m PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PPDH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
---------------------------------------------
CHƯƠNG 1:
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM
CỦA MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
Số tiết: 03 (Lí thuyết: 03; Bài tập, thực hành: 0)
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất của môn học Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học với những nhận thức về đối tượng, nhiệm vụ và đặc thù của phân môn.
- Giúp sinh viên nhận thức tầm quan trọng của phân môn để có định hướng nghiên cụ thể.
- Bước đầu tì hiểu môn học như một khoa học thực sự trong ngành giáo dục Tiểu học.

1. Phương pháp dạy học tiếng việt là gì?
- Hiểu theo nghĩa rộng: PPDH TV là một bộ của khoa học giáo dục, nhằm giới thiệu lí thuyết dạy học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ và với tư cách là ngôn ngữ thứ hai.
- Hiểu theo nghĩa hẹp: PPDHTV là cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm làm cho học sinh nắm vững tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tiếng Việt.
2. Đối tượng của PPDHTV

2.1. Nội dung dạy học tiếng Việt (môn học) Môn học tiếng Việt gồm 2 bộ phận:
- Những kiến thức về tiếng Việt, những kiến thức về hệ thống và chuẩn tiếng Việt văn hóa (Ví dụ: âm, vần câu, bộ phận chính).
- Những kĩ năng hoạt động lời nói: + tiếp nhận (đọc, nghe)
+ so sánh (nói viết)
Nội dụng 2 làm nên đặc thù của môn học: Trong nhà trường, dạy tiếng Việt là dạy một công cụ giao tiếp và tư duy, nhằm trang bị cho học sinh một số kĩ năng hoạt động giao tiếp.
2.2. Hoạt động dạy của giáo viên (Chủ thể giảng dạy):
- Giáo viên lựa chọn những phương pháp dạy học nào, tại sao ?
- Giáo viên tổ chức công việc của học sinh ra sao ? Giúp đỡ các em như thế nào trong quá trình nắm tài liệu mới ?
- Giáo viên kiểm tra việc nắm tri thức, hình thành kĩ năng của học sinh như thế nào ?
- Giáo viên giúp đỡ học sinh yéu, bồi dưỡng học sinh giỏi ra sao ?
2.3. Hoạt động học của học sinh (chủ thể của quá trình học tập, đối tượng của quá trình giáo dục).
Phải lấy học sinh làm trung tâm (chứ không phải lấy thày giáo làm trung tâm hay lấy sách làm trung tâm).
- Học sinh tiếp nhận tài liệu học tập như thế nào ?
- Học sinh làm việc ra sao ?
- Hoạt động trí tuệ diễn ra như thế nào ?
- Các em học sinh gặp những khó khăn gì ? Mắc những lỗi gì ? Tại sao?
- Học sinh hứng thú với cái gì ? Không hứng thú với cái gì ?
- Số lượng, chất lượng và đặc điểm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh ?
- Các qui luật hình thành khái niệm, kĩ năng, kĩ xảo lời nói của học sinh là gì?
3. Nhiệm vụ của phương pháp dạy học tiếng Việt
3.1. Xây dựng cơ sở phương pháp luận cho phương pháp dạy học tiếng Việt
- Xác định đối tượng, vị trí của phương pháp dạy học tiếng Việt trong hệ thống các khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục. Đối tượng: Môn học, hoạt động dạy, hoạt động học.
- Phát hiện ra bản chất của quá trình dạy học tiếng Việt, cấu trúc, chức năng, những qui luật phân phối sự vận hành của nó, từ đó đề ra những nguyên tắc để điều khiển tối ưu.
+ Ví dụ: - Đánh vần theo cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Việt
+ Chính tả / n / ít kết hợp với / w / -> sẽ viết là / l / trong trường hợp
+ Đồ dùng ăn uống, thức ăn -> x;
- Xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống khái niệm chuyên biệt của phương pháp dạy học tiếng Việt, góp phần làm giàu các khái niệm của lí luận dạy học đại cương.
- Xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học riêng cho phương pháp.
- Xác lập các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các vấn đề cơ bản của PPDHTV
+ Dạy học sinh tiểu học học vần
+ Dạy học sinh tiểu học tập viết
+ Dạy học sinh tiểu học viết chính tả. v.v.
3.2. Xây dựng lí thuyết về môn tiếng Việt trong nhà trường
- Xác định hệ thống mục tiêu của môn tiếng Việt trong nhà trường (Dạy để làm gì?).
- Nghiên cứu việc xây dựng nội dung môn học tiếng Việt trong nhà trường (dạy cái gì ?)
-
nguon VI OLET