
2. Kĩ năng
- Biết nhận dạng được một khối đa diện.
- Biết chứng minh hai khối đa diện bằng nhau nhờ phép dời hình.
- Biết phân chia và lắp ghép các khối đa diện trong không gian.
3.Về tư duy, thái độ
- Liên hệ được nhiều vấn đề thực tế với khối đa diện.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần hợp tác xây dựng cao.
4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
+ Chuẩn bị phương tiện dạy học: phấn, thước kẻ, máy chiếu, ...
+ Kế hoạch bài học.
2. Học sinh
+ Đọc trước bài.
+ Kê bàn ghế để ngồi học theo nhóm.
+ Chuẩn bị bảng phụ, bút viết bảng, khăn lau bảng …
+ Cài ứng dụng: AR Platonic Solids
://play.google.com/store/apps/details?id=com.virtualdor.ImaginaryAR
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Mục tiêu: Gọi tên được các loại hình đa diện và nhớ lại hình biểu diễn trong không gian.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

Trò chơi “RunningMan?”:
+ Chuẩn bị: Cài ứng dụng AR Platonic Solids.
+Thực hiện: Kiểm tra FlashCard chứa hình gì và nhanh chóng lên bảng ghi lại tên của các hình xuất hiện.
Phương thức tổ chức: Theo nhóm – tại lớp.
Kết thúc trò chơi đội nhiều điểm nhất thắng cuộc.



Mục tiêu: Nắm vững các khái niệm khối đa diện và hình đa diện. Biết chứng minh hai khối đa diện bằng nhau nhờ phép dời hình. Biết phân chia và lắp ghép các khối đa diện trong không gian.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động

I. KHỐI LĂNG TRỤ VÀ KHỐI CHÓP
- Khối lăng trụ (khối chóp, khối chóp cụt) là phần không gian được giới hạn bởi một hình lăng trụ (hình chóp, hình chóp cụt) kể cả hình lăng trụ (hình chóp, hình chóp cụt) ấy.
 
- Tên gọi và các thành phần: đỉnh, cạnh, mặt bên, … của khối được đặt tương ứng với hình.
- Điểm ngoài của khối là điểm không thuộc khối. Điểm thuộc khối nhưng không thuộc hình là điểm trong.
Ví dụ 1: Kim tự tháp Ai Cập là kì quan duy nhất trong bảy kì quan của thế giới cổ đại còn lại cho đến ngày nay, chúng có hình dáng là những khối chóp tứ giác đều.
Phương thức tổ chức: Cá nhân – tại lớp.
* Lấy ví dụ về các đồ vật trong cuộc sống có dạng các khối đa diện: Kim tự tháp Ai Cập, con xúc xắc...
* Phân biệt được khối đa diện và hình đa diện, điểm trong khối và điểm ngoài khối.

II. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH ĐA DIỆN VÀ KHỐI ĐA DIỆN
1. Khái niệm về hình đa diện
Hình đa diện là hình được tạo bởi một số hữu hạn các miền đa giác thoả mãn hai tính chất:
a) Hai đa giác phân biệt chỉ có thể hoặc không có điểm chung, hoặc chỉ có một đỉnh chung, hoặc chỉ có một cạnh chung.
b) Mỗi cạnh của một miền đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai miền đa giác.
Phương thức tổ chức: Cá nhân – tại lớp.
* Vẽ, chỉ ra các hình là hình đa diện, không phải là hình đa diện.
* Gọi tên các hình đa diện và các thành phần (đỉnh, cạnh, mặt bên...)


2. Khái niệm về khối đa diện
- Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.
- Tên gọi và các thành phần: đỉnh, cạnh, mặt bên, … được đặt tương ứng với hình đa diện tương ứng.
- Điểm trong – Điểm ngoài
nguon VI OLET